intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG NHẬP MÔN Ô TÔ

Chia sẻ: VŨ VĂN HOÀN | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

374
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1:khái niệm về ôtô?cấu tạo chung về ôtô gồm những phần nào,nêu đặc điểm của các phần đó? Định nghĩa:là một phương tiện đường bộ,có tính cơ động cao,do vậy trên toàn thế giới ôtô được dung để vận chuyển hang hóa hoặc hành khách phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG NHẬP MÔN Ô TÔ

  1. Câu 1:khái niệm về ôtô?cấu tạo chung về ôtô  gồm những phần nào,nêu đặc điểm của các  phần đó? Định nghĩa:là một phương tiện đường bộ,có tính cơ động  cao,do vậy trên toàn thế giới ôtô được dung để vận chuyển  hang hóa hoặc hành khách phục vụ cho nhu cầu phát triển  kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng. Cấu tạo chung:Cấu tạo chung của ô tô gồm 5 phần chính:  động cơ, hệ thống khung gầm, hệ thống điện, cabin/khoang hành  khách, và các hệ thống phụ trợ (radio, điều hòa, tời kéo…) Đặc điểm từng bộ phận:1. Động cơ ô tô: là nguồn động  lực chủ yếu của ô tô. Hiện nay, trên ô tô sử dụng phổ biến  nhất là động cơ 4 kỳ. 2. Hệ thống khung gầm: bao gồm các hệ thống: ­ Hệ thống truyền lực: nhận và truyền động lực từ động cơ  đến bánh xe chủ động. ­ Hệ thống phanh xe. ­ Hệ thống lái. ­ Hệ thống treo. ­ Hệ thống khung (chassi), vỏ xe (body). 3. Điện ô tô: gồm điện động cơ và điện thân xe với hệ thống 
  2. cung cấp điện, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động, hệ  thống tín hiệu và chiếu sáng, hệ thống thông tin, chuẩn  đoán… 4.cabin/khoang hành khách:có ghế ngồi,rộng dành cho lái  xevaf hành khách. 5.các hệ thống phụ trợ(radio,điều hòa,tời kéo,…):phục vụ  nhu cầu giải trí cho lái xe va hành khách,điều hòa làm mat  khi trời nóng,….. Câu 3:so sánh động cơ 2 kì với động cơ 4 kì Hiện nay, lượng xe 4 kỳ trên thị trường tiêu thụ mạnh hơn  nhiều xe 2 kỳ. Người tiêu dùng cho rằng xe 2 kỳ chạy hao  xăng hơn và máy không bền như 4 kỳ, chỉ có thanh niên mới  "chơi" loại xe này.  Cấu tạo động cơ 4 kỳ phức tạp hơn nhiều động cơ 2 kỳ, động  cơ 4 kỳ phải dùng cơ cấu súp­páp (giống như nút chai) đóng  mở để hòa khí và thoát khí cháy. Sự đóng mở của súp­páp  liên quan đến nhiều bộ phận khác trong máy như sên cam,  cam, cốt cam, cò mổ. Trong quá trình hoạt động, các cơ  phận này va đập, mài mòn ở nhiệt độ cao. Do đó việc toả  nhiệt phải được đặc biệt chú trọng. Ở động cơ 2 kỳ, việc hút và thoát khí cháy nhờ vào pít­tông  và các lỗ hút, lỗ thoát nằm ngay tại xilanh máy. Cơ cấu động  cơ đơn giản hơn. Việc sửa chữa xe 2 kỳ cũng đơn giản hơn.  Tuy nhiên nếu cứ sử dụng lâu ngày, pít­tông, bạc bị lỏng, thì 
  3. một phần hòa khí bị thất thoát qua khe hở giữa pít­tông và  xilanh. Điều này làm xe bị hao xăng hơn so với động cơ 4 kỳ  cùng tình trạng. Động cơ 2 kỳ có hành trình máy ngắn hơn nên xe bốc hơn  nhưng cũng chính vì vậy mà các linh kiện động cơ phải chịu  nhiều lực hơn, khiến tuổi thọ không thể cao bằng xe 4 kỳ.  Hơn nữa, lực hút nhiên liệu ở động cơ 2 kỳ phụ thuộc trực  tiếp vào lực nén của pít­tông, nên với những xe đã bị dão  thường là rất khó nổ, nhất là vào buổi sáng. Tuy nhiên độ bền của xe còn tùy thuộc vào người sử dụng. Ở  xe 4 kỳ, chạy khoảng 1.500 km, nên thay nhớt và nên dùng  nhớt có cấp chất lượng API SE hoặc SF, SG.  Với xe 2 kỳ, phải pha nhớt với xăng đúng liều lượng, khoảng  4­5% để việc bôi trơn dàn đầu của máy được tốt. Pha nhớt  quá ít, việc tản nhiệt và bôi trơn máy kém. Pha nhiều quá,  việc đốt cháy hỗn hợp khí không tốt, cũng làm ảnh hưởng  đến hoạt động của máy. Một số loại xe 2 kỳ đời mới có chế  độ tự pha dầu bằng bơm, tuy nhiên cần cảnh giác với loại  bơm này vì bơm hỏng đồng nghĩa với việc phá tan luôn động  cơ. Hơn nữa không nên ép ga, côn quá mạnh bởi điều này  làm các linh kiện phải chịu lực quá lớn khiến chúng bị mòn  nhanh. Khi đã không chuẩn, động cơ 2 kỳ dão rất nhanh. Động cơ 4 kỳ chạy đầm hơn, bền hơn nhưng cũng cần để ý  đến chế độ dầu bởi nếu độ nhớt kém sẽ làm linh kiện nhanh  mòn và do cấu tạo phức tạp nên việc sửa chữa cũng rất khó  khăn.
  4. Câu 4:so sánh đông cơ 1 xilanh với động cơ nhiều xilanh  Ở động cơ một xi lanh để có một kỳ nổ phải qua ba kỳ chuẩn bị vì vậy sự  làm việc của động cơ là không ổn định và khối lượng động cơ trên một đơn  vị công suất lớn. Để khắc phục nhược điểm này người ta sử dụng động cơ  nhiều xi lanh. Trong những động cơ đó các thanh truyền trong các xi lanh  được nối với các cổ biên của một trục khuỷu chung ( hình 1 ). – Với động cơ nhiều xi lanh các kỳ nổ của các xi lanh được phân bố đều  trong một chu trình công tác của động cơ. Sự sắp xếp các kỳ nổ của các xi  lanh theo một thứ tự nhất định gọi là thứ tự làm việc của động cơ. Đối với động cơ 1 xilanh kết cấu đơn giản ít cụm chi tiết hơn chỉ sư dụng trong lĩnh vực k đòi hỏi công suất lớn Động cơ nhiều xilanh kết cấu nhiều cụm chi tiết ,chế taọ phức tạp.Động cơ nhiều xilanh độ tin cậy và chăm sóc bảo dưỡng
  5. phúc tạp,công suất lớn,vòng quay đều hơn vì vậy chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực GTVT hàng hải. Câu 6:so sánh ưu nhược điểm của động cơ xăng và động cơ diesel ♣ Ưu điểm : - Hiệu suất động cơ Diesel lớn hơn 1,5 lần so với động cơ xăng. - Nhiên liệu Diesel rẻ tiền hơn xăng. - Suất tiêu hao nhiên liệu riêng của động cơ Diesel thấp hơn động cơ xăng. - Nhiên liệu Diesel không bốc cháy ở nhiệt độ bình thường, vì vậy ít gây nguy hiểm. - Động cơ Diesel ít hư hỏng lặt vặt vì không có bộ đánh lửa và bộ chế hoà khí. ♣ Nhược điểm : - Cùng một công suất thì động cơ Diesel có khối lượng nặng hơn động cơ xăng. - Những chi tiết của hệ thống nhiên liệu như bơm cao áp, kim phun được chế tạo rất tinh vi, đòi hỏi độ chính xác cao với dung sai 1/100mm. - Tỉ số nén cao đòi hỏi vật liệu chế tạo các chi tiết động cơ như nắp xylanh… phải tốt. Các yếu tố trên làm cho động cơ Diesel đắt tiền hơn động cơ xăng. - Sửa chữa hệ thống nhiên liệu cần phải có máy chuyên dùng, dụng cụ đắt tiền và thợ chuyên môn cao. - Tốc độ động cơ Diesel thấp hơn tốc độ động cơ xăng.
  6. 2. Hệ thống khung gầm: bao gồm các hệ thống: ­ Hệ thống truyền lực: nhận và truyền động lực từ động cơ  đến bánh xe chủ động. ­ Hệ thống phanh xe. ­ Hệ thống lái. ­ Hệ thống treo. ­ Hệ thống khung (chassi), vỏ xe (body). 3. Điện ô tô: gồm điện động cơ và điện thân xe với hệ thống  cung cấp điện, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động, hệ  thống tín hiệu và chiếu sáng, hệ thống thông tin, chuẩn  đoán… 4.cabin/khoang hành khách:có ghế ngồi,rộng dành hành  khách và lái xe. Caau7:các thông số bố cjis chung về trọng lượng Trong lượng bản thân:Go là trọng lượng ôtô khi đổ đầy nhiên liệu dầu nhờn,nước làm mát nhưng chưa có tải. Trọng tải Gh là trọng lượng hang mà oto có thể trở được theo quy định của nhà chế tạo Trọng lượng toàn bộ Ga: Ga=G+Gh+Gn Gn:trọng lượng người trên oto Trọng lượng phân bố lên trục trước(Ga1) Trọng lượng phân bố lên trục sau(Ga2)
  7. Câu 8:các thông số bố trí chung về kích thước -chiều dài toàn bộ(L) -chiều rộng toàn bộ(B) -chiều cao toàn bộ(H) -chiều dài đầu xe(L1) -chiều dài đuôi xe(L2) -góc thoát trước(an pha1) -góc thoát sau(an pha2) -Bo1:khoảng cách giữa 2 bánh xe trước -Bo2:khoảng cách giưa 2 bánh sau Câu 9:cấu tạo chung của động cơ đốt trong gồm  những cơ cấu và hệ thống nào?nêu đặc điểm  của các cơ cấu và hệ thống đó?   KN:Động cơ đốt trong la động cơ nhiệt mà quá trình đốt  cháy nhiên liệu sinh ra nhiệt và quá trình đốt cháy nhiệt  thành công cơ học diễn ran gay trong xilanh của động cơ. Cấu tạo chung:Gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính: 2 cơ cấu:
  8. +cơ cấu trục khuỷu thanh truyền +cơ cấu phối khí 4 hệ thống: +hệ thống bôi trơn +hệ thống làm mát +hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí +hệ thống khởi động Đặc điểm của các cơ cấu và hệ thống: • Thanh truyền Thanh truyền được chế tạo bằng thép dập, có cấu tạo dạng thanh, tiết diện chữ I với 2 đầu: đầu nhỏ và đầu to 1. Nhiệm vụ Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pittông và trục khuỷu. 2. Cấu tạo Được chia làm 3 phần Đầu nhỏ thanh truyền: có dạng hình trụ rỗng để lắp chôt pittông Thân thanh truyền: Nối đầu nhỏ với đầu to, thường có tiết diện ngang hình chữ I Đầu to thanh truyền: Để lắp chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc cắt thành hai nửa * Trục khuỷu. Trục thường được chế tạo liền bằng công nghệ dập, bao gồm các cổ trục chính và các cổ biên nối với nhau bởi các má khuỷu.
  9. Phần đầu trục khuỷu thường là nơi lắp bánh răng dẫn động cơ cấu phối khí, bơm dầu, puli dẫn động bơm nước, quạt gió, máy phát điện, ... Phần cuối của trục khuỷu là nơi để lắp bánh đà, phía trong đuôi trục thường có lỗ để lắp ổ bi đỡ đầu trục ly hợp. 1. Nhiệm vụ Nhiệm vụ chính là nhận lực từ thanh truyền để tạo mô men quay để kéo máy công tác. - Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ. 2. Cấu tạo Gồm 3 phần Đầu khuỷu: Được bố trí một số chi tiết như phớt dầu,bánh răng dẫn động trục cam. - Đuôi khuỷu: được lắp với bánh đà. - Thân trục khuỷu *các hệ thống: -hệ thông bôi trơn:dung 1 bơm dầu để liên tục cung cấp dầu động cơ đến khắp các bộ phận bên trong động cơ.hệ thống này giảm ma sát giũa các bộ phận bằng máng dầu.ngoài bôi trơn còn có chức năng làm sạch và làm mát động cơ. -hệ thống làm mát: +dòng nước làm mát:lực đẩy của bơm nước làm nước chảy tuần hoàn trong mạch nước làm mát. Nước làm mát hấp thụ nhiệt của động cơ và phân tán nhiệt vào không khí thông qua két nước sau đó nước được làm nguội và quay trở lại động cơ.
  10. -két nước làm mát:làm nguội nước làm mát có nhiệt độ cao,nước làm mát trong két nước trở lên nguội đi khi các ống và cánh tản nhiệt của nó tiếp xúc với dòng không khí do quạt tạo ra và do sự chuyển động của xe. -Quạt làm mát:Nâng cao hiệu quả làm mát. -Bơm nước:cung cấp nước vào trong mạch nước làm mát. -Hệ thống khởi đông:dung 1 lực tác động làm quay trục khuỷu động cơ đến tốc độ nhất định đủ để nổ máy cho động cơ -Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí: Cung cấp nhiên liệu đến động cơ Loại bỏ bụi bẩn Điều chỉnh áp lực nhiên liệu Câu 10:xu hướng phát triển ôtô trong tương lai? Trong bối cảnh thị trường ô tô thế giới rơi vào khủng hoảng, sản lượng sản xuất và tiêu thụ xe sụt giảm liên tiếp trong các năm 2008-2009 thì ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam được đánh giá đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng và có sự phát triển khá ổn định (mặc dù ảnh hưởng nhiều biến động về thuế VAT (giá trị gia tăng), thuế nhập khẩu và lệ phí trước bạ). Trong hơn 2 năm qua và tính đến tháng 4/2010, sản xuất lắp ráp và nhập khẩu ô tô liên tục có sự tăng trưởng từ
  11. 6-10%. Theo thống kê năm 2009 so với năm 2002, đã có 1 triệu ô tô được đưa vào lưu thông. Với đà tăng trưởng này, mục tiêu kỳ vọng tới năm 2030 sẽ có 3 triệu xe, trong đó một nửa trong số này là xe con được sử dụng tại Việt Nam là hoàn toàn có thể. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng này, ông Dương Quốc Thịnh, Tổng thư ký Hội kỹ sư ô tô cho rằng, sự hỗ trợ kích cầu tích cực từ phía Nhà nước thông qua giảm thuế VAT, lệ phí trước bạ; Những đầu tư lớn vào hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là đường cao tốc Bắc –Nam là những hỗ trợ tích cực tới ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam thời gian qua. Bộ Công thương đánh giá cao những thành tựu mà ngành Công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam đạt được trong Chiến lược phát triển ngành ô tô và các ngành công nghiệp hỗ trợ định hướng đến năm 2020. Trong đó, công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô xe máy sẽ là một trong 5 lĩnh vực chính ưu tiên phát triển trong ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm nội địa hóa sản phẩm. Đây là chủ trương quan trọng được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tuy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhưng quy mô của ngành công nghiệp ô tô của nước ta còn ở mức độ khiêm tốn. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế của một ngành công nghiệp nhỏ lẻ, công nghiệp phụ trợ yếu kém. Được dự báo lượng xe sử dụng sẽ ngày càng tăng nhưng tới thời điểm năm 2018, lượng xe ô tô nhập khẩu tăng mạnh và lượng xe ô tô lắp ráp tăng chậm, thậm chí giảm, sẽ có nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất, chuyển sang phân khối nhập khẩu. Đây là những bất lợi sẽ tác động xấu tới Quy hoạch
  12. phát triển ngành công nghiệp ô tô giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 được Chính phủ ban hành năm 2004. Cảnh báo doanh nghiệp chuyển hướng sang nhập khẩu ô tô nguyên chiếc Trong giai đoạn hiện nay, ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam có 54 doanh nghiệp đang sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó 12 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp trong nước và khoảng trên 60 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô (100% vốn đầu tư nước ngoài). Công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô đã mang lại khoảng 30 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có quy mô đầu tư nhỏ, mỗi doanh nghiệp không vượt quá 20 tỷ đồng, sản phẩm là các linh kiện đơn giản, hàm lượng công nghệ cao còn ít và có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hóa sản phẩm. Qua 6 năm triển khai Quy hoạch, nhóm sản phẩm ô tô bus trên 24 chỗ, ô tô tải dưới 5 tấn đáp ứng mục tiêu quy hoạch. Các nhà sản xuất ô tô trong nước đã nâng cao tỷ lệ nội địa hóa dòng xe tải, xe bus đạt 40%-50%. Ở dòng xe con Toyota Việt Nam năm 2008 cũng đã đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 37% cho mẫu xe Innova. Theo ông Ngô Văn Trụ, Vụ phó Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương), chương trình nội địa hóa của ngành ô tô gặp khó khăn là do sản lượng từng dòng xe ô tô được sản xuất quá nhỏ nên việc thực hiện nội địa hóa khó khăn. Với 54 doanh nghiệp và khoảng 400 chủng loại, mẫu mã xe được lắp ráp trong nước, trung bình 380 chiếc cho một mẫu xe. Vì vậy, việc đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện ít được doanh nghiệp mặn mà vì không hiệu
  13. quả. Triển vọng xuất khẩu cũng kém lợi thế vì doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được các loại nguyên, vật liệu chủ yếu. Mặt khác, công nghệ trong sản xuất ô tô đóng vai trò quyết định thì hầu hết doanh nghiệp trong nước không có chuyển giao công nghệ tiên tiến của thế giới. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành ô tô chịu tác động ảnh hưởng mạnh từ cơ chế chính sách, trong đó có chính sách thuế nhiều biến động khiến ngành sản xuất lắp ráp, ô tô gặp nhiều khó khăn. Theo tính toán của Bộ Công thương, dự báo đến khoảng sau năm 2020, dòng xe ô tô du lịch sẽ chiếm trên 70% tổng thị trường tiêu thụ ô tô. Nếu ngành công nghiệp ô tô không có sự đón đầu để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước thì các dòng xe nhập khẩu ồ ạt chảy vào Việt Nam là tất yếu. Bởi giai đoạn này, thị trường ô tô Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn cho xe nhập khẩu vào năm 2018 theo cam kết tự do hóa thương mại ASEAN/AFTA. Uớc thâm hụt thương mại tự do nhập khẩu ô tô nguyên chiếc ở mức khoảng 12 tỷ USD/năm. Việc giải thể hoặc chuyển hướng sang nhập khẩu ô tô của các doanh nghiệp Việt Nam là điều không tránh khỏi. Vì vậy, theo Bộ Công thương, bên cạnh việc tiếp tục ưu tiên phát triển các dòng xe tải, xe bus, ngành công nghiệp tô Việt Nam cần có thêm định hướng phát triển rõ ràng đối với dòng xe du lịch. Để thay thế việc phát triển dàn trải như hiện nay, và để đạt được quy mô sản xuất trong nước đủ lớn phục vụ chương trình nội địa hóa. Việc đề xuất xây dựng chính sách phát triển tập trung có chọn lọc cụ thể ở một dòng xe nhất định để phát huy nguồn lực của doanh nghiệp và ngành công nghiệp vào việc phát triển là yêu cầu tất yếu.
  14. Bên cạnh đó, việc thực hiện công cụ thuế đối với ngành công nghiệp ô tô cũng cần được thiết kế mức thu bảo đảm sự hợp lý giữa lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp ô tô ở nước ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2