Đề cương ôn tập Cơ sở văn hóa Việt Nam
lượt xem 41
download
Các nội dung của tài liệu gồm: điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam; đặc điểm văn hóa Việt Nam thời sơ sử; đặc điểm văn hóa thời Lý – Trần; đặc trưng các vùng văn hóa Việt Nam; đặc điểm làng xã Việt Nam... Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập Cơ sở văn hóa Việt Nam
- CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM 1. Điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam: a. Điều kiện bên trong: ĐK tự nhiên: + Là nơi bắt nguồn các dòng sông lớn của khu vực Nam Á và ĐNÁ. + Có nhiều vùng đồng bằng lớn nhỏ khác nhau nhưng rất phì nhiêu. + Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Cơ sở nội tại để phát sinh và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa nước. + Hệ sinh thái phong phú, thậm chí là phồn tạp. + Hệ thực vật phát triển hơn so với hệ động vật. + Hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển dài 3260 km. Hai tính trội của VHVN truyền thống là sông – nước và thực vật. + Đường biên giới khá dài với Cambodia, China, Laos. Là giao điểm của các luồng văn hóa, các luồng di dân, luồng giao thông + 2 đồng bằng lớn: ĐB s.Hồng và s. Cửu Long là 2 vựa lúa lớn. + S rừng núi chiếm ¾ S. Không chỉ thuần túy nông nghiệp trồng lúa nước mà việc làm nương, rẫy, thu hái lâm sản cũng đã trở thành tập tục thói quen có từ lâu đời. ĐK con người:
- Nguồn gốc con người VN: o Con người VN bắc nguồn từ chủng Indonesien. Tính thống nhất trong đa dạng và tính thống nhất bộ phận. o Mảnh đất con người xuất hiện sớm. Tính bản địa được khẳng định. o Cộng với quá trình thiên di các luồng dân cư. Chủ thể là quốc gia đa dân tộc, thể hiện tính đa dạng. o Có 54 dân tộc, thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau: ViệtMường, MônKhơme,… Lịch sử dựng nước và giữ nước: o Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời trên cơ sở 1 VH có bề dài và chiều sâu, phong phú, đặc sắc. o Kỷ nguyên văn minh: Văn Lang – Âu Lạc, Đại Việt. Thời kỳ 18 vua Hùng. Thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Thời kỳ 1000 năm dành và giữ chủ quyền. Thời kỳ đô hộ thực dân. Thời kỳ giải phóng dân tộc và chống ngoại xâm. Thời kỳ xây dựng đất nước. b. Điều kiện bên ngoài: Giao lưu và tiếp biến VH Trung Quốc. Giao lưu và tiếp biến VH Ấn Độ. Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Nho,… xâm nhập.
- Giao lưu và tiếp biến với VH phương Tây. 2. Đặc điểm văn hóa Việt Nam thời sơ sử: Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt Nam đã bước vào thời đại kim khí. Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại 3 trung tâm văn hóa lớn: Đông Sơn (m. Bắc), Sa Huỳnh (m. Trung), Đồng Nai (m. Nam). a. Văn hóa Đông Sơn: Là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc – Nhà nước đầu tiên của thời đại vua Hùng. VHĐS hình thành trực tiếp từ 3 lưu vực sông lớn: song Hồng, sông Mã, sông Cả. Vào thời đại đồng thau, cư dân tiền Đông Sơn là cư dân trồng lúa nước, biết chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà,… Làng mạc có diện tích rộng với tầng văn hóa dày. Đời sống tinh thần khá phong phú (làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu hiện tính đối xứng của hoa văn trong trang trí). Kinh tế: Cư dân Đông Sơn là cư dân nông nghiệp lúa nước. Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa. Nhiều loại hình nông cụ phong phú: cuốc, xẻng, mai, thuổng và đb là lưỡi cày bằng kim loại => tạo nên bước nhảy vọt trong quá trình canh tác. Chăn nuôi trâu bò phát triển nhằm đảm bảo sức kéo trong nông nghiệp.
- Trong công nghệ luyện kim và đúc đồng: Kỷ thuật đúc đồng thau đạt tới đỉnh cao của thời kỳ này, với một trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Số lượng và loại hình công cụ, vũ khí bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt là trống đồng, thạp đồng ĐS nổi tiếng. Tín nghưỡng, tập tục: Gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước: tục thờ thần mặt trời, mưa giông, các nghi lễ phồn thực và nghi lễ nông nghiệp khác: hát đối đáp trai gái, tục đua thuyền, … Tín ngưỡng phồn thực, thờ người có tài. b. Văn hóa Sa Huỳnh: Tồn tại từ sơ kỳ thời đại đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày nay) cho tới sơ kỳ thời đại sắt sớm (những TK 6 – 7 TCN đến TK 12 T và SCN) Đặc trưng: Hình thức mai táng bằng chum gốm với nhiều hình dạng đặc trưng: hình cầu, trứng, trụ,…=> nhằm lưu lại những gì còn sót lại của người đã khuất, với tư tưởng con người sẽ đầu thai (bởi tư thế con người trong chum gốm là tư thế như một em bé sơ sinh. Ở giai đoạn sớm và giữa đồng thau được người Sa Huỳnh chế tác công cụ và vũ khí. Đến giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh về cả số lượng lẫn chất lượng. Đạt đến bước phát triển cao về các nghè se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức. => do thương nghiệp phát triển
- cộng với sự học hỏi về chế tác sản phẩm từ nước ngoài khi người của thời đại này sang nước ngoài để trao đổi hàng hóa. Kinh tế: KT đa thành phần, họ sớm biết khai thác nguồn lợi của biển, rừng, biết phát triển các nghề thủ công. Từng bước họ đã mở rộng mối quan hệ trao đổi buôn bán với các cư dân trong khu vực ĐNÁ lục đia, hải đảo và rộng hơn với Ấn Độ, Trung Hoa. c. Văn hóa Đồng Nai: Thuộc thời đại kim khí, sinh sống ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau trên đất Nam bộ. Được nhìn nhận như bước mở đầu cho truyền thuống văn hóa tại chỗ ở Nam bộ với bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt. Đặc trưng: đồ đá là di vật phổ biến và có số lượng lớn. Chiếm số lượng lớn nhất là công cụ sx và vũ khí. Kinh tế: hình thức trồng lúa cạn không dùng sức kéo, trồng rau đậu, cây có quả củ cho bột bằng phương pháp phát – đốt đặc thù của nông nghiệp nương rẫy, chăn nuôi, săn bắt, hái lượn, đánh bắt tôm cá và nhuyễn thể của sông biển. Tín ngưỡng đặc sắc là sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội 3. Đặc điểm VH thời Lý – Trần: Văn hóa vật chất. Kiến trúc thời Lý – Trần phát triển mạnh: chùa Một Cột, tháp Bảo Thiên, tháp Chương Sơn,… Nghẹ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và một tay nghề khá thuần thục.
- Kiến trúc và mỹ thuật thơi Lý mang nhiều nét tương đồng với kiến trúc mỹ thuật Chăm, cũng như một số nước ĐNA (hình tượng con rồng) Nghề thủ công rất phát triển ở thời Lý như nghề dệt, gốm, mĩ nghệ,… Hệ tư tưởng. Đặc trưng nổi trợi thời LýTrần là sự dung hòa tam giáo (Nho – Phật – Đạo), còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo phát triển mạnh mẽ, tác động đến tư tưởng, tâm lý, phong tục và nếp sống của đông đảo nhân dân ở các làng xã. Nó có ảnh hưởng to lớn với kiến trúc, điêu khắc, thơ văn và nghẹ thuật. Nho giáo chưa phát triển mạnh ở giai đoạn này. Chế độ giáo dục và thi cử mới bắt đầu. Đến nhà Trần, Nho giáo dần phát triển lấn át phật giáo. Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển: Nền văn học chữ viết, đặc biệt là thơ, được hình thành với một đội ngũ tác giả hung hậu (2 nguồn: trí thức Phật giáo và trí thức Nho giáo) Hình thành văn học chữ Nôm. Các ngành nghệ thuật như ca, múa, nhạc chèo, tuồng cũng ra đời và phát triển. Khoa học lịch sử cũng đã có những bước phát triển đáng kể. 4. Đặc trưng các vùng văn hóa Việt Nam. a. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ: 1. Đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội:
- a) Môi trường tự nhiên: Về vị trí địa lí Là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính : TâyĐông và BắcNam. địa hình + núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng dốc, thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khí hậu 4 mùa thất thường Gió màu Đông Bắc vừa lạnh vừa ẩm, gió màu hè nóng và ẩm. Môi trường nước Mạng lưới sông ngòi dày đặc, hình tam giác được tảo bởi ba con sông: + Sông Hồng + Sông Thái Bình + Sông Mã. Nhận xét + Đây là một trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh tế quan trọng của miền bắc và của cả nước VN. Nó có tiềm năng kinh tế xã hội tương đối đa dạng cho phép phát triển kinh tế đa ngành: CN, NN, DL... + Vùng kinh tế trọng điểm có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế: Thủ đô Hà Nội + Cái nôi của nên văn minh lau nước, tạo sự tăng trưởng kinh tế và giao lưu của các vung trong nước và quốc tế.
- b) Môi trường xã hội: b. Vùng văn hóa Nam Bộ: 1. Đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội: Gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Ba Rịa – Vũng Tàu thuộc ĐNBộ, và các tỉnh Long An,Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đông Pháp, Cần Thơ,Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau thuộc TNBộ và tp Hồ Chí Minh. Đây là vùng đất cửa sông (Đồng Nai và Cửu Long) giáp biển. Khí hậu chỉ có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa => mùa vụ có phần khác biệt với ĐB Bắc Bộ. Có tới 4900km kênh đào, dù có 2 dòng sông vẫn ko có đê. Tộc người chủ thể có vai trò quyết định sự phát triển của vùng đất là người Việt (những lớp cư dân m Bắc, m Trung vốn có những nguồn gốc xa hội khác nhau) 2. Đặc điểm vùng văn hóa Nam Bộ: Nền văn hóa này vừa có nét giống lại vừa có nét khác với nền văn hóa ở vùng dất cội nguồn, của cùng một tộc người Quá trình giao lưu văn hóa diễn ra với một tốc độ mau lẹ. Sớm tiếp nhận văn hóa phương Tây, văn hóa Mỹ. Diện mạo tôn giáo tín ngưỡng Nam Bộ khá đa dạng và phức tạp. đáng lưu ý là sự phát triển của phong trào tôn giáo cứu thế như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Thiên địa hội gắn liền với phong trào chống phong kiến và đế quốc. Trong ứng xử với Thiên Nhiên: +Theo chế độ thủy triều, hệ thống thủy lợi ở Nam Bộ đưa nước ngọt từ sông lớn vào sông nhỏ, vào kênh rạch rồi lên mương lên vườn.
- +Ẩm thực: Chế biện món ăn từ Hải sản nhiều về số lượng và phong phú về chất lượng. Nghiên về chọn những món có tác dụng giải nhiệt, dừa chiếm ưu thế. Văn hóa bác học phát triển. Chữ quốc ngữ rất nhanh chóng trở thành công cụ chuyển tải VH ở Nam Bộ. 5. Đặc điểm làng xã Việt Nam. Hình thức tổ chức làng xã: a. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc b. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng c. Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội d. Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp e. Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã Tính chất: a. Tính cộng đồng: Tính cộng đồng làm cho các thành viên trong làng đều hướng tới nhau, đó là đặc trưng "hướng ngoại" Do tính tự trị cao mà làng có xu hướng nhấn mạnh vào tính dị biệt của làng. Tính dị biệt dẫn đến các hệ quả sau: "tự cung tự cấp", mỗi làng cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của làng; óc bè phái, cục bộ; gia trưởng, tôn ti,... b. Tính Tự Trị Làm cho các làng trở lên biệt lập với nhau, đó là đặc trưng "hướng nội". Do tính cộng đồng cao mà làng Việt Nam có xu hướng nhấn mạnh vào tính đồng nhất, hệ quả của nó là: đoàn kết, tương trợ lẫn
- nhau, tính tập thể cao, dân chủ địa phương,... nhưng lại thủ tiêu vai trò cá nhân, tạo ra thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể và cào bằng, đố kị không muốn ai hơn ai. 1. Tín ngưỡng phồn thực: Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp. Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến từ các nền văn hóa nông nghiệp. Ở Phú Thọ, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác có tục thờ cúng mõ (nõn) nường Ở hội làng Đồng Kị (Bắc Ninh) có tục rước sinh thực khí (bằng gỗ) Thờ các loại cột đá (tự nhiên hoặc được tạc ra) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá, kẽ nứt trên đá). … Cư dân trồng lúa nước với lối tư duy coi trọng quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á. Tượng nam nữ giao phối hồn nhiên với bộ phận sinh dục phóng to. Hình chim, thú, cóc giao phối tìm thấy khắp nơi điệu múa “tùng dí”: thanh niên nam nữ múa từng đôi, cầm trong tay những vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ. tục giã gạo 1. Triết lý Âm Dương trong đời sống văn hóa Việt.
- a. 2 quy luật của triết ly âm dương: Quy luật THÀNH TỐ: không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âmcó dương, trong dương có âm. Quy luật QUAN HỆ: âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và luôn chuyển hóa cho nhau. b. Triết lý âm dươngvà tính cách người Việt: Tư duy LƯỠNG PHÂN LƯỠNG HỢP bộc lộ rõ nét qua khunh hương CẶP ĐÔI: Vật tổ của người Việt là một cặp đôi trừu tưng TiênRồng. Ở Việt Nam, mọi thứ thường đi đôi từng cặp theo nguyên tắc âm dương hài hòa: ông Đồng bà Cốt, đồng Cô – đồng Cậu, đồng Đức Ông – đồng Đức Bà... ĐấtNước, NúiNước, NonNước, LửaNước là những cặp khái niệm thường trực. ông Tơ bà Nguyệt, Phật ông – Phật bà,… biểu tượng vuôngtròn Sống QUÂN BÌNH: thể hiện tính 2 mặt và tính linh hoạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
15 p | 637 | 154
-
Nội dung lịch sử lớp 12
18 p | 615 | 96
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH LIÊN THÔNG KHÓA 7 MÔN : TỔNG QUAN DU LỊCH Chương I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH
13 p | 765 | 94
-
Đề cương chi tiết học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1
11 p | 467 | 78
-
Đề cương ôn tập bộ môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin 2
17 p | 333 | 74
-
Lý thuyết kinh tế chính trị
12 p | 261 | 73
-
Đề cương ôn thi môn tâm lí học lao động
10 p | 472 | 54
-
Kinh tế chính trị bài tập - Nguyễn Quang Hạnh - 5
12 p | 179 | 29
-
Kinh tế chính trị bài tập - Nguyễn Quang Hạnh - 3
15 p | 142 | 28
-
Đề cương lịch sử kinh tế
19 p | 116 | 17
-
Kinh tế chính trị bài tập - Nguyễn Quang Hạnh - 4
15 p | 105 | 13
-
Đề cương ôn tập kỳ thi sinh viên giỏi ĐHĐN năm 2018 môn cơ sở văn hóa việt nam
3 p | 180 | 11
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2018-2019 môn Tâm lý học đại cương (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 52 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2018-2019 môn học Xã hội học đại cương (Đề thi số 1) – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 37 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2016-2017 môn học Xã hội học đại cương (Đề thi số 1) – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 29 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2017-2018 môn học Xã hội học đại cương (Đề thi số 1) – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 27 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2018-2019 môn học Xã hội học đại cương (Đề thi số 1) – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn