intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập được biên soạn theo chương trình Sinh học 6. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. Trường THCS Phước Nguyên Tổ Lý ­ Hóa –Sinh – Công Nghệ ­ Tin Học ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HKI MÔN SINH 6  NĂM HỌC 2020 ­2021 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Khi sử dụng kính lúp, muốn nhìn rõ vật mẫu ta phải A. để kính lúp sát với vật mẫu. B. để kính lúp xa vật mẫu. C. để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật. D. để mặt kính xa vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật. Câu 2: Kính lúp có độ phóng đại khoảng A. từ 3 – 10 lần. B. từ 3 – 15 lần. C. từ 3 – 20 lần. D. từ 3 – 30 lần. Câu 3: Một kính hiển vi được cấu tạo gồm 3 phần chính là A. chân kính, thân kính, ống kính.    B. chân kính, thân kính, ốc điều chỉnh. C. chân kính, thân kính, bàn kính. D. chân kính, ống kính, bàn kính. Câu 4: Kính hiển vi quang học có độ phóng đại từ  A. 40 – 1000 lần. B. 40 – 3000 lần. C. 40 – 2000 lần. D. 40­ 4000 lần. Câu 5: Ống kính của kính hiển vi gồm A. thị kính, vật kính B. thị kính và đĩa quay C. vật kính và đĩa quay D. thị kính, đĩa quay và vật kính
  2. Câu 6: Thành phần cấu tạo của tế bào gồm A. vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào B. vách tế bào, màng sinh chất, nhân, không bào C. vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào D. vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào Câu 7: Mô là nhóm tế bào A. có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. B. có cấu tạo giống nhau. C. có hình dạng giống nhau. D. có cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. Câu 8: Miền giữ chức năng dẫn truyền ở rễ là A. miền hút B. miền trưởng thành C. miền sinh trưởng D. miền chóp rễ Câu 9: Miền giữ chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ là A. miền hút B. miền trưởng thành C. miền sinh trưởng D. miền chóp rễ Câu 10: Miền giữ chức năng che chở cho đầu rễ là A. miền hút B. miền trưởng thành C. miền sinh trưởng D. miền chóp rễ Câu 11: Cây có rễ chùm bao gồm A. Cây lúa, cây tỏi, cây cải.                        C. Cây hồng xiêm, cây hành, cây  tre. B. Cây hành, cây ngô, cây lúa.              D. Cây cải, cây rau muống, cây bưởi. Câu 12: Mồng tơi, bầu, khổ qua thuộc loại A. thân cột.     B. thân bò.               C. thân leo D. thân gỗ Câu 13: Củ gừng là loại A. thân củ nằm dưới mặt đất.                        B. thân rễ nằm trên mặt đất.
  3. C. thân rễ nằm dưới mặt đất.                 D. thân củ nằm trên mặt đất. Câu 14: Người ta thường bấm ngọn cho những cây A. bí đỏ, mồng tơi.                       C. bầu bí, cà phê. B. cà chua, bông.                          D. bí đỏ, mồng tơi, cà chua, bông, bầu bí, cà phê. Câu 15: Trồng những loại cây nào sau đây sẽ tăng nguồn đạm cho đất? A. Cây họ lúa.                                                B. Cây khoai lang, khoai tây. C. Cây họ đậu.                                                D. Cây sắn, rau ăn. Câu 16: Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với việc bấm ngọn là để A. cây mọc cao hơn, tốt hơn.                 B. thức ăn dồn vào các cành còn lại. C. cho chồi hoa, chồi lá phát triển. D. cho cây có đủ chất dinh dưỡng, phát triển tốt, năng suất cao. Câu 17: Thân dài ra do A. sự lớn lên và phân chia tế bào.       B. chồi ngọn. C. mô phân sinh ngọn.                         D. sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. Câu 18: Cây trồng lấy củ như khoai lang, cà rốt thì cần nhiều A. đạm.     B. lân.        C. kali.           D. đạm và lân. Câu 19: Cơ thế thực vật lớn lên và to ra là do A. sự lớn lên của tế bào.                               C. chất dinh dưỡng ở môi trường. B. sự phân chia của tế bào.                           D. sự lớn lên và phân chia của tế bào. Câu 20: Trong tế bào của thực vật có chứa bào quan thực hiện chức năng quang  hợp là A. nhân.  B. lục lạp.   C. không bào.       D. màng sinh chất. II. TỰ LUẬN:
  4. Câu 1: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống của thực  vật? Câu 2: Làm thế nào để phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Qua quan sát thực tế các cây  xung quanh em  ở  địa phương, em hãy kể  một số  cây thuộc rễ  cọc, một số  cây   thuộc rễ chùm. Câu 3: Em hãy kể  tên một vài loại rễ  biến dạng mà em biết?  Tại sao phải thu  hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa? Câu 4: Trồng những cây nào người ta thường tỉa cành? Tỉa cành có tác dụng gì? Câu 5: Tại sao trước khi gieo trồng người ta hay cày bừa, cuốc xới đất?  Câu 6: Xương rồng là loài cây thường sống ở đâu? Cấu tạo của nó thích nghi với   môi trường sống như thế nào? Câu 7: Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng, nêu đặc điểm và chức năng của  chúng đối với cây, lấy ví dụ. Câu 8: Quan sát các cây trong sân trường hoặc trong vườn nhà em, xác định chúng  thuộc những loại thân nào? Câu 9: Sự biến dạng của thân có ý nghĩa gì trong đời sống của nó? Có mấy loại   thân biến dạng? ­ HÊT­ ́
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2