intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm chuẩn bị kiến thức cho kì kiểm tra giữa học kì 2 sắp tới, mời các bạn học sinh lớp 8 cùng tải về "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh" dưới đây để tham khảo, hệ thống kiến thức đã học. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XàĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học 2022 ­ 2023 PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP I.ĐỌC HIỂU 1. Ngữ liệu đọc hiểu: Ngoài Sách giáo khoa ­ Xác định được nội dung của Ngữ liệu và các vấn đề  liên quan: thể  loại,  phương thức biểu đạt, các phép liên kết hình thức….. ­ Xác định được kiến thức tiếng Việt có trong ngữ liệu; chỉ ra và phân tích  tác dụng của các phép tu từ, khởi ngữ, các thành phần biệt lập. ­ Rút ra bài học từ ngữ liệu ­ Xác định thông điệp gửi đến từ ngữ liệu 2.Tiếng Việt a.CácBPTTđã   học:   so   sánh,   nhân   hóa,   ẩn   dụ,   hoán   dụ,   điệp   ngữ,   liệt  kê….Chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng. b.Khởi ngữ: ­ Đặc điểm:  + Là thành phần câu đứng trước chủ  ngữ  để  nêu lên đề  tài được nói đến   trong câu.  + Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ: về, còn,với, đối với… + Có thể thêm trợ từ “thì” vào phía sau khởi ngữ ­ Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu
  2. Ví dụ: ­ Tôi thì tôi chịu            ­ Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh ­ Đối với nó, vượt qua kì thi là niềm vui vô hạn. c.Các thành phần biệt lập:  ­ Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự   việc của câu. ­ Thành phần tình tháiđược dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối   với sự việc được nói đến trong câu. + Có yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy  của sự việc (chắc chắn, chắc hẳn,   chắc là, hình như, dường như, có  lẽ…); yếu tố gắn với ý kiến của người   nói (theo tôi, ý ông ấy,…); yếu tố chỉ thái độ  của người nói đối với người  nghe (à, ừ, nhỉ, nhé,…).  Ví dụ: Có lẽ,văn nghệ rất kị "tri thức hóa" nữa. ( Nguyễn Đình Thi) ­ Thành phần cảm thán được dùng để  bộc lộ  tâm lí của người nói (vui,  mừng, buồn, giận...); những từ ngữ cảm thán như: chao ôi, ôi, trời ơi.... ­ Trời ơi,sinh giặc làm chi Để chồng tôi phải ra đi diệt thù ­  Thành phần gọi ­đáp  được dùng để  tạo lập hoặc duy trì quan hệ  giao  tiếp. Ví dụ:  ­Này, thầy nó ạ.  (Kim Lân):Thành phần gọi.  ­Vâng, mời bác và cô lên chơi. (Nguyễn Thành Long) :Thành phần đáp. ­ Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung  chính của câu. Thành phần phụ  chú thường được đặt giữa hai dấu gạch  ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với   dấu phẩy.Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. ­ Ví dụ:
  3. a. Lão không hiểu tôi,tôi nghĩ vậy,vàtôi càng buồn lắm ( Nam Cao) b. Lác  đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi  nhọn như lưỡi lê ­con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng) c. Liên kết câu và liên kết đoạn văn ­ Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ  với nhau về nội   dung và hình thức: + Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản,  các câu văn phải phục vụ  chủ  đề  chung của đoạn (liên kết chủ  đề); các  đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic). +  Liên kết về  hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể  được liên kết với  nhau   bằng   một   số   biện   pháp   chínhnhưphép   lặp,   phép   đồng   nghĩa,   trái   nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi: Ngữ liệu ngoài SGK nhưng đồng dạng với  các thể loại văn bản đang học trong chương trình Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm) 1.Viết đoạn văn Nghị luận xã hội (2,0 điểm)  ­ Nội dung:Nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng  hoặc nghị luận xã  hội về  một vấn đề  tư  tưởng, đạo lý: sự  tự  tin, lòng trung thực, sống bản   lĩnh, vô cảm, vai trò của niềm tin…  ­ Hình thức: Dung lượng: từ 12 đến 15 câu hoặc 200 từ Đoạn văn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp. Có sử dụng kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì II. 2. Viết bài văn Nghị luận văn học(Lựa chọn 1 trong 2 yêu cầu viết để ra  đ ề) ­ Viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
  4. ­ Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ hoặc bài thơ. PHẦN II. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ BÀI Câu 1(3,0 điểm)  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:                           (1) “Biết lấy gì để đong đếm đây em Những vất vả, khó khăn ­ gánh gồng từ đại dịch Niềm vui sống làm người có ích  Cuộc chiến này, hồi kết ­ hẳn còn xa!                            (2) Đã có những mùa hè đi qua Đã có những mùa xuân ở lại Lời thề Hippocrates không cho em thất bại Dẫu có những điều hơn cả sự hy sinh!                            (3) Lời cảm ơn từ sâu thẳm trái tim Trân quý gửi đến em ­ “những chiến binh áo trắng” Nguy cơ lây nhiễm, áp lực cùng vô vàn căng thẳng Không cản em làm tròn sứ mệnh trên vai…”                  (Trích “Lời cảm ơn từ trái tim”, Nguyễn Thị Nguyệt ­ GV trường  THCS thị trấn Trới, Hoành Bồ, Quảng Ninh)
  5.  (Lời thề  Hippocrates:  Ở nhiều quốc gia, trong đó có  Việt Nam, các thầy thuốc   phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Đó là lời thề   y đức của những người làm ngành Y) a.(0,5 điểm)Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong  đoạn trích? b.(0,5 điểm)“Những chiến binh áo trắng” được nhắc đến trong bài thơ này là ai?  c.(1,0 điểm)Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ  trong khổ  thứ (2)? d.(1,0 điểm) Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta qua những khổ  thơ trên   là gì? Câu 2(2,0 điểm) Từ   nội  dung  đoạn trích trên  (Câu 1),  em  hãy viết  một  đoạn văn  ngắn  (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ về  ý nghĩa của  lời cảm  ơn trong cuộc sống.  Đoạn văn có sử  dụng thành phần biệt lập tình thái, chỉ  rõ thành phần tình thái   được sử dụng. Câu 3 (5,0 điểm) Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội được thể hiện qua đoạn   thơ sau:  “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ  Đồng chí! (Đồng chí ­ Chính Hữu­ SGK Ngữ văn 9, tập 1) * GỢI Ý ĐÁP ÁN
  6. Câu Nội dung Câu 1 (3,0 điểm) a ­ Thể thơ: Tự do ­ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Biểu cảm b “Những chiến binh áo trắng” được nhắc đến trong bài thơ  này  là:các y, bác sĩ nói riêng và tập thể Ngành y nói chung. c ­ Biện pháp tu từ: Điệp ngữ “Đã có những” ­ Tác dụng:  +Làm tăng nhịp điệu của câu thơ; tăng sức gợi hình, gợi cảm trong   diễn đạt. +  Nhấn mạnh thời gian qua đi, trải dài từ  xuân qua hạ, dịch bệnh   Covid 19 vẫn hoành hành khiến cho các y, bác sĩ vô cùng vất vả, căng  mình khám, chữa bệnh cho nhân dân không nề khó khăn, nguy hiểm. +  Thể  hiện tình cảm trân trọng, sự  khâm phục của tác giả  trước y  đức cao cả, hết lòng vì người bệnh của các y, bác sĩ nơi tuyến đầu  chống dịch bệnh Covid 19. d ­ Thông điệp:  (Có thể  trình bày ý kiến theo những cách khác nhau   song cần hợp lý, có tính thuyết phục).  Gợi ý: + Luôn dành tình cảm yêu quý, kính trọng, biết  ơn sự hy sinh vất vả  của đội ngũ các y, bác sĩ trong phòng chống dịch. + Tự hào, tôn vinh, trân trọng những cống hiến ý nghĩa của nghề Y ­   nghề cao quý trong xã hội. + Bình tĩnh sống, tích cực sống ngay trong cuộc chiến sinh tử này để  khi đại dịch thế kỷ qua đi thì tình yêu thương ở lại. Câu 2 * Nêu vấn đề  cần nghị  luận:   ý nghĩa của  lời cảm  ơn  trong cuộc  (2,0đ) sống
  7. * Giải thích: Lời cảm  ơn là lời nói bày tỏ  thái độ  biết ơn, cảm kích  trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những  người đã giúp mình. * Bàn luận ­ Biểu hiện: Lời cảm ơn biểu hiện tức thì ngay lúc đó về sự giúp đỡ  của người khác. Cảm ơn khi được giúp đỡ, khi được nhận. Lời cảm   ơn không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, trai gái. Chỉ cần họ  giúp đỡ  ta là ta nên nói lời cảm  ơn. Lời cảm  ơn là một phép lịch sự  trong giao tiếp.  ­ Ý nghĩa:  + Khi chúng ta biết nói lời cảm ơn, chúng ta sẽ nhận được sự yêu  mến và an yên trong tâm hồn + Giúp con người có thêm động lực, thêm niềm tin vào những điều  tốt đẹp + Người biết cảm ơn là người có văn hóa, có nhân cách, một lời cảm  ơn không làm giá trị con người bị thấp đi mà cho thấy đó là một  người tử tế. + Tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. ­ Phản đề: phê phán những người có lối sống hời hợt, vô ơn, coi  việc thừa hưởng sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác là lẽ đương nhiên,  chỉ biết nhận mà không biết cảm kích. (Lấy dẫnchứng tiêu biểu, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận) * Bài học nhận thức và hành động: rút ra những bài học phù hợp  cho bản thân. ­ Về nhận thức: Lời cảm ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc  sống, là một thái độ sống khiến cho mọi người đều được tôn trọng,  làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp
  8. ­ Về hành động: Biết nói lời cảm ơn ngay khi nhận được sự giúp đỡ;  lời nói và hành động của lời cảm ơn phải xuất phát từ lòng chân  thành và thường xuyên. * Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại ý nghĩa của lời cảm ơn trong  cuộc sống. Câu 3 1. Mở bài (5,0đ) – Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm – Giới thiệu nội dung đoạn thơ: cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng  đội của những người lính (Trích dẫn thơ). 2. Thân bài LĐ1. Giới thiệu chung ­ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đồng chí”được sang tac năm 1948, ́ ́   sau khi tác giả  tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu­ Đông(1947)­ thời   kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.  ­ Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau của các anh   bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. ­ Vị  trí đoạn thơ:7 câu thơ  trên thuộc phần đầu của bài thơ  “Đồng   chí”, 7 câu thơ đầu là những lời thơ xúc động của Chính Hữu khi kể  về  những người lính với hoàn cảnh xuất thân, lí tưởng, tấm lòng…  có những điểm tương đồng, là cơ sở nảy sinh tình đồng chí, đồng đội   gắn bó keo sơn. LĐ2. Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ  sự  tương đồng về  hoàn cảnh xuất thân: – Ngay từ những câu thơ  mở  đầu, tác giả  đã lí giải cơ  sở  hình thành  tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người   lính Cách mạng: “Quê hương tôi nước mặn đồng chua
  9. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.” + Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” + Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện →  Các anh ra đi từ  những miền quê nghèo đói, lam lũ – miền biển  nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ  nhau  ở  tình yêu Tổ  quốc lớn  lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự  đồng  cảm về giai cấp. – Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống  dân dã, mộc mạc: “Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. => Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã  cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen. LĐ3. Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” – Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng. => Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ  sở  cùng chung   nhiệm vụ  và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ  quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát   cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của  thời đại. LĐ4. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn: – Mối tính tri kỉ  của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng   một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. – Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở  thành tri kỉ  của  nhau,để  cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó 
  10. khăn trong một cuộc sống đầy gian nan. LĐ5. Đánh giá, mở rộng ­ Thể  thơ  tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ  diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt. ­ Hình  ảnh thơ cụ thể, xác thực mà giàu sức khái quát.Ngôn ngữ  thơ  hàm súc,cô đọng,giàu sức biểu cảm. 3. Kết bài ­ Khẳng định lại giá trị của bài thơ, đoạn thơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2