intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG TỔ: LÝ - HÓA - SINH - CN ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN SINH HỌC 9 ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Câu 1. Tại sao ở các cây giao phấn, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thấy xảy ra hiện tượng thoái hóa giống, trong khi các cây tự thụ phấn nghiêm ngặt khi tự thụ phấn không dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống? Gợi ý: Ở các cây giao phấn, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thấy xảy ra hiện tượng thoái hóa giống vì: - Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm, các gen lặn có hại gặp nhau ở thể đồng hợp gây hại, gây ra sự thoái hóa giống. - Ở các cây tự thụ phấn nghiêm ngặt khi tự thụ phấn không dẫn đến hiện tượng thoái hóa vì sự tự thụ phấn ở các cây này là phương thức sinh sản tự nhiên nên các cá thể đồng hợp trội và lặn đã được giữ lại thường ít hoặc không gây hiện tượng thoái hóa giống. Câu 2. Vận dụng: (HS tự giải) Bài 1. Cho thế hệ Go có 4 cây, trong đó có 1 cây có kiểu gen AA, 2 cây có kiểu gen Aa, 1 cây có kiểu gen aa tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen của quần thể sẽ như thế nào? Bài 2. Từ hai dạng lúa có cặp gen dị hợp (kiểu gen Aabb và aaBb), người ta muốn tạo ra giống lúa có hai cặp gen dị hợp (kiểu gen AaBb). Hãy trình bày các bước để tạo ra giống lúa đó? Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên với mục đích gì? CHƯƠNG I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Câu 1. Vai trò quan trọng nhất của nhân tố sinh thái ánh sáng đối với thực vật và đối với động vật là gì? - Ở động vật: ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian. Ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật. Động vật chia làm 2 nhóm : + Động vật ưa sáng: những ĐV hoạt động ban ngày + Động vật ưa tối: những ĐV hoạt động ban đêm - Ở thực vật: Ánh sáng là nguồn năng lượng, ảnh hưởng đến hình thái và các quá trình sinh lí của cây. Câu 2. Vận dụng: (HS tự giải)
  2. Bài 1. Nhiệt độ trung bình của TP Đà Nẵng cao hơn TP Đà Lạt là 9oC. Chu kì sống của một loài sâu vẽ bùa sống trên cây cam tại TP Đà Lạt gấp đôi so với TP Đà Nẵng và bằng 40 ngày đêm. Ngưỡng phát triển của loài này là 12oC. Cho biết nhiệt độ trung bình tại mỗi TP nêu trên Bài 2. Bảng sau đây cho biết thông tin về giới hạn của nhân tố nhiệt độ đối với một số loài sinh vật. Loài sinh vật Giới hạn dưới (oC) Điểm cực thuận Giới hạn trên (oC) (oC) Một loài cá ở Nam -2oC 0oC 2oC cực Cá rô phi ở Việt 5oC 30oC 42oC Nam Một loài giáp xác 40oC 45oC 48oC Một loài vi khuẩn 0oC 55oC 90oC suối nước nóng Dựa vào bảng trên, hãy cho biết: Loài có giới hạn sinh thái rộng nhất, hẹp nhất? Giải thích? Bài 3.Cho các hiện tượng: 1. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu 2. Một loài cây mọc thành đám rễ liền nhau 3. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già của người. 4. Bọ chét, ve sống trên lưng trâu 5. Dây tơ hồng trên cây thân gỗ 6. Cá mập con ăn trứng chưa kịp nở của cá mẹ 7. Tranh giành ánh sáng giữa các cây tràm trong rừng tràm 8. Chim ăn thịt ăn thịt thừa của thú 9. Chim cú mèo ăn rắn 10. Nhạn biển và cò làm tổ sống chung. Mỗi hiện tượng trên thuộc quan hệ sinh thái nào? CHƯƠNG II. HỆ SINH THÁI Câu 1. Quần thể người có đặc điểm gì khác với quần thể sinh vật? Tháp dân số ở quần thể người được xây dựng trên cơ sở nào? Gợi ý: - Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như: văn hóa, pháp luật, giáo dục, hôn nhân, kinh tế, quân sự,… Nhờ vào lao động và tư duy con người cải tạo thiên nhiên, tự tạo ra môi trường sống thích nghi mà các quần thể sinh vật khác không làm được. - Tháp dân số ở quần thể người được xây dựng trên cơ sở 3 thành phần nhóm tuổi:
  3. + Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh đến tuổi 15 + Nhóm tuổi sinh sản và lao động: từ tuổi 15 đến tuổi 64 + Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng: từ tuổi 65 trở lên Câu 2. Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật với quần xã sinh vật. Điều kiện để các quần thể sinh vật hình thành 1 quần xã sinh vật là gì? * Giống nhau: - Đều được hình thành trong một thời gian nhất định, có tính ổn định tương đối - Đều bị biến đổi do tác động của ngoại cảnh - Đều xảy ra mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. * Khác nhau: Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Tập hợp nhiều cá thể cùng loài - Tập hợp nhiều quần thể khác loài - Không gian sống gọi là nơi sinh sống - Không gian sống gọi là sinh cảnh - Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ cùng Thường xuyên xảy ra mối quan hệ hỗ trợ và loài gọi là quần tụ đối địch - Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn - Thời gian hình thành dài hơn và ổn định định hơn quần xã hơn quần thể - Các đặc trưng cơ bản gồm: tỉ lệ giới tính, - Các đặc trưng cơ bản gồm: Số lượng loài thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể (độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp) và thành phần loài (loài ưu thế và loài đặc trưng) - Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử - Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế vong, phát tán sinh học * Điều kiện: - Cùng sống trong một không gian (sinh cảnh) và thời gian nhất định - Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ (tương tác) với nhau. Câu 3. Trong các đặc trưng cơ bản của quần thể, đặc trưng nào là đặc trưng cơ bản nhất? Tại sao? Gợi ý: Đặc trưng cơ bản của quần thể gồm: - Tỉ lệ giới tính - Thành phần nhóm tuổi - Mật độ quần thể Trong đó mật độ quần thể là đặc trưng cơ bản nhất vì mật độ quần thể ảnh hưởng đến: + Mức sử dụng nguồn sống + Tần số gặp nhau giữa cá thể đực và cái + Sức sinh sản và sự tử vong
  4. + Trạng thái cân bằng của quần thể. Câu 4. Quần xã sinh vật là gì? Cho biết có những loại quần xã nào? Khống chế sinh học là gì? Cho ví dụ. Vai trò của hiện tượng khống chế sinh học. * Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian xác định (sinh cảnh), thời gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. * Các loại: - Quần xã ổn định: tồn tại hàng vài trăm năm - Quần xã theo chu kì: chỉ tồn tại thời gian rất ngắn. * Khống chế sinh học: là hiện tượng loài này phát triển số lượng sẽ kìm hãm sự phát triển của loài khác. VD: HS tự cho * Vai trò của khống chế sinh học: - Sự khống chế số lượng trong mỗi quần thể đã điều chỉnh tỉ lệ sinh sản, tử vong dẫn đến cân bằng quần thể. - Các quần thể trong 1 quần xã sinh vật được cân bằng dẫn đến hiện tượng cân bằng quần xã →Hiện tượng khống chế sinh học là cơ chế cân bằng của các quần xã sinh vật Câu 5. Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Thế nào là chuỗi thức ăn và lưới thức ăn? Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm những thành phần nào? Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi thức ăn. Đặc điểm Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo Chu trình dinh dưỡng - Lưới thức ăn phức tạp - Lưới thức ăn đơn giản - Tháp sinh thái có đáy rộng - Tháp sinh thái có đáy hẹp - Không - Con người thu hoạch sinh khối đưa ra ngoài hệ sinh thái Chuyển hóa năng lượng Năng lượng được cung cấp Có bổ sung vật chất và năng chủ yếu từ Mặt trời lượng * Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. * Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. * Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Vận dụng: (HS tự giải) Bài 1. Cho các dạng sinh vật sau, dạng sinh vật nào là quần xã sinh vật ? 1. Những con ếch trong các ao hồ
  5. 2. Một đám ruộng lúa 3. Một ao cá nước ngọt 4. Những loài sinh vật cùng sống trong một vườn bách thú 5. Những loài sinh vật cùng sống trên một cây đại thụ. 6. Các loài sinh vật sống trong sa mạc 7. Những cây phong lan được chăm sóc trong một vườn phong lan rộng lớn của TP Hồ Chí Minh. 8. Các loài sinh vật trong con sông Hồng Bài 2. Trong một khu rừng rộng 5000 ha. Mật độ sếu đầu đỏ vào năm nghiên cứu thứ nhất là 0,25 cá thể/ha. Năm thứ hai có 1350 cá thể xuất hiện. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/1 năm. Hãy tính: 1. Số lượng sếu đầu đỏ trong năm thứ nhất 2. Số lượng cá thể bị tử vong trong năm thứ hai 3. Số lượng cá thể tăng lên trong năm thứ hai. 4. Tỉ lệ % về sự gia tăng số lượng sau năm thứ hai 5. Tỉ lệ % về sức sinh sản của quần thể sau năm thứ hai 6. Sau hai năm, có trung bình bao nhiêu ha rừng sẽ chứa 10 con sếu đầu đỏ. Bài 3. Cho một hệ sinh thái đồng cỏ có các loài sinh vật sau: Rắn, chim ăn sâu, châu chấu, sâu hại thực vật, thỏ, cáo, thực vật, ếch, vi sinh vật phân giải, cú mèo, chim đại bàng, chuột. a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã sinh vật nói trên b. Nêu các mắt xích chung của lưới thức ăn c. Hãy nêu trường hợp biến động số lượng theo hướng loài nào có số lượng cá thể phát triển, kéo theo loài khác phát triển. Từ đó rút ra qui luật chung về kiểu biến động số lượng này. d. Quần xã sẽ bị thay đổi như thế nào nếu: - Tiêu diệt toàn bộ chim cú mèo - Tiêu diệt toàn bộ cỏ - Xảy ra sự cố cháy đồng cỏ HẾT (Lưu ý đây là đề cương gợi ý. HS cần phải bổ sung thêm các kiến thức thực tế để làm bài)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2