intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An

Chia sẻ: Trương Kiệt | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2019-2020 được biên soạn bởi Trường THCS Phú An với mục tiêu cung cấp các tư liệu hỗ trợ cho học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức. Mời các bạn và các em học sinh cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2019­2020 MÔN: LỊCH SỬ. LỚP 6 Bài 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG  (NĂM 40) 1/ Nước Âu Lạc từ TK II TCN đến TK I có gì đổi thay? a. Tình hình  Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I: ­ Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao  Chỉ và Cửu Chân ­ Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và  Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. ­ Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô úy coi việc  quân sự và đều là người Hán ­ Dưới quận là huyện nhà Hán vẫn để Lạc tướng trị dân như cũ. b. Chính sách cai trị của nhà Hán đối  với nước ta: ­ Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế, nhất là thuế muối, cống nạp những  sản vật quý ­ Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta,  bắt ta phải theo phong tục tập quán của  họ, âm  mưu đồng hóa dân tộc ta. 2/ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: a. Nguyên nhân: Do ách đô hộ, thống trị tàn bạo của nhà Hán  b. Diển biến: ­ Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng  cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. ­ Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu. ­ Tô Định hốt hoảng bỏ thành trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận, huyện khác bị đánh  tan c. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. d. Ý nghĩa: Thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập của nhân dân. Bài 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (GIỮA THẾ KỈ I ĐẾN THẾ KỈ VI) 3/ Những chuyển biến về xã hội  và văn hoá nước ta ở các TK I – VI. a. Xã hội:  THỜI VĂN LANG­ ÂU LẠC THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ Vua Quan lại đô hộ Quý tộc Hào trưởng người Việt, Địa chủ người Hán  Nông dân công xã Nông dân công xã 1                                                                     
  2. Nông dân lệ thuộc Nô tì Nô tì b. Văn hoá:  ­ Chính quyền đô hộ mở trường dạy học chữ Hán ở các quận, huyện. ­ Đưa Nho Giáo, Đạo Giáo, Phật Giáo, luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta. ­ Tổ tiên ta đã giữ được tiếng nói, chữ viết phong tục và nếp sống của dân tộc; tiếp thu  những tinh hoa văn hóa thế giới làm phong phú nền văn hóa của mình 4/ Cuộc khởi nghĩa bà Triệu (248): a. Nguyên nhân: nhân dân ta không cam chịu kiếp sống nô lệ b. Diễn biến: ­ Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc­ Thanh Hóa) nghĩa quân đánh  phá thành ấp của nhà Ngô ở Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu ­ Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp.  c. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh. c. Ý nghĩa: khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Bài 21: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ ­NƯỚC VẠN XUÂN (542­602) 1/ Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào? ­ Chia lại thành các quận, huyện và đặt tên mới: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu,  Minh Châu và Hoàng Châu ­ Chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn giữ những chức vụ quan trọng trong bộ  máy nhà nước ­ Đặt ra hàng trăm thứ thuế  2/ Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập. ­ Nguyên nhân: do căm ghét bọn đô hộ nhà Lương ­ Diễn biến:  + Năm 542 khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.  + Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm gần hết các quận, huyện. Tiêu Tư bỏ chạy về  Trung Quốc.  + Tháng 4/542 và đầu năm 543, nhà Lương 2 lần kéo quân sang đàn áp, quân ta chủ động đón đánh địch và giành thắng lợi. ­ Kết quả: khởi nghĩa thắng lợi ­ Ý nghĩa: thể hiện tinh thần, ý chí độc lập. * Nước Vạn Xuân thành lập: 2                                                                     
  3. ­ Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở  vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)  ­ Lập triều đình với hai ban văn, võ. Bài 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào ? ­ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết. Được tin, Ngô Quyền kéo quân  ra Bắc . ­ Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, Nam Hán xâm lược nước ta  ­ Ngô Quyền tiến vào thành Đại La, (Tống Bình), bắt giết Kiều Công Tiễn và khẩn trương  chuẩn bị chống giặc xâm lược ­ Chuẩn bị cho trận chiến trên sông Bạch Đằng: đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn và có bịt sắt  xuống lòng sông. 2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: a. Diễn biến: ­ Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển  nước ta. ­ Lúc này, nước triều đang dâng cao Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán  vào cửa sông Bạch Đằng. ­ Quân giặc kéo qua trận địa cọc ngầm mà không biết. ­ Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công. ­ Quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn. Hoằng Tháo bị giết tại trận.  b. Kết quả: Trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi .  c. Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm  của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc. CÂU HỎI TƯ DUY:       1/ Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước Vạn Xuân? ­ Mong muốn đất nước được mãi trường tồn. ­ Nhân dân được sống trong ấm no, hạnh phúc. 2/ Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời   Bắc thuộc?  Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, nước ta liên tiếp  bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. 3/ Em hay đánh giá công lao c ̃ ủa Ngô Quyền đối với đất nước? ­ Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc đã mưu trí, dũng cảm đánh tan giặc ngoại xăm.  3                                                                     
  4. ­ Mở đầu thời kì phong kiến độc lập đầu tiên ở Việt Nam. 4/ Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của  dân tộc ta? ­ Chiến Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của  phong kiến phương Bắc. ­ Khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.                              ­­­Hết­­­ 4                                                                     
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2