intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử 6

Chia sẻ: Trần Cao Huỳnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

96
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử 6 để tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. Các câu hỏi ôn tập trong đề cương đều có đáp án kèm theo sẽ là tài liệu hay dành cho bạn chuẩn bị tốt cho các kỳ thi kiểm tra học kỳ môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử 6

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II LỊCH SỬ 6 Câu 1:  Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự  thành lập nước Vạn  Xuân? a)Khởi nghĩa Lý Bí ­ Năm 542, khởi nghĩa bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.  ­ Trong vòng 3 tháng, nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện.  ­ Nhà Lương hai lần cho quân sang đàn áp nhưng thất bại.  b)Nước Vạn Xuân thành lập: ­ Năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế).  ­ Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch.  ­ Lập triều đình với hai ban văn, võ.  Câu 2: Trình bày về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự ra đời nước Vạn Xuân? Việc  Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì?  * Nguyên nhân: Do ách thống trị tàn bạo của nhà Lương. * Diễn biến:  ­ Mùa xuân năm 542 Lí Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt ở khắp nơi hưởng ứng.  ­ Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện,Tiêu Tư  bỏ  thành  Long Biên chạy về TQ.  ­ Tháng 4/ 542 đầu 543 nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ  động   đánh địch giành thắng lợi.  * Nước Vạn Xuân ra đời: Mùa xuân 544  Lí Bí lên ngôi hoàng đế  ( Lí Nam Đế,)   đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là Thiên Đức, đóng đô  ở  cửa sông Tô Lịch  (HN).  ­  Lập triều đình với 2 ban:ban văn, ban võ.  * Ý nghĩa: ­ Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai và không lệ  thuộc vào TQ.  ­ Thể hiện tinh thần,ý chí độc lập tự chủ của DT ta.  ­ Đặt tên nước là Vạn Xuân thể  hiện lòng mong muốn cho sự  trường tồn của dân   tộc, của đất nước.  Câu 3: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? Tại  sao chính quyền đô hộ lại giữ độc quyền về sắt? ­ Trong nông nghiệp: biết đắp đê phòng lũ, biết trồng lúa hai vụ một năm. ­ Trong thủ công nghiệp và thương nghiệp: 1
  2. +Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật nhưng nghề sắt vẫn phát triển; các công cụ  và vũ khí bằng sắt được sử dụng phổ biến. +Nghề gốm, nghề dệt...cũng được phát triển. +Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp không còn bị sung làm đồ  cống nạp mà được trao đổi ở các chợ. +Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương. ­ HS giải thích được lí do chính quyền phương Bắc giữ độc quyền về sắt. Câu 4:Cuộckháng chiến chống quân xâm lược Hán diễn ra như thế  nào? Để  ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng, nhân nhân ta đã làm gì? Liên hệ bản thân? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán: ­ Thời gian: từ tháng 4/42 đến tháng 11/43.  ­ Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền các loại và nhiều   dân phu.  ­ Diễn biến: + Quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút  khỏi Hợp Phố.  + Tại Lãng Bạc, cuộc chiến diễn ra ác liệt. + Quân ta lui về Cổ Loa và Mê Linh rồi về Cấm Khê.  + Cuối tháng 3/43 (6/2 âm lịch), Hai Bà Trung hi sinh.  + Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43.  + Mùa thu năm 44, Mã Viện cho thu quân về nước, quân đi 10 phần, khi về  chỉ còn 4, 5 phần.  ­ Ý nghĩa: Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.  Để ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng nhân dân ta đã làm gì? + nhân nhân ta đã lập đền thờ Hai Bà ở huyện Mê Linh (Hà Nội) và tổ chức   kỷ niệm vào ngày 8/3 hằng năm. + Học sinh liên hệ bản thân………. Câu 5: Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền?  a. Hoàn cảnh lịch sử: 2
  3. Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ. ­ Ngô Quyền kéo quân ra Bắc hỏi tội ­ Kiều Công Tiễn cầu cứu vua Nam Hán  Vua Nam Hán nhân cơ hội xâm lược nước ta b. Chuẩn bị của Ngô Quyền: ­ Khẩn trương bắt giết Kiều Công Tiễn. ­ Xây dựng trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng. ­ Bố trí phục binh ở hai bên bờ c. Diễn biến: ­ Cuối năm 938, Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta. ­ Quân ta ra khiêu chiến, nhử  địch vào cửa sông Bạch Đằng khi nước triều  dâng. ­ Nước rút, Ngô Quyền dốc toàn quân phản công.   Quân Nam Hán đại bại, Hoằng Tháo tử trận. d.Ý nghĩa: Chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc, mở  ra thời kì độc lập lâu dài cho Tổ  quốc. Câu 6:Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán  do Dương Đình Nghệ lãnh đạo?  ­ Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay. Mùa thu năm 930,  quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị  bắt đem về Trung Quốc. ­ Nhà Nam Hán thiết lập ách thống trị nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống  Bình. ­ Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa tấn công và chiếm  được Tống Bình. ­ Quân tiếp viện của Nam Hán bị đánh tan.Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ  sứ, xây dựng đất nước tự chủ. Câu 7: Trình bày những chuyển biến về văn hóa nước ta ở các thế kỉ I ­ VI? ­ Chính quyền phong kiến phương Bắc mở trường dạy chữ Hán.  3
  4. ­ Đưa Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người   Hán vào nước ta.  ­ Nhân dân ta vẫn nói tiếng Việt, sống theo phong tục Việt.  ­ Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để  làm phong phú them văn hóa   Việt.  Câu 8: Trình bày những nét chính về kinh tế và văn hoá của nước Chăm pa từ  thế kỉ II đến thế kỉ X?  ­ Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, nguồn sống chủ yếu là trồng  lúa nước, ngoài ra còn làm ruộng bậc thang…  ­ Biết trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít…) và các loại cây khác (bông,  gai…). ­ Biết khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi…), làm đồ gốm… ­ Buôn bán với nhân dân Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2