intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra hè môn Địa lí lớp 10 năm học 2018-2019 – Trường THPT Chuyên Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

40
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề kiểm tra hè môn Địa lí lớp 10 năm học 2018-2019 – Trường THPT Chuyên Bắc Ninh" phục vụ cho quá trình ôn luyện và củng cố kiến thức hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra hè môn Địa lí lớp 10 năm học 2018-2019 – Trường THPT Chuyên Bắc Ninh

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA HÈ NĂM HỌC 2018-2019 TỔ TỔNG HỢP MÔN THI: ĐỊA LÍ (Lớp 10 Địa) Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi 22/8/2017 Câu I (3,0 điểm) 1. Tại sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa? 2. Thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về hai cực thay đổi như thế nào trong ngày 22/6. Giải tthích tại sao lại có hiện tượng như vậy? Câu II (4,0 điểm) 1. Tại sao hang động caxtơ thường được hình thành ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa còn sa mạc lại được hình thành ở vùng khí hậu khô nóng? 2. Vẽ hình thể hiện hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến. Dựa vào kiến thức đã học và hình vẽ, trình bày và giải thích hiện tượng. Câu III (4,0 điểm) 1. Dựa vào các hình ngày và đêm theo vĩ độ dưới đây HÌNH A HÌNH B - Các hình A, B thuộc bán cầu nào ? vì sao ? - Các hình A, B phù hợp các vĩ độ nào ? vì sao ? 2. Tại sao nói vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn ? Câu IV (4,0 điểm) 1. Phân tích tác động của các nhân tố ngoại lực: nhiệt độ, nước đến địa hình bề mặt Trái Đất. 2. Phân biệt nội lực với ngoại lực. Lực nào có vai trò lớn hơn đối với sự hình thành các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất? Tại sao? Câu V (5,0 điểm) 1. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 – 2015 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 2000 2005 2010 2015 Khai thác 93,5 92,8 89,6 93,6 Nuôi trồng 32,2 44,5 59,0 76,4 (Nguồn: Thống kê của Ngân hàng thế giới – World Bank) a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của thế giới giai đoạn 2000 - 2015. b) Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản thế giới trong giai đoạn trên.-- -------------- HẾT ----------------
  2. TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HÈ BẮC NINH MÔN THI: ĐỊA LÍ (Lớp 10 Địa) TỔ TỔNG HỢP Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi 22/8/2017 I 1 Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ? 1,00 - Do Trái Đất hình cầu, trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng 66 độ 0,5 33 và không đổi phương khi chuyển động nên có thời kì bán cầu này ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu kia ngả về phía Mặt Trời. - Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất 0,25 trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu đó nên ngày dài hơn đêm. - Bán cầu nào chếch xa Mặt Trời thì diện tích được chiếu sáng nhỏ hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa thu và mùa đông nên ngày ngắn hơn đêm. 0,25 2 Thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về hai cực thay đổi như thế nào trong ngày 2,00 22/6. Giải thích tại sao lại có hiện tượng như vậy? * Sự thay đổi thời gian chiếu sáng trong ngày 22/6 từ XĐ về hai cực: Vào ngày 22/6: + Thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về cực Bắc ngày càng dài ra 0,25 (tại XĐ là 12 giờ; tại Chí tuyến Bắc là 13,5 giờ, từ vòng cực Bắc về cực Bắc là 24h) + Thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về cực Nam ngày càng ngắn 0,25 lại (tại XĐ là 12 giờ; tại Chí tuyến Nam là 10,5 giờ, từ vòng cực Nam về cực Nam là 0h) * Giải thích: - Do Trái Đất có dạng hình cầu, vừa chuyển động quay quanh Mặt Trời, vừa tự chuyển động 0,50 quay quanh trục tưởng tượng, trong khi chuyển động luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’ và không đổi phương. Đồng thời, đường phân chia sáng tối chia Trái Đất ra làm 2 phần bằng nhau (1 phần được chiếu sáng, 1 phần bị che tối) - Vào ngày 22/6, nửa cầu B nghiêng về phía Mặt Trời, tia sáng MT vuông góc với tiếp tuyến 0,50 bề mặt đất tại CTB, đường phân chia S-T ở nửa cầu B nằm sau trục Trái đất. Do đó, từ XĐ về cực Bắc, diện tích được chiếu sáng rộng dần, thời gian chiếu sáng trong ngày cũng dài dần ra. - Ngược lại, vào ngày 22/6, nửa cầu Nam chếch xa phía MT, đường phân chia S-T ở nửa cầu 0,50 N nằm trước trục Trái đất . Do đó, từ XĐ về cực Nam, diện tích được chiếu sáng hẹp dần, thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ngắn dần. II 1 Tại sao hang động caxtơ thường được hình thành ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa còn sa 1,0 mạc lại được hình thành ở vùng khí hậu khô nóng? * Hang động caxtơ thường được hình thành ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa vì: - Hang động caxtơ là dạng địa hình caxtơ được hình thành chủ yếu do quá trình phong hóa 0,25 hóa học của nước với các loại đá cacbonat có khả năng hòa tan và thấm nước…
  3. - Hang động caxtơ thường có nhiều ở khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa do có nhiều 0,25 điều kiện thuận lợi (Khí hậu ẩm, mưa nhiều, nước mưa chứa nhiều axit hòa tan đá vôi; nền nhiệt độ cao, phản ứng hòa tan đá vôi diễn ra nhanh với cường độ phong hóa hóa học mạnh) * Sa mạc được hình thành ở vùng khí hậu khô nóng vì: - Sa mạc là sản phẩm của quá trình phong hóa lí học trong điều kiện khí hậu khô nóng. Miền 0,25 khí hậu khô nóng có sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (ban ngày nhiệt độ cao nên đá nở ra, ban đêm nhiệt độ thấp đá co lại và bị rạn nứt…)  đá bị phá hủy nhanh về mặt cơ giới - Đặc biệt tác động của gió đã phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ vật liệu tạo nên 0,25 cảnh quan hoang mạc với các địa hình đặc trưng như: cồn cát, nấm đá, cột đá… 2 Vẽ hình thể hiện hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa hai chí 3,00 tuyến. Dựa vào kiến thức đã học và hình vẽ, trình bày và giải thích hiện tượng. * Vẽ hình: 1,00 * Trình bày và giải thích hiện tượng : - Hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là chuyển động thấy được bằng 0,25 mắt nhưng không có thực của Mặt Trời hàng năm giữa 2 chí tuyến (Trong 1 năm, tia sáng MT lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực nội chí tuyến khiến ta cảm thấy (có ảo giác) MT như di chuyển giữa 2 chí tuyến). - Trình bày hiện tượng :…. 1,00 - Như vậy: ./Trong khu vực nội chí tuyến có 2 lần MT lên thiên đỉnh 0,25 ./ Khoảng cách giữa 2 lần MT lên thiên đỉnh lớn nhất tại XĐ (khoảng 6 tháng). Càng về phía Chí tuyến thì k/cách giữa 2 lần MT lên thiên đỉnh càng rút ngắn lại và chập thành 1 tại CTB (vào ngày 22/6) và CTN (vào ngày 22/12). Do đó, tại chí tuyến chỉ có 1 lần duy nhất MT lên thiên đỉnh ./ Ngoại chí tuyến ko có lần nào mặt trời lên thiên đỉnh (góc nhập xạ luôn nhỏ hơn 90 ) 0 */ Giải thích hiện tượng Do khi Tđất CĐ tịnh tiến xung quanh MT, trục Trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng 0,25 quỹ đạo 1 góc 66033’ và ko đổi hướng Chính vì trong quá trình CĐ quanh MT, trục Tđất luôn nghiêng 1 góc như vậy nên 0,25 phạm vi giữa vĩ độ 23027’ B và 23027’ N là giới hạn xa nhất mà tia sáng MT có thể tạo được góc 900 với tiếp tuyển ở bề mặt đất lúc 12 h trưa . III 1. 2,00 - Hình A thuộc bán cầu Bắc, vì: 0,75 + Có các tháng ngày dài hơn đêm vào tháng 4,5,6,7,8, trùng với thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.
  4. + Đường phân chia sáng tối đi qua sau cực Bắc, trước cực Nam; bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm. - Hình B thuộc bán cầu Nam, vì: 0,75 + Có các tháng ngày dài hơn đêm rơi vào tháng 10,11,12,1,2, trùng với thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. + Đường phân chia sáng tối đi qua trước cực Bắc, sau cực Nam; bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm. - Hình A, B ở vĩ độ 900, vì có ngày và đêm kéo dài tới 6 tháng. 0,50 2 Tại sao nói vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn? 2,00 - Thuyết kiến tạo mảng cho rằng, vỏ TĐ trong quá trình hình đã bị gãy vỡ, tách ra 0,50 thành những mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau. Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao manti và di chuyển chậm chạp - Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao ở tầng 0,50 Manti trên, nên các mảng kiến tạo dịch chuyển. Hoạt động kiến tạo chủ yếu của TĐ tập trung tại ranh giới chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo. - Khi hai mảng chuyển động xô vào nhau hoặc chờm lên nhau (tiếp xúc dồn ép)thì sẽ 0,50 hình thành nên các dãy núi cao (Dc), hoặc các vực biển sâu (phía Tây TBD). Đồng thời tại vị trí tiếp xúc cũng xảy ra hiện tượng động đất, núi lửa. - Khi hai mảng tách xa nhau, ở vị trí các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra 0,50 các dãy núi ngầm, kèm theo hoạt động động đất, núi lửa (D/c: tiếp xúc tách dãn ở sống núi giữa ĐTD. IV 1 Phân tích tác động của các nhân tố ngoại lực: nhiệt độ, nước đến địa hình bề mặt 2,00 Trái Đất. - Tác động của nhiệt độ trên bề mặt địa hình: thể hiện rõ rệt nhất ở quá trình phong 1,00 hóa lí học, làm cho đá bị nứt vỡ thành những tảng và mảnh vụn. (Diễn giải) - Tác động của nước trên bề mặt địa hình thể hiện ở cả 3 quá trình xâm thực, vận 1,00 chuyển vật liệu xâm thực và bồi tụ tạo thành địa hình dòng chảy. (Diễn giải) 2 Phân biệt nội lực với ngoại lực. Lực nào có vai trò lớn hơn đối với sự hình thành 2,00 các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất? Tại sao? - Phân biệt: + Nội lực: (Nêu KN, NN, K.quả của quá trình nội lực…) 0,50 + Ngoại lực ((Nêu KN, NN, K.quả của quá trình nội lực…) 0,50 - Không có lực nào có vai trò lớn hơn đối với sự hình thành các dạng địa hình trên 0,50 TĐ, vì chúng phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc hình thành địa hình. Nội lực có xu hướng gồ ghề bề mặt TĐ, trong khi ngoại lực lại có xu hướng san bằng… - - Tuy nhiên, với mỗi kiểu địa hình khác nhau, mỗi lực có vai trò khác nhau. (Phân 0,50 tích) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản khai 2,0 V 1 thác và nuôi trồng của thế giới giai đoạn 2000 - 2015.
  5. * Xử lí số liệu: 0,5 Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của thế giới giai đoạn 2000 - 2015 (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2010 2015 Khai thác 100,0 99,3 95,8 100,1 Nuôi trồng 100,0 138,2 183,2 237,3 * Vẽ biểu đồ: Biểu đồ đường (Nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm) 1,50 Yêu cầu: đầy đủ tên, chú giải, vẽ chính xác, đảm bảo thẩm mĩ (Sai hoặc thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm/lỗi) b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản thế giới trong 1,5 giai đoạn trên. * Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản trên thế giới trong giai đoạn trên 0,5 không đều nhau - Sản lượng thủy sản khai thác tăng trưởng rất chậm và không ổn định (d/c) - Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng trưởng nhanh và tăng liên tục (d/c) * Giải thích - Sản lượng thủy sản khai thác tăng trưởng rất chậm và không ổn định là do nguồn 0,5 lợi thủy sản ngày càng suy giảm, việc khai thác phụ thuộc vào tự nhiên và gặp nhiều khó khăn… - Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng trưởng nhanh và tăng liên tục do tiềm năng nuôi trồng thủy sản ngày càng được khai thác có hiệu quả, hiệu quả kinh tế của nuôi trồng 0,5 thủy sản ngày càng cao, công nghệ - kĩ thuật nuôi trồng ngày càng phát triển, cơ sở vật chất phục vụ nuôi trồng được đảm bảo tốt hơn… Tổng điểm toàn bài 20,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2