SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học:2012-2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11<br />
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề).<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
Câu 1: (4 điểm)<br />
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ:<br />
“Ở hiền gặp lành”.<br />
Câu 2: (6 điểm) Học sinh chỉ chọn một trong hai câu.<br />
2.a/ Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân<br />
Hương:<br />
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,<br />
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.<br />
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,<br />
Mảnh tình san sẻ tí con con! ”<br />
(Ngữ Văn 11 Chuẩn, tập một)<br />
2.b/ Bên cạnh một Tú Xương quyết liệt dữ dội trong châm biếm, trào phúng, còn có<br />
một Tú Xương da diết và đằm thắm trong trữ tình. Bài “Thương vợ” là bài tiêu biểu cho<br />
khuynh hướng trữ tình. Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.<br />
<br />
--------------- HẾT -------------<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ XUẤT<br />
( Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang )<br />
Đơn vị ra đề: THPT Lai Vung 2<br />
<br />
MA TRẬN<br />
Mức độ<br />
Bộ phận<br />
NLXH (1câu )<br />
<br />
Nhận biết – thông hiểu<br />
<br />
Vận dụng<br />
<br />
Tổng số điểm<br />
<br />
1,0<br />
<br />
3,0<br />
<br />
4,0<br />
<br />
NLVH 1 câu : 2a<br />
( hoặc 2b)<br />
Tổng số điểm (TS câu)<br />
<br />
1,0<br />
(1,0)<br />
2,0<br />
<br />
5,0<br />
(5,0)<br />
8,0<br />
<br />
6,0<br />
(60)<br />
10 (2câu)<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM<br />
CÂU Ý<br />
NỘI DUNG<br />
ĐIỂM<br />
MB - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận<br />
0,5<br />
TB - Giải thích ý nghĩa từ ở hiền, gặp lành; ý nghĩa câu tục ngữ (nếu ta<br />
1,0<br />
ăn ở tử tế, sẵn sàng giúp đỡ người khác thì cuộc sống của ta sẽ được<br />
đền bù xứng đáng, những điều tốt đẹp sẽ đến với ta)<br />
- Phân tích, chứng minh biểu hiện “ở hiền gặp lành”:<br />
1,0<br />
+ Những người ăn ở tử tế, hiền lành thường có cuộc sống, bình<br />
yên, hạnh phúc…(dẫn chứng minh họa)<br />
1<br />
+ Những người hay giúp đỡ người khác cũng được người khác,<br />
cuộc sống đền đáp… (dẫn chứng minh họa)<br />
- Bình luận:<br />
1,0<br />
+ Thực tế, có những người ở hiền mà không gặp lành, cuộc sống<br />
vẫn khó khăn vất vả (dẫn chứng minh họa).<br />
+ Những kẻ xấu lại sống sung sướng, đủ đầy vì xã hội còn nhiều<br />
phức tạp, những thế lực xấu vẫn tồn tại, gieo tai họa cho những<br />
người ở hiền.<br />
KB - Bài học nhận thức: ta nên ở hiền vì đây là cách sống cao đẹp, có<br />
0,5<br />
khả năng giáo dục con người; nhưng không phải đối với ai ta cũng ở<br />
hiền.<br />
- Bài học hành động: là Hs, ta không ngừng học tập, rèn luyện bản<br />
thân ở hiền để gặp lành<br />
MB - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận<br />
0,5<br />
- Hai câu đầu:<br />
+ Cảnh thiên nhiên; cảnh được cảm nhận qua tâm trạng phẫn uất<br />
của con người: những vật nhỏ bé, mềm yếu như rêu vươn lên mạnh<br />
mẽ “xiên ngang”; những vật vô tri như đá như vùng dậy “đâm toạc<br />
chân mây” sự phẫn uất của thân phận rêu, đá đó cũng là sự phẫn<br />
2a<br />
uất về thân phận của nhân vật trữ tình.<br />
TB<br />
+ Nghệ thuật:<br />
2,5<br />
* Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đã làm nổi bật sự phẫn uất<br />
của thân phận rêu, đá đó cũng là sự phẫn uất về thân phận của nhân<br />
vật trữ tình.<br />
* Những động từ mạnh: xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ<br />
ngang, toạc thể hiện sự vùng dậy mạnh mẽ của thiên nhiên; đó cũng<br />
<br />
là sự vùng dậy phản kháng mạnh mẽ của nhân vật;<br />
* Cách dùng từ ngữ “xiên ngang, đâm toạc” thể hiện phong<br />
cách thơ Hồ Xuân Hương.<br />
Sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, thách thức số phận<br />
của Hồ Xuân Hương.<br />
- Hai câu cuối:<br />
+ Tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình: quy<br />
luật tuần hồn của thời gian, mùa xuân đi rồi xuân đến mà tuổi xuân<br />
trôi qua và không bao giờ trở lại nhưng nhân vật trữ tình vẫn chưa<br />
một lần hưởng trọn vẹn hạnh phúc lứa đôi nỗi lòng, khát vọng<br />
2,5<br />
hạnh phúc của nhân vật đó cũng là nỗi lòng, khát vọng hạnh phúc<br />
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.<br />
+ Nghệ thuật: Từ ngữ quen thuộc, gần gũi, đa nghĩa; điệp từ<br />
“xuân”; thủ pháp nghệ thuật tăng tiến: “mảnh tình- san sẻ- tí- con<br />
con” nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần làm cho nghịch cảnh càng éo le<br />
hơn.<br />
KB - Cảm nhận chung về đoạn thơ<br />
0,5<br />
MB - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận<br />
0,5<br />
- “Thương vợ” là bài thơ tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình:<br />
vừa da diết và dằm thắm trong tình thương vợ của ông và qua hình<br />
ảnh của ông trong nỗi lòng thương vợ.<br />
- Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu<br />
nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú<br />
+ Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú:<br />
* Hồn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời<br />
gian, cách nêu địa điểm.<br />
* Cuộc sống tần tảo, buôn bán ngược xuôi; nỗi vất vả đơn<br />
2,5<br />
chiếc và sự vật lộn với cuộc sống của bà.<br />
TB<br />
2b<br />
+ Đức tính cao đẹp của bà Tú:<br />
* Bà Tú là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng,<br />
con.<br />
* Bà là người chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh.<br />
+ Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian; biện<br />
pháp đối…<br />
- Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ:<br />
+ Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ.<br />
2,0<br />
+ Con người có nhân cách qua lời tự trách.<br />
+ Cách sử dụng từ: nuôi đủ, thành ngữ chéo…<br />
- Cảm nhận chung về bài thơ, ý nghĩa tác phẩm; Bài thơ da diết và<br />
0,5<br />
KB<br />
đằm thắm trong trữ tình.<br />
Trên đây chỉ là gợi ý chấm , giáo viên có thể linh hoạt trong chấm và chỉ cho<br />
Lưy ý:<br />
điểm tối đa khi học sinh đạt yêu cầu cả về nội dung và hình thức.<br />
<br />