SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học 2012 – 2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi: ...............<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Đề gồm 1 trang)<br />
Đơn vị ra đề:THPT Tân Thành<br />
I.Phần chung cho tất cả thí sinh (4,0 điểm)<br />
Câu 1. (4,0 điểm)<br />
Anh chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) về câu ngạn ngữ của Hi Lạp:<br />
“Cái rễ học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt”<br />
II. Phần riêng (6,0 điểm)<br />
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 2.a hoặc câu 2.b)<br />
Câu 2.a. Theo chương trình chuẩn: (6,0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế<br />
Xương.<br />
Quanh năm buôn bán ở mom sông,<br />
Nuôi đủ năm con với một chồng.<br />
Lặn lội thân cò khi quảng vắng,<br />
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.<br />
Một duyên hai nợ âu đành phận,<br />
Năm nắng mười mưa dám quản công.<br />
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,<br />
Có chồng hờ hững cũng như không.<br />
(Thương vợ – Trần Tế Xương, theo Sách Ngữ văn 11 – Chuẩn, tập 1, trang 29,30, NXB<br />
Giáo dục Việt Nam, 2010)<br />
Câu 2.b Theo chương trình nâng cao (6,0 điểm)<br />
Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn của Thạch Lam thường đi sâu vào miêu tả nội tâm<br />
nhân vật với những cảm xúc và cảm giác mơ hồ, mong manh.<br />
Anh (chị) hãy phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của<br />
Thạch Lam để làm sáng tỏ ý kiến trên.<br />
-------------------HẾT----------------------<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG<br />
Câu 1:<br />
<br />
a.Yêu cầu về kĩ năng<br />
- Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.<br />
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.<br />
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích,<br />
chứng minh, bình luận …).<br />
-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.<br />
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ<br />
pháp; trình bày bài rõ ràng.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức (4,0)<br />
<br />
a.: Giải thích câu ngạn ngữ:<br />
- Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến 2,0<br />
thức, nâng cao trình độ hiểu biết mỗi người.<br />
- Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và<br />
kết quả học tập.<br />
-> Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về quy luật của học<br />
vấn và vai trò của việc học hành với mỗi người.<br />
b. Phân tích và chứng minh<br />
- Học tập có những chùm rễ đắng cay: tống thời gian, công sức;<br />
bị quở mắng; thi hỏng... Quá trình học tập có những khó khăn, gian<br />
nan, vất vả.<br />
1,0<br />
- Vị ngọt của quả tri thức: niềm vui, niềm tự hào của gia đình;<br />
những khát vọng mới mẻ, sự thành công của bản thân trên con đường<br />
lập nghiệp<br />
- Chấp nhận đắng cay giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả<br />
tốt đẹp lâu dài (lấy dần chứng từ cuộc đời của các nhà văn, nhà khoa<br />
học....)<br />
c. Bình luận<br />
- Bài học tư tưởng:<br />
+ Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích<br />
cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có<br />
bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt<br />
đẹp trong học tập.<br />
+ Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi,<br />
<br />
trau đổi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho 1,0<br />
đời.<br />
Bài học hành động: (bài học của bản thân học sinh)<br />
Có hình thức kết bài thích hợp<br />
II. PHẦN RIÊNG:<br />
Câu 2a Theo chương trình Cơ bản (6,0 điểm)<br />
<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm<br />
văn xuôi; phân tích hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học để<br />
làm sáng tỏ một ý kiến. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không<br />
mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức:<br />
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, học<br />
sinh có thể trình bày cảm nhận của mình theo nhiều cách, nhưng cần<br />
làm rõ được các ý cơ bản sau:<br />
- Nêu được vấn đề cần nghị luận<br />
- Khái quát về bà Tú: (Công việc, thời gian, địa điểm, gia cảnh và<br />
<br />
1,0<br />
1,0<br />
<br />
trách nhiệm nuôi năm con và một chồng)<br />
1,0<br />
- Hai câu thực thể hiện nỗi vất vả: Hình ảnh thân cò vất vả từ ca dao ẩn dụ bà Tú, sáng tạo thân cò, đối lập: cảnh lấy hàng và mang về của<br />
bà Tú.<br />
<br />
2,0<br />
<br />
- Qua đó ta thấy thái độ của tác giả đối với vợ ( Ca ngợi đức hi sinh,<br />
nói duyên và nợ, cuộc sống thầm lặng và cách sử dụng số từ (một, hai<br />
, năm, mười) -> thấu hiểu và tri ân vợ,…), nỗi lòng của tác giả đối với 1,0<br />
cuộc sống xã hội (Tiếng chửi: thói đời, xã hội, chửi mình)<br />
- Lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và trào<br />
phúng, sử dụng chất liệu dân gian trong lời thơ,...<br />
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm đạt cả yêu cầu về kĩ<br />
năng và kiến thức, sáng tạo và cảm xúc.<br />
Câu 2b Theo chương trình Nâng cao (6,0 điểm)<br />
<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm<br />
<br />
văn xuôi; phân tích hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học để<br />
làm sáng tỏ một ý kiến. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không<br />
mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức:<br />
Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ,<br />
học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các<br />
ý cơ bản sau:<br />
- Mở bài:Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận<br />
<br />
0.5<br />
<br />
-Thân bài:<br />
<br />
1,5<br />
<br />
+ Tâm trạng của Liên trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời<br />
sống nơi phố huyện: Cảnh buồn nhưng gần gũi; xót xa cảm thông,<br />
chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi...<br />
<br />
1,5<br />
<br />
+ Tâm trạng của Liên khi đón đợi tàu: đợi chờ khắc khoải, nhiều mơ<br />
tưởng khi đoàn tàu đến...<br />
<br />
2,0<br />
<br />
+Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: đi sâu vào miêu tả nội tâm<br />
nhân vật với những cảm xúc mơ hồ, mong manh. Qua đó thể hiện<br />
niềm xót thương đối với những người co cực, quẩn quanh.<br />
-Kết luận:Đánh giá chung về hình tượng nhân vật.<br />
<br />
0,5<br />
<br />