SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2012-2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 11<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi: 17/ 12 /2012<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT:<br />
(Đề gồm có 01 trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT Thống Linh<br />
<br />
Câu 1: (4,0 điểm)<br />
Nhà văn người Mỹ Ernest Hemingway, trong tác phẩm “Ông già và biển cả”,<br />
có viết:<br />
“Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị khuất phục.”<br />
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về<br />
ý kiến trên.<br />
Câu 2: (6,0 điểm)<br />
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương.<br />
<br />
-HẾT-<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2012-2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 11<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT Thống Linh<br />
Câu<br />
Câu 1<br />
(4,0<br />
điểm)<br />
<br />
Nội dung yêu cầu<br />
Giải thích:<br />
+ “Bị hủy diệt”: sự ý thức về những khả năng rủi ro có thể xảy đến<br />
với con người.<br />
<br />
Điểm<br />
1,0<br />
<br />
+ “Bị khuất phục”: bị đánh bại, bị chinh phục.<br />
<br />
+ Ý nghĩa câu<br />
tinh thần con người vươn lên trong hành động, chinh phục những<br />
mục tiêu, vượt lên những thử thách.<br />
Phân tích – chứng minh:<br />
+ Con người trong công cuộc chinh phục và cải tạo tự<br />
nhiên: từ chỗ khiếp sợ trước tự nhiên đã trở nên mạnh mẽ can đảm<br />
hơn, nắm bắt quy luật tự nhiên, bắt thiên nhiên phải khuất phục<br />
trước con người. (Ngu công đào núi, Dã Tràng lấp bể là ước muốn<br />
và cũng là niềm tin vượt lên chính mình của những người giàu ý chí<br />
nghị lực và quyết tâm hành động. Một bờ đê sông Hồng là sức mạnh<br />
của con người hợp quần để chế ngự sức nước hung hãn, là niềm tự<br />
hào của con người bao thế hệ).<br />
<br />
Bàn luận:<br />
+ Trong đấu tranh xã hội, các lực lượng chính nghĩa, những con<br />
<br />
người đại diện cái tốt, cái đẹp không ít lần bị thất bại. Tuy nhiên,<br />
chính sẽ thắng tà, chính nghĩa sẽ chiến thắng bạo tàn. Không gì<br />
mạnh bằng ý chí con người, bên cạnh đó còn đòi hỏi sự tỉnh táo<br />
khôn khéo, kiên quyết để đạt mục đích. (Phan Bội Châu từng nhắn<br />
nhủ “Tay ba lần gãy, mới biết thuốc tiên…xưa nay anh hùng, từng<br />
thua mới được!”).<br />
+ Xét từ góc độ cá nhân, cũng có rất nhiều tấm gương con người<br />
vươn lên trong cuộc sống, vượt qua những khiếm khuyết của bản<br />
thân, tuy bị hủy diệt bởi định mệnh khắc nghiệt nhưng đã khẳng định<br />
ý nghĩa cao quý của sự sống con người, sống có ý nghĩa bằng tất cả<br />
nghị lực và bản lĩnh của mình. (Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo; Lê<br />
Thanh Thúy – cô gái 19 tuổi bị ung thư nhưng vẫn kịp góp mặt cho<br />
đời nụ cười rạng rỡ của một tấm lòng nhân hậu với chương trình<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
“Ước mơ của Thúy”).<br />
<br />
Câu 2<br />
(6,0<br />
điểm)<br />
<br />
Mở rộng vấn đề - Liện hệ thực tế:<br />
+ Con người có thể bị đánh bại, cũng không ít kẻ tự mình khuất<br />
phục quỳ gối trước các thế lực. Tuy nhiên, làm con người chân chính<br />
thì không bao giờ tự đánh mất mình. Những kẻ như vậy đã chết ngay<br />
khi còn sống!<br />
+ Từ những việc lớn đến việc nhỏ đều cần đến ý chí và nghị lực phi<br />
thường của con người, điều quan trọng chính là con người cần phải<br />
biết tự lượng sức mình, tự điều chỉnh mình. Có một lúc nào đó<br />
chúng ta vấp phải sai lầm và thất bại, nhưng đó chỉ là tạm thời, bởi<br />
lẽ nếu chúng ta quyết tâm hành động và nắm bắt được thời cơ, chuẩn<br />
bị đầy đủ chín muồi thì sẽ chắc chắn thành công.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Giới thiệu về tác giả Trần Tế Xương và bài thơ “Thương vợ”.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Phân tích được những nét chính về nội dung:<br />
Hình ảnh đảm đang, tháo vát, tần tảo, thủy chung của bà Tú.<br />
● Thái độ tự trách, sự cảm phục và yêu quí vợ của Tú Xương.<br />
<br />
3,0<br />
<br />
Phân tích được những nét chính về nghệ thuật:<br />
Nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo, giàu sức biểu cảm như:<br />
“quanh năm”, “mom sông”, “khi quãng vắng”, “buổi đò đông”; số từ<br />
(“năm con”, “một chồng”, “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười<br />
mưa”)...<br />
● Sử dụng chất liệu văn học dân gian: “thân cò”, thành ngữ “năm<br />
nắng mười mưa”<br />
● Nghệ thuật đối, đảo ngữ…<br />
<br />
2,0<br />
<br />
●<br />
<br />
●<br />
<br />
*Lưu ý:<br />
Đáp án trên chỉ là gợi ý chung, giám khảo căn cứ tình hình cụ thể bài làm của học sinh<br />
để cho điểm phù hợp . Khuyến khích những bài viết có sáng tạo<br />
<br />