SỞ GD-ĐT BẮC NINH<br />
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1<br />
--------------ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
Đề gồm có 3 trang, 40 câu<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2017-2018<br />
Bài thi KHOA HỌC XÃ HỘI. Môn: LỊCH SỬ 10<br />
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)<br />
Mã đề thi<br />
108<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................<br />
Câu 1: Cư dân ở Địa Trung Hải tập trung chủ yếu ở<br />
A. miền núi<br />
B. nông thôn<br />
C. trung du<br />
D. thành thị<br />
Câu 2: Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là<br />
A. thợ thủ công.<br />
B. nông dân.<br />
C. nô lệ.<br />
D. thương nhân.<br />
Câu 3: Sự ra đời của chế độ phong kiến gắn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột nào?<br />
A. Quý tộc với nô lệ.<br />
B. Quý tộc với nông dân lĩnh canh.<br />
C. Địa chủ với nông dân lĩnh canh.<br />
D. Quý tộc với nông dân công xã.<br />
Câu 4: Người tối cổ đã có phát minh lớn gì ghi dấu ấn trong thời nguyên thủy<br />
A. Giữ lửa và tạo ra lửa<br />
B. Chế tạo công cụ bằng đá<br />
C. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc<br />
D. Giữ lửa trong tự nhiên<br />
Câu 5: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là<br />
A. sông Mê Công chạy dọc từ bắc đến nam. B. sông Dương Tử chạy dọc từ bắc đến nam.<br />
C. sông Hằng chạy dọc từ bắc đến nam.<br />
D. sông Hoàng Hà chạy dọc từ bắc đến nam.<br />
Câu 6: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng nào là lao động chính làm ra của<br />
cải nhiều nhất cho xã hội?<br />
A. Bình dân.<br />
B. Nô lệ.<br />
C. Kiều dân.<br />
D. Chủ nô.<br />
Câu 7: Đặc điểm chung của tầng lớp quý tộc ở phương Đông cổ đại với tầng lớp chủ nô ở<br />
phương Tây cổ đại là gì?<br />
A. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị.<br />
B. Số lượng lớn và có địa vị trong xã hội.<br />
C. Số lượng đông đảo nhất.<br />
D. Được mọi tầng lớp trong xã hội quý trọng.<br />
Câu 8: Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?<br />
A. Thương nghiệp<br />
B. Nông nghiệp<br />
C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.<br />
D. Trồng trọt và chăn nuôi<br />
Câu 9: Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến phương<br />
Đông là gì?<br />
A. chế độ phong kiến phân quyền.<br />
B. chế độ dân chủ tư sản.<br />
C. chế độ dân chủ phong kiến.<br />
D. chế độ quân chủ lập hiến.<br />
Câu 10: Trong lĩnh vực tư tưởng, người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng Nho giáo là<br />
A. Khổng Tử.<br />
B. Tuân Tử.<br />
C. Mạnh Tử.<br />
D. Lão Tử.<br />
Câu 11: Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của nước nào?<br />
A. Pháp.<br />
B. Đức.<br />
C. Anh.<br />
D. Nhật.<br />
Câu 12: Tôn giáo chủ yếu của người Lào là<br />
A. Hin đu giáo.<br />
B. Phật giáo.<br />
C. Đạo giáo.<br />
D. Nho giáo.<br />
Câu 13: Vì sao đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô Ma, những hiểu biết về khoa học mới thực sự trở<br />
thành khoa học?<br />
A. Có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực.<br />
B. Có độ chính xác cao, đạt đến trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết.<br />
C. Có nhiều thành tựu nổi tiếng.<br />
D. Có nhiều nhà khoa học lớn.<br />
Câu 14: Trong các thị tộc, việc phân phối sản phẩm được thực hiện theo nguyên tắc<br />
Trang 1/3 - Mã đề thi 108<br />
<br />
A. Phụ nữ được hưởng nhiều hơn.<br />
B. Hưởng thụ bằng nhau.<br />
C. những người đứng đầu được hưởng nhiều hơn. D. Trẻ em được hưởng nhiều hơn.<br />
Câu 15: Ở hậu kì trung đại, quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong<br />
A. lãnh địa.<br />
B. nông nghiệp.<br />
C. thương nghiệp.<br />
D. thủ công nghiệp.<br />
Câu 16: Chế độ phong kiến Trung Quốc đã phát triển tới đỉnh cao dưới triều đại nào?<br />
A. Hán.<br />
B. Thanh.<br />
C. Minh.<br />
D. Đường.<br />
Câu 17: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là những giai cấp nào?<br />
A. Nông dân và nô tì.<br />
B. Nô lệ và lãnh chúa.<br />
C. Lãnh chúa và nông nô.<br />
D. Quý tộc và nông dân.<br />
Câu 18: Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện đầu tiên ở đâu?<br />
A. Lưu vực các con sông lớn ở châu Phi, châu Á. B. Ven bờ biển.<br />
C. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi<br />
D. Trung du và miền núi.<br />
Câu 19: Ở Campuchia, tộc người chiếm đa số là<br />
A. Vân Kiều.<br />
B. La Hủ.<br />
C. Chăm.<br />
D. Khơ me.<br />
Câu 20: Nội dung nào không phải là hệ quả của những cuộc phát kiến địa lí?<br />
A. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.<br />
B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.<br />
C. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.<br />
D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.<br />
Câu 21: Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của<br />
A. cuộc đấu tranh của nô lệ.<br />
B. chế độ chiến hữu nô lệ.<br />
C. chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải.<br />
D. thời kì phát triển của đế quốc Rôma.<br />
Câu 22: Trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là<br />
A. Ăngcovát.<br />
B. Chùa Vàng.<br />
C. Thạt Luổng.<br />
D. Ăngcothom.<br />
Câu 23: Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó có đặc trưng tiêu biểu là gì?<br />
A. Chủ nô chiếm hữu nhiều nô lệ<br />
B. Xã hội chủ yếu dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.<br />
C. Xã hội chỉ có hoàn toàn nô lệ<br />
D. Chủ nô bắt bớ, buôn bán nô lệ.<br />
Câu 24: Nội dung nào dưới đây là một trong những điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí?<br />
A. Sự gia tăng của dân số.<br />
B. Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.<br />
C. Con người đã có hiểu biết nhiều về đại dương, hình dạng trái đất.<br />
D. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.<br />
Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu làm cho xã hội nguyên thủy hoàn toàn tan rã là<br />
A. do sự phân phối sản phẩm thừa không đều.<br />
B. do sự xung đột liên tục giữa các bộ lạc.<br />
C. do trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao.<br />
D. do sự công bằng và bình đẳng bị phá vỡ.<br />
Câu 26: Công việc thường xuyên và quan trọng nhất của thị tộc là<br />
A. bảo vệ lãnh thổ sinh sống.<br />
B. kiếm thưc ăn để nuôi sống thị tộc.<br />
C. mở rộng địa bàn cư trú.<br />
D. phát triển số lượng thành viên trong thị tộc<br />
Câu 27: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là<br />
A. xưởng thủ công của lãnh chúa.<br />
B. lãnh địa phong kiến.<br />
C. thành thị trung đại.<br />
D. trang trại của quý tộc.<br />
Câu 28: Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì?<br />
A. Phù Nam.<br />
B. Chân Lạp.<br />
C. Champa.<br />
D. Lan Xang.<br />
Câu 29: Việc phát hiện và sử dụng công cụ bằng kim loại nào được xem là cuộc cách mạng trong<br />
sản xuất của loài người:<br />
Trang 2/3 - Mã đề thi 108<br />
<br />
A. Đồng đỏ<br />
B. Thiếc<br />
C. Sắt<br />
D. Đồng thau<br />
Câu 30: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào?<br />
A. Quý tộc với nông dân công xã<br />
B. Vua với nông dân công xã.<br />
C. Quý tộc với nô lệ<br />
D. Địa chủ với nông dân<br />
Câu 31: Công việc nào đã khiến cư dân phương Đông cổ đại gắn bó,ràng buộc với nhau trong tổ<br />
chức công xã?<br />
A. Trồng lúa nước.<br />
B. Chống giặc ngoại xâm.<br />
C. Trị thuỷ.<br />
D. Sản xuất thủ công nghiệp<br />
Câu 32: Nguồn gốc cơ bản hình thành giai cấp nông nô ở Tây Âu là<br />
A. các tù binh chiến tranh.<br />
B. những người Giécman không có chức vị.<br />
C. các chủ nô Rôma bị mất ruộng đât.<br />
D. nô lệ và nông dân không có ruộng đất.<br />
Câu 33: Việc tạo ra của cải thừa thường xuyên đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng nhất trong xã<br />
hội nguyên thủy là<br />
A. làm cho đời sống vật chất của con người được nâng cao.<br />
B. con người bắt đầu biết đến văn học, nghệ thuật.<br />
C. làm xuất hiện tư hữu và quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ.<br />
D. giai cấp và nhà nước ra đời.<br />
Câu 34: Ai là người đầu tiên đi vòng quanh trái trái đất bằng đường biển ?<br />
A. Côlômbô.<br />
B. Va-xcô đơ Ga-ma.<br />
C. Điaxơ.<br />
D. Magienlan.<br />
Câu 35: Ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia thời phong kiến là<br />
A. thương nghiệp.<br />
B. thủ công nghiệp.<br />
C. công nghiệp.<br />
D. nông nghiệp lúa nước.<br />
Câu 36: Công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã dẫn đến sự thay đổi vai trò của các thành viên<br />
trong gia đình là<br />
A. việc cư xử trở nên bình đẳng<br />
B. vai trò của người già ngày càng giảm sút.<br />
C. quyền quyết định của phụ nữ ngày càng lớn.<br />
D. đàn ông giành quyền quyết định các công việc.<br />
Câu 37: Điểm chung dẫn tới sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?<br />
A. Sự gắn kết giữa các công xã để trị thủy.<br />
B. Sự gắn kết giữa các công xã để săn bắt, hái lượm.<br />
C. Sự gắn kết giữa các công xã để phát triển kinh tế.<br />
D. Sự gắn kết giữa các công xã để chống ngoại xâm.<br />
Câu 38: Đâu là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam?<br />
A. Bế quan tỏa cảng.<br />
B. Bành trướng, xâm lược.<br />
C. Hòa hảo, mềm dẻo.<br />
D. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.<br />
Câu 39: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là<br />
A. đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.<br />
B. lấy công thương nghiệp làm chính.<br />
C. một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.<br />
D. người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá.<br />
Câu 40: Những quốc gia nào dưới đây đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?<br />
A. Tây Ban Nha, Hà Lan.<br />
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.<br />
C. Bồ Đào Nha, Italia.<br />
D. Tây Ban Nha, Anh.<br />
----------- HẾT ---------Trang 3/3 - Mã đề thi 108<br />
<br />