intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIEM TRA CUOI HOC KI I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 001 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (15 câu - 5,0 điểm) Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng? A. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp. B. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo. C. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc. D. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến. Câu 2: Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử? A. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử. B. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử. C. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử. D. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời? A. Học tập, tìm hiểu lịch sử đưa lại cho ta những cơ hội nghề nghiệp thú vị. B. Lịch sử là môn học rất khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần khám phá. D. Kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng tương lai. Câu 4: Tư tưởng – Tôn giáo nào dưới đây ra đời ở Trung Quốc cổ đại? A. Bà La Môn giáo và Nho giáo. B. Đạo giáo và Nho giáo. C. Phật giáo và Hin-đu giáo. D. Hồi giáo và Đạo giáo . Câu 5: Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm là nhiệm vụ nào sau đây của Sử học? A. Dự báo. B. Nhận biết. C. Tuyên truyền. D. Phục dựng. Câu 6: Lịch sử được con người nhận thức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu. B. Những điều kiện không gian, địa lí. C. Mức độ phong phú của thông tin sử liệu. D. Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu. Câu 7: Một trong những thành tựu văn minh của cư dân Ấn Độ cổ đại là A. lăng Ta-giơ Ma-han. B. hệ chữ cái La-tinh. C. đền Pác-tê-nông. D. Vạn lí trường thành. Câu 8: Khám phá lịch sử giúp con người hiểu biết được A. khả năng của bản thân. B. văn minh nhân loại. C. bản chất của xã hội. D. vai trò của lịch sử. Câu 9: Một trong những giải pháp góp phần quan trọng khắc phục các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến giá trị di sản văn hóa phi vật thể là A. tái tạo và trùng tu. B. gìn giữ và làm mới. C. đầu tư và phát triển. D. bảo tồn và phát huy. Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của Sử học với việc bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên? A. Hoạch định chiến lược bảo tồn, phát huy di sản. B. Cung cấp thông tin phục vụ bảo tồn, phát huy di sản. C. Nghiên cứu hình thành, phát triển của di sản. D. Xác định vị trí, vai trò, ý nghĩa của di sản. Trang 1/2 - Mã đề 001
  2. Câu 11: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Sử học? A. Nhận thức, khoa học và giáo dục. B. Nhận thức, giáo dục và dự báo. C. Nghiên cứu, học tập và dự báo. D. Giáo dục, khoa học và dự báo. Câu 12: Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới? A. Nền văn minh Trung Hoa. B. Nền văn minh Hy Lạp - La Mã. C. Nền văn minh Ai Cập. D. Nền văn minh Lưỡng Hà. Câu 13: Một trong những loại hình tiêu biểu của nền văn học Trung Hoa thời cổ-trung đại là A. truyện ngắn. B. tiểu thuyết. C. thần thoại. D. truyện ngụ ngôn. Câu 14: Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì? A. Phát huy giá trị của di sản văn hóa. B. Xác định giá trị thực tế của di sản. C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản. D. Thường xuyên tu bổ và hiện đại hóa di sản. Câu 15: Nội dung nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học? A. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước và nhân loại B. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại. C. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. D. Giáo dục con người về tư tưởng, tình cảm, đạo đức. II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 5,0 điểm) Câu 1.a (2 điểm). Hoàn thành bảng hệ thống về những thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập thời kì cổ - trung đại. Nội dung Những thành tựu Chữ viết và văn học ? Khoa học tự nhiên ? Tôn giáo ? Kiến trúc, điêu khắc ? Câu 1.b (1 điểm). Theo em, thành tựu văn minh của người Ai Cập cổ đại có ý nghĩa như thế nào đối với nhân loại? Câu 2. (2,0 điểm). Khái niệm văn minh, văn hóa giống và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh. (Theo mẫu.) Tiêu chí so sánh Văn hóa Văn minh Giống nhau ? Khác nhau ? ? Ví dụ ? ? ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2