intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phân tích tình hình Lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Chia sẻ: Sarah Xuân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:97

154
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang giai đoạn 2016 – 2017 và nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận từ đó đề xuất các giải pháp góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho Công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phân tích tình hình Lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ­­­­­­­­­­ Học phần PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chuyên đề PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH  HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CÔNG TY  CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY  SẢN AN GIANG   Giảng viên hướng dẫn            Sinh viên thực hiện PGS.,TS. BÙI VĂN TRỊNH    Nhóm 4, QTKD
  2. Vĩnh Long, Tháng 9 năm 2018 Mức độ Ngành, đv STT MSSV Họ và tên Chức vụ 1 6 1 1 QT 0 KD,  1 Nguyễn Thị Thu Trân Nhóm trưởng 4 K16 5 0 0 3 1 6 1 1 QT 0 KD,  2 Lê Thị Hồng Nhung 4 K16 3 0 0 3 1 6 1 1 QT 0 KD,  3 Lê Nhựt Huy 4 K16 5 0 0 5
  3. 1 6 1 1 QT 0 KD,  4 Phan Phạm Tuyết Nhi 4 K16 5 0 0 6 1 6 1 1 QT 0 KD,  5 Nguyễn Bích Thẩm 4 K16 5 0 2 9 1 6 1 1 QT 0 KD,  6 Nguyễn Minh Nhân 4 K16 5 0 3 0 QT 7 1 Phạm Thành Sáng Lớp trưởng KD,  6 K16 1 1 0 4 5 0 3
  4. 4 1 6 1 1 QT 0 KD,  8 Thái Ngọc Thảo 4 K16 5 0 4 5 1 6 1 1 QT 0 KD,  9 Nguyễn Thị Ánh Tuyết Lớp: Bí thư  4 K16 5 0 4 7 1 6 1 1 QT 0 KD,  10 Nguyễn Thị Tuyết Nhi Nhóm phó 4 K16 5 0 5 1 QT 11 1 Nguyễn Cát Tường KD,  6 K16 1 1 0 4 5 0
  5. 5 8 1 6 1 1 QT 0 12 Ngô Thị Kiều Hạnh KD,  Nhóm: Thư ký 4 K16 5 0 6 4 DANH SÁCH NHÓM 4
  6. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang......28 6
  7. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của CTCP XNK Thủy sản  An Giang.................................................................................................41 Bảng 4.2. Bảng báo caó kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty An  giang fish năm 2016 và năm 2017...........................................................42 Bảng 4.3 Tình hình lợi nhuận của công ty AGF (2016 ­2017)..............45 Bảng 4.4 Chỉ tiêu kết quả kinh doanh kế hoạch và thực hiện của công  ty AGF năm 2017....................................................................................46 Bảng 4.5 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (2016 – 2017)..............47  Bảng 4.6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (2016 – 2017)..........49  Bảng 4.7 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (2016 – 2017)............50 Bảng 4.8 Tỷ số sức sinh lợi căn bản (2016 – 2017)..............................51 Bảng 4.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của CTCP XNK  THỦY SẢN AN GIANG giá cá nguyên liệu.........................................53 7
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTCP :  Công ty Cổ phần HĐSXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh SXKD : Sản xuất kinh doanh CPSX : Chi phí sản xuất BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm tai nạn KPCĐ : Kinh phí công đoàn ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu KH :  Kế hoạch TH : Thực hiện TNHH :  Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định VCSH : Vốn chủ sở hữu 8
  9. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lợi nhuận có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất   lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nâng  cao lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của các doanh nghiệp trong   nền kinh tế  thị  trường. Bởi trong điều kiện hoạch toán kinh doanh  theo cơ  chế  thị  trường, lợi nhuận là yếu tố  quyết định sự  tồn tại và  phát triển của một doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến mọi mặt  của doanh nghiệp như  đảm bảo tình hình tài chính vững chắc, tạo  điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ  công nhân viên, tăng tích lũy   đầu tư  vào sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tính và khả  năng cạnh  tranh trên thị trường. Ngoài vai trò đối với doanh nghiệp lợi nhuận còn là nguồn tích  lũy cơ bản, là nguồn để  mở rộng tái sản xuất xã hội. Sau mỗi chu kì   sản xuất  kinh doanh, các doanh nghiệp phải hoạch toán lợi nhuận  (hoặc lỗ) rồi từ  đó nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước. Sự  tham gia đóng góp của các doanh nghiệp được phản ánh ở số thuế thu  nhập mà doanh nghiệp đã nộp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sự  điều tiết của nhà nước đối với lợi nhuận thu được của các đơn vị sản  xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên  một phần lợi nhuận của cơ  sở  kinh doanh cho ngân sách nhà nước,  đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế,   kết hợp hài hòa giữa lợi ích nhà nước và lợi của người lao động. Phân tích lợi nhuận giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm   được toàn bộ  thực trạng sản xuất kinh doanh, các mặt còn tồn tại  SVTH: Nhóm 4 Trang 9
  10. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh cũng như  nguyên nhân của nó, từ  đó tìm ra hướng giải quyết khắc   phục cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Chính  vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả  kinh   doanh nói chung và phân tích tình hình lợi nhuận nói riêng. Đó là một   nhu cầu thực tế cấp thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời   kỳ  này. Phân tích lợi nhuận giúp cho các nhà quản trị  doanh nghiệp  nắm được toàn bộ  thực trạng sản xuất kinh doanh, các mặt còn tồn  tại cũng như nguyên nhân của nó, từ đó tìm ra hướng giải quyết khắc  phục cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Chính  vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả  kinh   doanh nói chung và phân tích tình hình lợi nhuận nói riêng. Đó là một   nhu cầu thực tế cấp thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời   kỳ này. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang –viết tắt là  AGIFISH có quá trình hình thành và phát triển trên 30 năm, chuyên sản  xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy sản đông lạnh tại Việt Nam,  với các mặt hàng chính gồm cá basa, cá fillet. Hiện nay thị trường thủy   sản đang có nhiều biến độngcũng phần nào làm ảnh hưởng đến hoạt  động kinh doanh của công ty. Nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến  lợi nhuận từ đó đề  xuất những giải pháp thích hợp góp phần gia tăng   lợi nhuận cho Công ty, nhóm đã chọn đề  tài “Phân tich tinh hinh L ́ ̀ ̀ ợi  nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” làm  chuyên đề môn Phân tích hoạt động kinh doanh. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung SVTH: Nhóm 4 Trang 10
  11. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh   Phân tích tình hình lợi nhuận của  Công ty Cổ  phần xuất nhập  khẩu thủy sản An Giang  giai đoạn 2016  – 2017  và nhân tố  tác động  đến tình hình lợi nhuận từ đó đề xuất các giải pháp góp phần làm gia   tăng lợi nhuận cho Công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình lợi nhuận của Cổng phần xuất  nhập khẩu thủy sản An Giang trong 2 năm 2016 ­ 2017 Mục tiêu 2:  Phân tích các nhân tố  tác động đến tình hình lợi  nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao lợi nhuận cho Công  ty trong tương lai 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được sử dụng là số liệu thứ cấp thu thập từ Báo cáo tài  chính, Báo cáo thường niên qua các năm 2016 và 2017. Ngoài ra, còn  có   các   bài   báo   trên   Website   chính   thức   của   Công   ty  http://agifish.com.vn  1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu Sử  dụng phương pháp so sánh:  so sánh lợi nhuận giữa 2 năm  2016 và 2017 để  thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp   nhằm có các biện pháp hỗ  trợ  kịp thời. Ngoài ra, nhóm còn so sánh  giữa lợi nhuận kế  hoạch và thực tế  đạt được trong năm 2017 của  Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang để xem xét mức  độ hoàn thành kế hoạch, những gì đạt được, những gì còn thiếu sót để  Công ty có kế hoạch phù hợp và đề ra chiến lược thực hiện trong giai  đoạn sắp tới. SVTH: Nhóm 4 Trang 11
  12. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân  tích để  xác định xu hướng, mức độ  biến động của chỉ  tiêu phân tích.  Vì vậy, để  tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề  cơ  bản  như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định  mục tiêu so sánh. a) Xác định số  gốc để  so sánh phụ thuộc các mục đích cụ  thể  của phân tích. Chỉ tiêu số gốc để so sánh bao gồm: số kế hoạch, định   mức, dự toán kỳ trước. Tùy theo mục đích (tiêu chuẩn) so sánh mà lựa  chọn số gốc so sánh: + Nếu số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng   đánh giá mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ  tiêu phân   tích qua hai hay nhiều kỳ. + Nếu số  gốc là số  kế  hoạch: Tiêu chuẩn so sánh này có tác  dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra. + Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường  sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình  tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành. b)  Xác định điều kiện so sánh:  Các chỉ  tiêu kinh tế  phải đáp  ứng các yêu cầu sau:  + Phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế. + Phải có cùng một phương pháp tính toán. + Phải có cùng một đơn vị tính. c) Xác định kỷ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích  và trị  số  kỳ  gốc của chỉ  tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự  biến động về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích. SVTH: Nhóm 4 Trang 12
  13. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh + So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân  tích và trị  số  kỳ  gốc của chỉ  tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện  kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển… của chỉ tiêu phân tích . + So sánh bằng số bình quân: Số bình quân có thể biểu thị dưới  dạng   số   tuyệt   đối(năng   suất   lao   động   bình   quân,   tiền   lương   bình  quân….) hoặc dưới dạng số tương đối(tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ  suất chi phí bình quân…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh  đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung   có cùng một tính chất. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: để xác định chính xác  mức độ ảnh hưởng của các nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình lợi  nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, đồng  thời đề xuất các biện pháp cụ thể giúp Công ty nâng cao lợi nhuận. Phương pháp thay thế  liên hoàn là phương pháp mà  ở  đó các  nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định   chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích   (đối tượng phân tích) bằng cách xác định các nhân tố  khác trong mỗi  lần thay thế. [3, 20]. Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau: * Bước 1: Xác định đối tượng phân tích Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. Gọi a, b, c là trình tự  các nhân tố   ảnh hưởng đến chỉ  tiêu phân  tích. Thế hiện bằng phương trình: Q  =  a x b x c Đặt Q1: chỉ tiêu thực hiện,  Q1  =  a1 x b1 x c1 Q0: chỉ tiêu kế hoạch,   Q0  =  a0 x b0 x c0 SVTH: Nhóm 4 Trang 13
  14. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh => Đối tượng phân tích   ∆Q = Q1 – Q0  mức chệnh lệch giữa chỉ  tiêu thực hiện so với kế hoạch.      ∆Q = Q1 – Q0 = a1 x b1 x c1 ­ a0 x b0 x c0 * Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng Thực hiện phương pháp thay thể liên hoàn: ­ Thay thể bước l (cho nhân tố a): a0 x b0 x c0 được thay thể bằng a1 x b0 x c0 => Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: ∆a = a1 x b0 x c0  –  a0 x b0 x c0 ­ Thay thể buớc 2 (cho nhân tố b):  a1 x b0 x c0  được thay thế bằng a1 x b1 x c0 => Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: ∆b = a1 x b1 x c0  –  a1 x b0 x c0 ­ Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1 x b1 x c0 được thay thể bằng a1 x b1 x c1 => Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: ∆c = a1 x b1 xc1  –  a1 x b1 x c0 Vậy tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆Q = ∆a + ∆b +∆c     = (a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0) + (a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 ) + (a1 x b1  xc1 – a1 x b1 x c0)         = a1 x b1 x c1  –  a0 x b0 x c0 => ∆Q: Đối tượng phân tích   1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian SVTH: Nhóm 4 Trang 14
  15. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận   của Công ty Cổ  phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được thực   hiện tại CTCP xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang. 1.4.2 Phạm vi thời gian Đề  tài sử  dụng số  liệu về  kết quả  hoạt động kinh doanh của  Công ty trong 2 năm 2016 và 2017 Đề  tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25/8/2018 đến  05/9/2018. 1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là tình hình lợi nhuận, các nhân tố   ảnh  hưởng đến tình hình lợi nhuận của Công ty cổ  phần xuất nhập khẩu   thủy sản An Giang năm 2016 ­ 2017. Tổng kết chương 1:  Nhóm chọn đề  tài  “Phân tích các nhân tố  ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cổ  phần xuất nhập khẩu  thủy sản An Giang”. Để  thực hiện đề  tài này, nhóm đã sử  dụng số  liệu thứ  cấp về  kết quả kinh doanh của Công ty Cổ  phần xuất nhập  khẩu thủy sản An Giang năm 2016 ­ 2017. Đồng thời, nhóm dùng hai  phương pháp phân tích chính là phương pháp so sánh và phương pháp  thay thế  liên hoàn để  phân tích tình hình lợi nhuận nhằm tìm ra các   nhân tố   ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ  đó đề  xuất những giải pháp  thích hợp góp phần gia tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập   khẩu thủy sản An Giang. SVTH: Nhóm 4 Trang 15
  16. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1 Doanh thu 2.1.1.1 Khái niệm, nội dung và vai trò của doanh thu a. Khái niệm: Doanh số  (còn gọi là doanh thu, tổng doanh số  hay tổng doanh   thu) là lượng tiền Công ty thu vào từ các hoạt động tác nghiệp của nó,  trước khi trừ đi bất kỳ khoản chi phí nào. Điều này có nghĩa là doanh  số không bao gồm tiền Công ty thu vào từ việc bán bất động sản, máy   móc và thiết bị  cũ. Các khoản đó sẽ  được trình bày trong mục thu   nhập khác. Doanh số  cũng không bao gồm tiền lãi thu được trên các   chứng khoán khả mại, khoản tiền đó sẽ được thu nhập lãi.  Mục đích cuối cùng trong HĐSXKD của doanh nghiệp là tiêu  thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm   là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được  tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết  thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn   bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch  vụ của doanh nghiệp. b. Nội dung của doanh thu: Nội dung của doanh thu bao gồm hai bộ phận sau: ­ Doanh thu về  bán hàng: Là doanh thu về  bán sản phẩm hàng  hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về  SVTH: Nhóm 4 Trang 16
  17. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và   sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ­ Doanh thu từ tiêu thụ khác, bao gồm: + Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại. + Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như:   thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức   khác, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. + Thu nhập bất thường như: thu từ tiền phạt, tiền bồi thường,   nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại. + Thu nhập từ  các hoạt động khác như: thu về  nhượng bán,  thanh lý tài sản cố định; giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất;   thu từ bản quyền phát minh, sáng chế; tiêu thụ  những sản phẩm chế  biến từ phế liệu, phế phẩm. Để tìm hiểu rõ hơn về doanh thu, chúng ta tiếp cận một số khái  niệm có liên quan: ­ Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu  về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản  thuế. Các khoản giảm trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả  lại, chiết khấu thương mại. ­ Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp  dịch vụ  cộng cho các khoản hoàn nhập như  dự  phòng giảm giá hàng  tồn kho, phải thu nợ khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo. c) Vai trò của doanh thu: Doanh thu là một chỉ  tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu  này không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý   nghĩa quan trọng đối với nền Kinh tế quốc dân. SVTH: Nhóm 4 Trang 17
  18. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh   thu của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất,  phản ánh trình độ  tổ  chức chỉ  đạo sản xuất kinh doanh của doanh   nghiệp. Bởi lẽ  có được doanh thu bán hàng chứng tỏ  doanh nghiệp  sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận: rằng sản phẩm  đó về  mặt khối lượng, giá trị  sử  dụng, chất lượng và giá cả  đã phù  hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh   thu   bán   hàng   còn   là   nguồn   vốn   quan   trọng   để   doanh  nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao   động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), để  trả  lương, thưởng cho người lao động, trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế  theo Luật định… Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng   của quá trình chu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình  sản xuất sau. Vì vậy việc thực hiện doanh thu bán hàng có ảnh hưởng  rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh   nghiệp. Nếu vì lý do nào đó mà doanh nghiệp sản xuất không thực  hiện được chỉ  tiêu doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm đều làm  cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và  ảnh hưởng  đến quá trình SXKD của doanh nghiệp. d) Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: Doanh thu bán hàng hằng năm nhiều hay ít do nhiều nhân tố  quyết định. Những nhân tố  chủ  yếu  ảnh hưởng đến doanh thu bán  hàng là: ­  Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: khối lượng sản  phẩm sản xuất hoặc lao vụ, dịch vụ  cung  ứng càng nhiều thì mức   SVTH: Nhóm 4 Trang 18
  19. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh doanh thu bán hàng càng lớn. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tiêu thụ  không chỉ  phụ  thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ  thuộc vào tình hình tổ  chức công tác tiêu thụ  sản phẩm như: việc ký  kết hợp đồng tiêu thụ  với các khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị,   việc xuất giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng, giữ vững kỷ  luật thanh toán…Tất cả  các việc trên nếu làm tốt đều có tác động  nâng cao doanh thu bán hàng. Việc hoàn thành kế  hoạch tiêu thụ  là  nhân tố quan trọng quyết định doanh thu bán hàng. ­ Kết cấu mặt hàng: khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản  xuất tương đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại  tương đối cao nhưng cũng có những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp,  chi phí sản xuất cao, giá bán lại thấp. Do đó, việc thay đổi kết cấu  mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Mỗi loại  sản phẩm, dịch vụ  cung  ứng đều có tác dụng nhất định nhằm thoả  mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Vì vậy khi phấn đấu tăng  doanh thu, các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đầy đủ  các hợp   đồng đã ký với khách hàng nếu không sẽ  mất khách hàng, khó đứng  vững trong cạnh tranh. ­  Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm và chất lượng  dịch vụ được nâng cao không những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn   ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng cao, giá   bán sẽ  cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung  ứng   dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ, tạo điều kiện   tiêu thụ  dễ  dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng và tăng doanh  thu bán hàng. SVTH: Nhóm 4 Trang 19
  20. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh ­  Giá bán sản phẩm: trong trường hợp các nhân tố  khác không  đổi, việc thay đổi giá bán có  ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay  giảm doanh thu bán hàng. Thông thường chỉ  những sản phẩm, những   công trình có tính chất chiến lược đối với nền Kinh tế  quốc dân thì   Nhà nước mới định giá, còn lại do quan hệ  cung cầu trên thị  trường   quyết định. Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ  phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu  hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái   đầu tư. 2.1.1.2 Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng Để lập doanh thu bán hàng có hai phương pháp: a) Phương pháp lập doanh thu bán hàng theo đơn đặt hàng của   khách hàng: Phương pháp này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách   hàng để lập kế hoạch doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của  doanh nghiệp. Lợi thế của phương pháp này là đảm bảo sản phẩm của doanh  nghiệp sản xuất ra sẽ  tiêu thụ  được hết. Phương pháp này sẽ  khó  thực hiện nếu như không có đơn đặt hàng trước của khách hàng. b) Lập kế hoạch doanh thu bán hàng căn cứ  vào kế  hoạch sản   xuất của doanh nghiệp: Theo phương pháp này, doanh thu bán hàng phụ  thuộc vào số  lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng và giá bán của đơn vị  sản phẩm hoặc cước phí của đơn vị. * Doanh thu được thể hiện qua công thức sau: SVTH: Nhóm 4 Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2