intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Vai trò của tài liệu lưu trữ trong đời sông xã hội

Chia sẻ: Nguyễn Thị Dung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

233
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu lưu trữ dù ở loại hình nào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đồng thời góp phần phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lịch sử. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo tài liệu " Vai trò của tài liệu lưu trữ trong đời sông xã hội".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Vai trò của tài liệu lưu trữ trong đời sông xã hội

  1. ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA TÀI LIỆU LƯU TRỮ TRONG ĐỜI SÔNG XàHỘI Sinh viên : Nguyễn Thị Dung Lớp : 1305 QTVE 1. Tóm tắt nội dung Tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan nhà nước, đoàn thể  và cá nhân trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, là nguồn tài liệu  quan trọng trong mọi ngành mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn   hóa, chính trị.càng ngày con người càng nhận thức được vai trò của tài liệu.  Con người luôn có ý thức gìn giữ tài liệu để phục vụ nhu cầu sử dụng và coi   nó như một loại tài sản quý giá. 2. Từ khóa: Vai trò của tài liệu trong đời sống xã hội 3. Đặt vấn đề ­ Khái niệm của tài liệu lưu trữ Theo cách hiểu thông thường tài liệu lưu trữ là những tài liệu có giá trị được  lưu lại, giữ lại để  đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin quá khứ, phục vụ đời   sống xã hội. Quan điểm về  tài liệu lưu trữ  càng ngày càng có sự  biến đổi  nhất định phù hợp với sự phát triển của xã hội con người. ­ Theo nghĩa chuyên ngành tài liệu lưu trữ được định nghĩa như sau: Tài   liệu lưu trữ  là bản chính, bản gốc của những tài liệu có giá trị  lịch sử  được   lựa chọn từ  trong toàn bộ  khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động  của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, được bảo quản trong các kho lưu trữ để  khai thác phục vụ cho các mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, lịch   sử… của toàn xã hội.
  2. ­Tài liệu lưu trữ là bản chính, bản gốc của tài liệu được in trên giấy,  phim,  ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh hoặc các vật   mang tin khác,trong trường hợp không còn bản chính, bản gốc thì được thay  thế bằng bản sao hợp pháp.[1,1] trích từ Luật số 1 trang 1 của Luật lưu trữ.   ­ Tài liệu lưu trữ có những đặc điểm sau:  + Nội dung của tài liệu lưu trữ  chứa đựng những thông tin quá khứ,   phản ánh hoạt động và thành tựu lao động sáng tạo của con người qua các  thời kỳ lịch sử khác nhau, ghi lại những sự kiện hiện tượng, biến cố lịch sử,   những hoạt động của các cơ  quan, tổ  chức, những cống hiến to lớn của các  anh hùng dân tộc, các nhà khoa học và văn hóa nổi tiếng. + Tài liệu lưu trữ có tính chính xác cao. Tài liệu lưu trữ gần như được  sinh ra đồng thời với các sự kiện, hiện tượng, nên thông tin phản ánh trong đó  có tính chân thực cao.  + Tài liệu lưu trữ là bản chính, bản gốc của tài liệu. Trường hợp không  có bản chính, bản gốc thì có thể  dùng bản sao có giá trị  như  bản chính thay   thế.  + Tài liệu lưu trữ thông thường chỉ có một đến hai bản. Đặc điểm này   khác với các xuất bản phẩm như  sách, báo, tạp chí. Vì thế  tài liệu lưu trữ  phải được bảo quản chặt chẽ, nếu để hư  hỏng, mất mát thì không gì có thể  thay thế được. + Tài liệu lưu trữ do Nhà nước thống nhất quản lý. Nó được đăng ký,  bảo quản và nghiên cứu, sử dụng theo những quy định của pháp luật. ­ Các loại tài liệu lưu trữ + Tài liệu hành chính: là những văn bản có nội dung phản ánh những   hoạt động về quản lý nhà nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quân   sự… Tài liệu hành chính có nhiều thể loại phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch   sử  của mỗi quốc gia, dân tộc.  Ở  Việt Nam, dưới thời Phong kiến tài liệu  
  3. hành chính là các loại: luật, lệ, lệnh, sắc, chiếu, chỉ, dụ, cáo, sách, biểu, sớ…  dưới thời Pháp thuộc là sắc luật, sắc lệnh, nghị định, công văn… và ngày nay   tài liệu hành chính là hệ thống các văn bảo quản lý nhà nước như: hiến pháp,  luật,   pháp   lệnh,   nghị   định,   nghị   quyết,   quyết   định,   thông   tư,   tờ   trình,   kế  hoạch, báo cáo, công văn… Đây là loại hình tài liệu chiếm tỷ lệ lớn trong các  lưu trữ hiện nay. + Tài liệu khoa học ­ kỹ thuât: là loại tài liệu có nội dung phản ánh các   hoạt động về  nghiên cứu khoa học; phát minh sáng chế; thiết kế, xây dựng  các công trình xây dựng cơ bản; thiết kế và chế  tạo các loại sản phẩm công   nghiệp; điều tra, khảo sát tài nguyên thiên nhiên như địa chất, khoáng sản, khí  tượng, thuỷ  văn và trắc địa, bản đồ… Tài liệu khoa học kỹ  thuật có nhiều   loại như: tài liệu pháp lý, thuyết minh công trình, báo khảo sát, báo cáo nghiên  cứu khả  thi, dự  toán, quyết toán, các hồ  sơ  thầu, các bản vẽ  thiết kế  kỹ  thuật, bản vẽ  thiết kế  thi công, hoàn công; bản vẽ  tổng thể  công trình, bản  vẽ các chi tiết trong công trình; các loại sơ đồ, biểu đồ tính toán; các loại bản  đồ, trắc địa…. + Tài liệu nghe nhìn: là tài liệu phản ánh các hoạt động chính trị, kinh  tế, văn hóa xã hội và các hoạt động phong phú khác bằng cách ghi và tái hiện  lại các sự  kiện, hiện tượng bằng âm thanh và hình  ảnh. Loại tài liệu này  chuyển tải, tái hiện sự kiện, hiện tượng một cách hấp dẫn sinh động, thu hút  được sự  chú ý của con người. Hiện nay, khối tài liệu này chiếm vị  trí quan  trọng trong Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam. Tài liệu nghe nhìn bao gồm các  loại: băng, đĩa ghi âm, ghi hình; các bức  ảnh, cuộn phim (âm bản và dương  bản) ở các thể loại khác nhau như: phim hoạt hình, phim truyện, phim tư liệu,  phim thời sự… + Tài liệu điện tử: là loại tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động  của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng máy vi tính trong quá trình sản  sinh và lưu trữ tài liệu. Tài liệu điện tử hay còn gọi là tài liệu đọc bằng máy, 
  4. là những dữ liệu ở dạng đặc biệt chỉ có thể  đọc và sử  dụng nó bằng máy vi   tính. Như vậy, tài liệu lưu trữ điện tử có thể bao gồm các file dữ liệu và các   cơ sở dữ liệu, các thư điện tử, điện tín ở  dạng văn bản hoặc ở dạng mã hóa   bằng số thông tin. + Ngoài bốn loại hình tài liệu chủ  yếu trên, tài liệu lưu trữ  còn có  những tài liệu phản ánh các hoạt động sáng tác văn học, nghệ  thuật của các   nhà văn, nhà thơ, nghệ  sĩ, các hoạt động chính trị, khoa học… Loại tài liệu  này chủ yếu là bản thảo của chính tác phẩm văn học­ nghệ  thuật, khoa học;   thư  từ  trao đổi và tài liệu về  tiểu sử  của các nhà văn, nhà thơ, nghệ  sĩ nổi  tiếng, của các nhà hoạt động chính trị, hoạt động khoa học; các phác thảo của   các hoạ sĩ… 2. Giải thích từ ngữ: 1. Hoạt động lưu trữ  là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị,  bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.[1,1]trích từ luật số 1 trang 1. 2. Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình  hoạt động  của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm văn bản, dự  án, bản vẽ  thiết kế, bản đồ, công trình  nghiên cứu, sổ sách, biểu, thống kê, âm bản, dương bản phim,  ảnh, vi phim,   băng đĩa, ghi âm, ghi hình, tài liệu  điện tử, bản thảo tác phẩm văn học, nghệ  thuật, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay, tranh vẽ hoặc in,  ấn phẩm và   vật mang tin khác.[1,1] được trích từ luật số 1 trang 1. 3. Tài liêu lưu trữ  là tài liệu có giá trị  phục vụ  hoạt động thực tiến,   nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ  bao gồm bản gốc, bản chính, trong trường hợp không  còn bản gốc, bản chính thì được thay thế  bằng bản sao hợp pháp.[1,1] được  trích từ luật số 1 trang 1.
  5. 4. Công tác lưu trữ  là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước bao gồm   tất cả những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức  khoa học, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ  phục vụ  công tác quản lý, công tác nghiên cứu khoa học và các nhu cầu cá  nhân. 5. Lưu trữ học là bộ môn khoa học tổng hợp  nghiên cứu những vấn đề  lý luận, pháp lý và phương pháp nghiệp vụ của công tác lưu trữ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đã từ lâu con người đã biết lưu trữ và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ  để phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển. Ngày nay cùng với sự phát triển  của xã hội, nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu ngày càng gia tăng, vì tài liệu  lưu trữ là nguồn thông tin quá khứ, có độ chính xác cao và có giá trị đặc biệt  góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của từng  địa phương và của Quốc gia. Khi xã hội phát triển, đặc biệt là từ khi nhà nước ra đời, yêu cầu của  việc cung cấp thông tin để phục vụ cho lao động, sản xuất và công tác quản  lý đất nước đòi hỏi con người phải lưu giữ những thông tin cần thiết để  truyền đạt lại cho nhiều người khác hoặc cho thế hệ sau hoặc để ghi chép lại  những kinh nghiệm và các hoạt động sáng tạo của con người. Đáp ứng nhu  cầu đó, con người đã chế tạo ra các vật liệu, phương tiện có khả năng ghi tin  và truyền đạt thông tin có độ bền cao, lưu giữ được thông tin trong thời gian  dài. Trong việc ghi tin và trao đổi thông tin, con người có nhiều phương tiện  và nhiều cách thể hiện khác nhau, trong đó văn bản được coi là phương tiện  ghi tin và truyền đạt thông tin quan trọng nhất. Ngay từ khi ra đời, văn bản đã  trở thành phương tiện không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước.  Văn bản được sử dụng để ghi chép các sự kiện, hiện tượng, truyền đạt các 
  6. chỉ thị, mệnh lệnh, là căn cứ cơ sở để điều hành và quản lý xã hội. Vì vậy,  càng ngày con người càng nhận thức được vai trò của tài liệu nói chung và  văn bản nói riêng. Con người luôn có ý thức gìn giữ tài liệu để phục vụ nhu  cầu sử dụng và coi nó như một loại tài sản quý giá. II. NỘI DUNG Tài liệu lưu trữ  dù  ở  loại hình nào cũng đóng vai trò quan trọng trong  việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức,  cá nhân đồng thời góp phần phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa,  khoa học lịch sử. Trong đó: 1.Tài liệu lưu trữ có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng thể  chế hành chính nhà nước.   Thứ  nhất, việc khai thác thông tin phục vụ  soạn thảo, ban hành văn   bản quản lý nhà nước có thể  từ  nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn thông  tin từ  tài liệu lưu trữ  có vai trò quan trọng vì tính chính xác, độ  tin cậy cao,   thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm. Vai trò quan trọng của tài liệu lưu trữ thể  hiện ngay khi định hướng nội dung, xác định nhu cầu ban hành văn bản quản  lý nhà nước cần phải nghiên cứu các chủ  trương, đường lối của Đảng liên  quan đến vấn đề  đó thông qua các tài liệu lưu trữ. Nghiên cứu hệ  thống văn   bản quản lý nhà nước đã quy định về cùng vấn đề đó, để xác định vấn đề  đã  được điều chỉnh, giải quyết chưa, điều chỉnh, giải quyết bằng cách nào, hiệu  quả như thế nào, nhằm bảo đảm tính hệ thống, tính khả thi, sát hợp với thực  
  7. tế của văn bản. Nghiên cứu thực trạng xã hội được phản ánh qua các tài liệu   lưu trữ  để  văn bản đang soạn thảo phù hợp với thực tế  phát triển của đời  sống xã hội. Vì toàn bộ nguồn thông tin văn bản sử dụng để  nghiên cứu đều   đã qua các khâu xử lý nghiệp vụ của công tác lưu trữ. Thứ  hai, dựa trên những thông tin được lưu trữ  để  nghiên cứu tìm ra   quy luật vận động, từ  đó dự  báo về  xu hướng phát triển của vấn đề  trong   tương lai, nhất là sự  vận động của đối tượng chịu sự  tác động của văn bản   đang soạn thảo; tìm hiểu đối tượng của văn bản đã hiểu và quan tâm, chờ  mong gì về vấn đề đó; dự đoán phản ứng của họ khi nhận được văn bản .Từ  đó tìm ra cách thức tác động phù hợp với quy luật vận động của đời sống xã  hội   và   định   hướng  Thứ  ba, cùng với việc nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành,  trong quá trình xây dựng một văn bản, cần phải nghiên cứu pháp luật liên   quan đến nội dung văn bản của giai đoạn trước, nhằm đánh giá những thành   công, thất bại của từng văn bản, từng quy định; tìm hiểu nguyên nhân để kế  thừa những hạt nhân hợp lý, phát huy giá trị tích cực, hạn chế đến mức thấp   nhất những tác động tiêu cực, những thiệt hại có thể  xảy ra cho xã hội của  văn bản mới. Khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật, phải tiến hành nghiên  cứu hệ  thống các quy phạm pháp luật đã được ban hành (hệ  thống các văn   bản đó được lưu giữ  ở lưu trữ hiện hành là phổ  biến) để  bảo đảm văn bản  áp dụng pháp luật đó là đúng thẩm quyền, và có nội dung phù hợp với pháp luật hiện hành. Quá trình thu thập thông tin từ  tài liệu lưu trữ  không qua nhiều khâu  trung gian, được thực tiễn kiểm nghiệm, nguồn thông tin diện rộng, phong  phú, nhanh chóng, tiết kiệm sẽ phục vụ đắc lực cho việc xây dựng hệ  thống  thể chế nền hành chính nhà nước. Như vậy, làm tốt các khâu nghiệp vụ  của  công tác lưu trữ  góp phần thúc đẩy cho hoạt động hệ  thống hoá pháp luật   (tập hợp hoá và pháp điển hoá) được tốt, góp phần loại bỏ những quy phạm  
  8. lỗi thời, làm giảm sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật, nâng  cao chất lượng, hiệu quả  cho hệ  thống thể  chế  nền hành chính nhà nước,   bảo đảm cung cấp thông tin cho hoạt động xây dựng hệ  thống văn bản quy   phạm pháp luật nói riêng và văn bản quản lý nhà nước nói chung. 2. Vai trò của lưu trữ tài liệu đối với cá nhân   Tài liệu lưu trữ  để  làm lý lịch (giấy khai sinh, bằng cấp, chứng nhận,   các quyết định lương, thưởng; giấy khen ..). Lưu trữ tài liệu để  chứng minh   nhân thân giải quyết các vấn đề về sở hữu và thừa kế tài sản; chứng minh tài  sản (sổ hộ khẩu; giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ giao dịch mua bán..). Lưu trữ  tài liệu để  chứng minh thực hiện các nghĩa vụ  vơi nhà nước: ví dụ  biên lai  đóng thuế  đất. Lưu trữ  tài liệu để  giữ  lại những ký  ức, kỷ  niệm đẹp trong  cuộc sống của cá nhân. 3. Vai trò của tài liệu lưu trữ đối với Quốc gia  ­ Vai trò của tài liệu lưu trữ trong lĩnh vực chính trị   + Tài liệu lưu trữ  dùng để  làm bằng chứng chứng minh chủ  quyền   quốc gia, giải quyết các xung đột về  biên giới lãnh thổ; làm sáng tỏ  các chủ  trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, dân quyền  + Tố cáo tội ác chiến tranh  Trong chiến tranh đã để lại cho người dân những nỗi đau không bao giờ  có thẻ  quên được, tài liệu lưu trữ  đã ghi lại những tội ác của chúng đã làm  với dân tộc Việt. + Bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội Tài liệu lưu trữ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vụ án  hình sự  và dân sự. Thông qua tài liệu lưu trữ  của cơ  quan công an. Tài liệu  lưu trữ góp phần giúp các chiến sĩ công an triệt phá được các đường dây buôn 
  9. bán ma túy lớn, các vụ án hình sự nguy hiểm, góp phần bảo vệ an ninh và trật   tự xã hội.  4. Vai trò của tài liệu lưu trữ trong lĩnh vực kinh tế      ­ Sử dụng tài liệu lưu trữ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế (dài  hạn và ngắn hạn). Tài liệu lưu trữ góp phần xác định những kế hoạch xây dựng phát triển  ngắn hạn, dài hạn cho từng vùng từng địa phương, xác định những phương  án canh tác, sản xuất phù hợp để hạn chế những rủi ro mà thiên tai và các  yếu tố  bên ngoài đem lại. Đối với lĩnh vực kinh tế,các thông tin trong tài   liệu lưu trữ thường xuyên được khai thác và sử dụng để phục vụ cho việc  xây dựng các đề tài, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế phù hợp với  điều kiện của từng địa phương, từng vùng; phục vụ  việc quy hoạch phát  triển khu kinh tế  Nhơn Hội và các khu công nghiệp như: KCN Phú Tài,  Long Mỹ, Nhơn Hòa và Hòa Hội, …, các cụm công nghiệp như: CNN  Diêm Tiêu, Bình Dương, Đại Thành… Để có những kế hoạch hoặc đề án  quy hoạch phù hợp và khả  thi, các cơ  quan quản lý không thể  không khai  thác các thông tin có trong tài liệu lưu trữ như các số liệu thống kê về tình  hình kinh tế, xã hội của địa phương, số  liệu về  dân số  và điều kiện thổ  nhưỡng … ­ Các thông tin trong tài liệu lưu trữ  còn được khai thác để  phục vụ  việc tìm kiếm và khai thác các tài nguyên, khoáng sản.  Việc khái thác và sử dụng các thông tin trong tài liệu lưu trữ đã giúp cho  Nhà nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng  tiết kiệm được rất nhiều thời gian,  công sức và tiền của. Ngoài ra đối với các cơ quan, tổ chức kinh tế (gọi chung  là doanh nghiệp), tài liệu lưu trữ còn là kho tàng thông tin về công nghệ, kinh   nghiệm, bí quyết sản xuất, kinh doanh. Hiện nay trong bối cảnh đất nước hội  nhập kinh tế  quốc tế  và bước vào nền kinh tế  thị  trường, việc khai thác tài  
  10. liệu lưu trữ sẽ giúp các doanh nghiệp tham khảo và áp dụng được nhiều công   nghệ hiện đại, nhiều kinh nghiệm quản lý để đẩy mạnh phát triển sản xuất,   kinh doanh.     ­ Sử  dụng tài liệu lưu trữ  để  sửa chữa, nâng cấp các công trình xây   dựng Nước ta có rất nhiều công trình được xây dựng từ  thời pháp thuộc,   những công trình có tuổi thọ  hàng trăm năm. Sau thời gian sử  dụng chúng  ngày càng xuống cấp, chính vì thế mà tài liệu lưu trữ góp phần trong việc  giúp người thiết kế  thiết kế  lại công trình mới dựa trên bản thiết kế  có  sẵn hoặc tu sửa để phục hồi những cấu trúc và nét cổ xưa của nó.  5. Vai trò của tài liệu lưu trữ trong lĩnh vực văn hoá – xã hội ­ Đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội, thông tin trong tài liệu lưu trữ được   khai thác và sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu văn hóa của các dân  tộc, văn hóa vùng, miền.  Những nghiên cứu về  văn hóa dựa trên cơ  sở  các thông tin từ  tài liệu   lưu trữ đã góp phần giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của văn hóa   tỉnh nhà với bạn bè trong nước và thế giới. Tài liệu lưu trữ là cứ liệu đáng   tin cậy để thế giới công nhận và xếp hạng nhiều di sản văn hoá có giá trị.   Tài liệu lưu trữ  nắm giữ  nguồn thông tin tư  liệu quan trọng để  xác định   các giá trị văn hóa của đất nước, góp phần quan trọng để xét giá trị văn hóa  được bảo tồn do UNESCO công nhận. Góp phần quan trọng trong việc   đưa văn hóa Việt giới thiệu ra thế giới.  ­ Tài liệu lưu trữ để  tổ  chức triển lãm giới thiệu quá trình hình thành   và phát triển của các địa danh du lịch nổi tiếng. Nước ta có nhiều địa điểm du lịch trong đó có nhiều địa điểm mang tính   lịch sử như Quốc tử giám, kinh thành huế, phố cổ, tháp tràm, địa đạo…Tài 
  11. liệu lưu trữ giúp những người hướng dân viên du lịch có thêm tư  liệu để  giới thiệu cho khách tham quan trong nước và nước ngoài, giúp người tham   quan có thông tin, kiến thức về các danh lam thắng cảnh trong cả nước.   ­ Tài liệu lưu trữ  được dùng để  thiết kế  bối cảnh, làm phục trang về  những bộ phim lịch sử Những bộ phim về lịch sử Chiến thắng Điện biên phủ, Điện biên phủ  trên không, sao tháng tám… là những bộ  phim ghi lại cảnh chiến tranh   thảm khốc của dân tộc, những bộ  phim đi vào lòng người. Để  làm được   điều đó thì tài liệu lưu trữ  góp phần rất quan trọng xây dựng bối cảnh,   trang phục, nội dung câu chuyện.   ­ Tài liệu lưu trữ  cung cấp thông tin đáng tin cậy để  nhà nươc giải  quyết chế độ cho những người có công, những đối tượng xã hội khác  ... Khi hòa bình lập lại, chiến tranh lùi xa, đất nước phát triển kinh tế­ xã  hội nhưng trong xã hội còn đó những tấm gương anh hùng, những bà mẹ  việt nam anh hùng, những chiến sĩ anh dũng. Tài liệu lưu trữ góp phần lưu   lại những chiến công của họ  để  Nhà nước có nguồn thông tin để  xét một  cách chính xác các hộ trợ, các chế độ đãi ngộ cho họ. Ngoài ra dựa vào tài  liệu kinh tế, dân cư  để  xét các hộ  dân trong vùng chính sách khó khăn,  vùng dân tộc thiểu số, biển đảo để kịp thời hỗ trợ họ. 6. Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ Tài liệu lưu trữ  cũng có những giá trị  đặc biệt, vì tính kế  thừa trong  nghiên cứu khoa học là một yêu cầu bắt buộc. Hầu hết các đề tài nghiên cứu  khoa học trên từng lĩnh vực cụ thể, đều phải tìm hiểu về  tình hình và những  kết quả nghiên cứu có liên quan của những người đi trước. Vì thế  các đề  tài 
  12. nghiên cứu khoa học, sau khi được ứng dụng vào thực tiễn đều được lưu trữ  lại và trở thành tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.     III. KẾT LUẬN Như  vậy tài liệu lưu trữ  đóng một vai trò quan trọng không thể  thiếu  trong mọi ngành mọi lĩnh vực, trong đời sống của nhân dân. Chính vì thế  các  cơ quan Nhà nước, cơ quan đoàn thể và dân dân phải không ngừng gìn giữ và  phát triển việc quản lý, bảo quản thật tốt nguồn tài liệu.
  13. Hiện nay trong xu thế hội nhập, đứng trước nhu cầu đổi mới, những cơ  quan quản lý và cơ  quan lưu trữ các cấp không thể hài lòng với những gì đã  đạt được, mà vấn đề đặt ra là cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình đối  tài liệu lưu trữ, để có những cơ chế, giải pháp chỉ đạo quản lý tích cực nhằm  phát huy tốt giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ nghiên cứu và phát triển. Đối với   cá nhân đoàn thể phải góp phần gìn giữ những tài liệu lưu trữ quan trọng, nộp   cho các cơ  quan nhà nước những nguồn tài liệu mang ý nghĩa quốc gia, dân  tộc.   Tuy nhiên, muốn phát huy tốt giá trị của tài liệu lưu trữ, trước tiên cần  có sự thay đổi nhiều về cách nhìn và quan niệm về tài liệu lưu trữ. Vẫn còn  nhiều quan niệm cho rằng việc lưu trữ  tài liệu chủ  yếu là để  bảo quản an   toàn tài liệu, không để hư hỏng mất mát tài liệu hay để phục vụ cho nhu cầu   khai thác của cán bộ  công chức trong cơ  quan, không mở  rộng cho các đối  tượng độc giả, đối tượng bên ngoài khai thác, vì thế  nên chưa quan tâm đầu  tư cho công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu lưu trữ.    Để  phát huy tốt giá trị  của tài liệu lưu trữ, các cơ  quan quản lý và cơ  quan lưu trữ các cấp cần thay đổi quan niệm và nhận thức về công tác lưu trữ  đối với tài liệu lưu trữ. Ngoài việc bảo quản an toàn tài liệu, bảo mật thông  tin trong tài liệu lưu trữ, cần quan tâm đến công tác phục vụ  khai thác và sử  dụng tài liệu lưu trữ. Muốn vậy cơ quan quản lý các cấp và cơ  quan lưu trữ  cần phải đầu tư nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp tạo ra cơ hội và điều kiện   tốt nhất để  độc giả  có thể  thuận tiện trong việc tiếp cận, khai thác và sử  dụng tài liệu lưu trữ, phát huy tốt những giá trị  của tài liệu lưu trữ  phục vụ  nhu cầu xã hội, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước trong  giai đoạn hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  14. http://www.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=396&articleId=7766 http://tailieu.vn/tag/y­nghia­cua­tai­lieu­luu­tru.html
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2