Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách lưu trữ ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 6
download
Luận án "Chính sách lưu trữ ở Việt Nam hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, luận án đánh giá thực trạng chính sách lưu trữ, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách lưu trữ ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách lưu trữ ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _____________ HOÀNG VĂN THANH CHÍNH SÁCH LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI-2024
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _____________ HOÀNG VĂN THANH CHÍNH SÁCH LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 9 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.Nguyễn Minh Phương HÀ NỘI-2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Các tài liệu và số liệu được sử dụng trong luận án có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng./. TÁC GIẢ Hoàng Văn Thanh
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ mà nếu không có sự hỗ trợ nhiệt tình đó, tôi không thể hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa Chính sách công, cùng toàn thể thầy, cô của Học viện Khoa học xã hội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong qua trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Minh Phương và gia đình đã luôn động viên, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý, cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu… của lãnh đạo, công chức, viên chức các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Văn phòng Bộ Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân và Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tôi đã thực hiện tham vấn, khảo sát trong quá trình viết luận án. Cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Do điều kiện nghiên cứu thực tế và do khả năng nghiên cứu của tác giả, luận án không tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và người đọc. Những ý kiến quý báu đó sẽ giúp tác giả nhận thấy những điểm cần sửa chữa, bổ sung và có thêm kinh nghiệm trên con đường nghiên cứu tiếp theo. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, tháng 12 năm 2023 Tác giả luận án Hoàng Văn Thanh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 12 1.1. Tình hình nghiên cứu................................................................................ 12 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ................................................................................................... 31 Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 36 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH LƯU TRỮ ...................................................................................................... 38 2.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................... 38 2.2. Mục tiêu, đặc điểm, nội dung của chính sách lưu trữ và các giai đoạn của chu trình chính sách lưu trữ ............................................................. 50 2.3. Công cụ, điều kiện thực hiện chính sách lưu trữ ................................. 63 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách lưu trữ .................... 67 Tiểu kết chương 2 .................................................................................. 71 Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM ............ 72 3.1. Thực trạng chính sách tài liệu lưu trữ điện tử .......................................... 73 3.2. Thực trạng chính sách tài liệu lưu trữ tư .............................................. 85 3.3. Thực trạng chính sách hoạt động dịch vụ lưu trữ ............................... 95 3.4. Thực trạng các điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách lưu trữ.... 103 3.5. Đánh giá chung về thực trạng chính sách lưu trữ ............................. 118 Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 126 Chương 4. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM ...........................................................................128 4.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách lưu trữ........................................... 128 4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách lưu trữ............................................. 134 4.3. Bảo đảm các điều kiện thực hiện chính sách lưu trữ ........................ 146 Tiểu kết chương 4 ................................................................................ 153 KẾT LUẬN ............................................................................................................154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .........................157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................158 PHỤ LỤC.. .............................................................................................................169
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa GS: Giáo sư NCS: Nghiên cứu sinh TLLT: Tài liệu lưu trữ TS: Tiến sĩ TSKH: Tiến sĩ khoa học TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân VNDCCH: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 3.1. Thống kê kho lưu trữ các huyện trước khi có Luật Lưu trữ 2011…..116 Bảng 3.2. Thống kê kho lưu trữ các huyện sau khi Luật Lưu trữ có hiệu lực...117 Sơ đồ 2.1. Mô hình chu trình chính sách lưu trữ Việt Nam…………………61
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài liệu lưu trữ (TLLT) là một trong những nguồn di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thông tin trong TLLT phản ánh mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, là minh chứng lịch sử quan trọng của mỗi thời đại, là nguồn lực tri thức quý giá của thế hệ hôm nay để lại cho thế hệ mai sau. Trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân hình thành các văn bản, tài liệu là bản gốc, bản chính có tính chính xác và chân thực, là bằng chứng về quá trình hình thành, phát triển của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc quản lý, lưu trữ và sử dụng văn bản, tài liệu có giá trị lịch sử là công việc rất quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ. Do đó chính sách lưu trữ có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý tập trung thống nhất về lưu trữ nhằm quản lý, bảo quản an toàn và khai thác, sử dụng TLLT có hiệu quả đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 03/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ký Thông đạt số 01CP/VP gửi các Bộ trưởng, trong đó nêu rõ: Xét rằng một vài công sở đã tự tiện hủy bỏ hay bán các công văn và hồ sơ cũ. Hành động ấy có tính cách phá hoại, vì sợ làm mất những tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia. Vậy yêu cầu các ông Bộ trưởng ban chỉ thị cho nhân viên các Sở phải gìn giữ tất cả các công văn, tài liệu và cấm không được hủy những công văn, tài liệu ấy nếu không có lệnh trên rõ rệt cho phép hủy bỏ. Xin nhắc rằng những hồ sơ hoặc công văn không cần dùng sau này sẽ phải gửi về những Sở lưu trữ công văn thuộc Bộ quốc gia Giáo dục tàng trữ. Những viên chức không tuân lệnh này sẽ bị nghiêm trị. Thông đạt này 1
- là một trong những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta, đặt nền móng cho ngành Lưu trữ Việt Nam [50]. Năm 1975 đất nước Việt Nam thống nhất hai miền Nam Bắc, Đảng và Nhà nước đã từng bước ban hành chính sách pháp luật quản lý lưu trữ, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ; hệ thống tổ chức lưu trữ các cấp và người làm lưu trữ từng bước được kiện toàn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cơ sở vật chất và kinh phí dành cho lưu trữ được quan tâm đầu tư; TLLT cơ bản đã được chỉnh lý, xác định giá trị, bảo vệ, bảo quản an toàn, sử dụng có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, một số nội dung của chính sách không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có lĩnh vực lưu trữ để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển và ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ theo yêu cầu phát triển xã hội hiện nay đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có ngành lưu trữ. Nổi bật của quá trình này là sự hình thành của loại hình tài liệu mới có xu hướng ngày càng phổ biến đó là tài liệu điện tử. Trước thực tế đó, một số vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc trong quản lý TLLT điện tử bước đầu đã được quy định nhưng còn chưa cụ thể nên chưa thể áp dụng thống nhất trong hoạt động lưu trữ tài liệu điện tử. Điều này dẫn đến cơ quan, tổ chức không có đủ cơ sở pháp lý và gặp nhiều khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động và quy trình làm việc của mình. Từ đó dẫn đến các yêu cầu chính sách quản lý phù hợp trong bối cảnh hiện tại, những quan hệ phát sinh, phát triển trong thực tiễn quản lý tài liệu điện tử đã và đang hình thành. 2
- Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, việc quản lý và khai thác TLLT bên cạnh phục vụ các hoạt động của Nhà nước, còn phục vụ nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân, xã hội. Nhu cầu được tiếp cận và khai thác thông tin từ TLLT ngày một tăng lên theo tỉ lệ thuận với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tài liệu hình thành qua các hoạt động của các cơ quan, tổ chức với khối lượng lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau đã phát sinh nhu cầu giữ gìn, bảo quản, khai thác sử dụng ngày càng gia tăng. Khu vực công nói chung, ngành lưu trữ nói riêng còn thiếu hụt nhân lực, kinh phí, kỹ thuật trong việc quản lý, xử lý nghiệp vụ, khai thác TLLT đối với khối tài liệu hình thành trong chính cơ quan nhà nước. Tổ chức thực hiện dịch vụ lưu trữ là nhu cầu khách quan trong đời sống xã hội Việt Nam. Việc tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước vào hoạt động bảo quản, chỉnh lý, tu bổ, số hóa tài liệu, xử lý nghiệp vụ khối tài liệu tồn đọng trong các cơ quan hiện nay là cần thiết và xã hội hóa hoạt động dịch vụ lưu trữ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc này. Thực tế, một số vấn đề phát sinh trong hoạt động dịch vụ lưu trữ do nội dung chính sách quy định về quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ còn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn. Các quy định, đối tượng, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ chưa đầy đủ. Hoạt động dịch vụ lưu trữ chưa thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Nếu không quản lý chặt chẽ, kịp thời nhất là trong giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin mọi trong hoạt động, trong chuyển đổi số sẽ dẫn đến tình trạng lộ, lọt thông tin, mất tài liệu. Các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động dịch vụ bảo quản TLLT, chỉnh lý, tu bổ, xử lý nghiệp vụ cần có yêu cầu điều kiện chặt chẽ tránh nguy cơ mất tài liệu, mất dữ liệu, lộ lọt thông tin. Vì vậy, cần có chính sách quy định yêu cầu về điều kiện, về trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp khi tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trữ và tiếp cận TLLT chứa thông tin quan 3
- trọng trong hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và TLLT có giá trị quốc gia. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ở nước ta ngày càng được nâng lên và được xem là một trong những động lực của nền kinh tế. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Theo đó, ngoài các chính sách quản lý tài liệu thuộc khu vực công-khu vực nhà nước thì chính sách quản lý tài liệu khu vực tư-tài liệu được hình thành qua các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, phản ánh quá trình sống, làm việc của cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, tổ chức được đặt ra. Những tài liệu thuộc khu vực tư ngày càng nhiều theo thời gian, đa dạng về nguồn gốc, loại hình, phong phú về nội dung và trong số đó có rất nhiều tài liệu có giá trị phục vụ yêu cầu nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khoa học, các vấn đề thực tiễn của xã hội. Nội dung chính sách quản lý TLLT tư đặt ra nhiều vấn đề như: thành phần tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; trách nhiệm của Lưu trữ lịch sử trong việc xác định tài liệu của cá nhân thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; các quyền và nghĩa vụ của cá nhân có TLLT. Thực tiễn cho thấy, một số quy định còn mang tính nguyên tắc chung, chưa cụ thể về tiêu chí TLLT quý hiếm, đăng ký TLLT quý hiếm, phí bảo quản tài liệu ký gửi, quản lý TLLT tại doanh nghiệp nhà nước; tổ chức lưu trữ tư và quản lý TLLT tư gồm tài liệu hình thành trong hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế... Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách quy định nhằm lưu giữ, bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị TLLT tư; bảo vệ, bảo đảm quyền sở hữu đối với TLLT tư và tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ, đẩy mạnh xã hội 4
- hóa hoạt động lưu trữ. Những chính sách này vừa bảo đảm phát huy giá trị của TLLT tư, vừa bảo đảm quản lý nhà nước về lưu trữ. Ngoài những vấn đề về chính sách lưu trữ tài liệu điện tử, dịch vụ lưu trữ và TLLT tư nêu trên, còn có vấn đề về điều kiện thực hiện chính sách lưu trữ như: tổ chức bộ máy lưu trữ chưa ổn định; chất lượng nhân lực làm công tác lưu trữ chưa cao; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho lưu trữ còn khó khăn, hạn chế. Những hạn chế này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về lưu trữ. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách lưu trữ là cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn chính sách lưu trữ để tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách lưu trữ tạo cơ sở để Nhà nước quản lý, bảo vệ và phát huy được giá trị của TLLT phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Chính sách lưu trữ ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành chính sách công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, luận án đánh giá thực trạng chính sách lưu trữ, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách lưu trữ ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách lưu trữ ở Việt Nam, từ đó xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. 5
- Thứ hai, hệ thống hóa, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách lưu trữ ở Việt Nam. Thứ ba, đánh giá thực trạng chính sách lưu trữ, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của chính sách lưu trữ. Thứ tư, đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách lưu trữ ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách lưu trữ ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: nghiên cứu chính sách về lưu trữ ở Việt Nam. - Phạm vi về nội dung: Chính sách của Nhà nước về lưu trữ hiện nay bao gồm 4 nội dung: (1) bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; (2) tập trung hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động lưu trữ, trong đó có nội dung về TLLT điện tử; (3) thừa nhận quyền sở hữu đối với TLLT trong đó có TLLT tư; khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng, ký gửi, bán TLLT của mình cho Nhà nước, đóng góp, tài trợ cho hoạt động lưu trữ và thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ; (4) tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lưu trữ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án này tập trung nghiên cứu 3 nội dung chính: (1) chính sách TLLT điện tử; (2) chính sách TLLT tư; (3) chính sách hoạt động dịch vụ lưu trữ; và điều kiện thực hiện chính sách lưu trữ như: tổ chức bộ máy lưu trữ; nhân lực lưu trữ; kho tàng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ lưu trữ. 6
- - Phạm vi về thời gian: nghiên cứu thực trạng chính sách lưu trữ ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2023 và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách lưu trữ đến năm 2030. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về lưu trữ. Cách tiếp cận của luận án: Từ lý thuyết về chính sách công có các cách tiếp cận chính sách lưu trữ khác nhau: thứ nhất, theo chu trình chính sách gồm hoạch định chính sách, thực thi chính sách, đánh giá chính sách; thứ hai, theo quy trình hoạch định chính sách gồm (1) thiết lập chính sách, (2) xây dựng và đề xuất phương án chính sách, (3) hợp pháp hóa chính sách (ban hành chính sách); thứ ba, theo nội dung chính sách gồm mục tiêu, nội dung, giải pháp và thực hiện chính sách. Trong luận án này, nghiên cứu sinh (NCS) chọn cách tiếp cận thứ ba theo hướng làm rõ nội dung chính sách và đánh giá kết quả thực hiện chính sách, phát hiện những hạn chế, vướng mắc là khoảng trống giữa nội dung chính sách trong thực tiễn đời sống xã hội, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã hội nghiên cứu về chính sách công, phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án gồm: Phương pháp phân tích - tổng hợp được thực hiện xuyên suốt 4 chương của luận án. Nguồn tài liệu được phân tích, tổng hợp từ các công trình khoa học, văn bản, hồ sơ tài liệu, báo cáo, thống kê do các đơn vị chức năng thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cung cấp như Phòng Nghiệp vụ Văn thư Lưu 7
- trữ, Phòng Quản lý TLLT nhà nước, Phòng Kế hoạch Tài chính, Trung tâm Khoa học kỹ thuật Văn thư-Lưu trữ, các Trung tâm Lưu trữ quốc gia; Văn phòng Bộ Nội vụ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước. Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu thập được, tác giả phân tích, đánh giá, xem xét trên phương diện tiếp cận của ngành khoa học chính sách công từ đó tổng hợp lại để có những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học phù hợp với lý luận và thực tiễn chính sách công về lưu trữ ở nước ta hiện nay. Phương pháp quy nạp, diễn dịch được sử dụng để phân tích các quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về lưu trữ; diễn giải sự cần thiết và đưa ra các giải pháp để thực hiện. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại chương 2, chương 4 của luận án. Phương pháp phân tích thông tin thứ cấp từ các hồ sơ, tài liệu, văn bản. Thông tin từ hồ sơ tài liệu, văn bản gắn với hoạt động cơ quan quản lý lưu trữ của Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước như: hồ sơ tài liệu tổng kết thực hiện Luật Lưu trữ giai đoạn 2011-2020; báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện Luật Lưu trữ; các văn bản, tài liệu khác có liên quan. Nguồn thông tin này có tính khả dụng cao, có giá trị, phục vụ trực tiếp cho quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Để thu thập thông tin từ hồ sơ, tài liệu, văn bản phục vụ nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện các bước sau: xác định thông tin cần thu thập để giải quyết vấn đề; xem xét đối với vấn đề đó thì hồ sơ, tài liệu, văn bản nào có thông tin; xác định hồ sơ, tài liệu, văn bản được lưu trữ và quản lý ở đâu ? tiếp cận hồ sơ, tài liệu, văn bản và xác định những thông tin cần thiết phục vụ quá trình nghiên cứu luận án. Phương pháp nghiên cứu này sử dụng trong chương 3 và 4 của luận án. Thống kê tổng hợp, kế thừa thông tin từ kết quả nghiên cứu các sách, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, bài báo khoa học trong tạp chí 8
- và tài liệu khác liên quan đến nội dung nghiên cứu; nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lý nhà nước về chính sách lưu trữ. Phương pháp này được nghiên cứu sử dụng trong chương 1, chương 2 và 3 của luận án. Phương pháp phân tích thông tin sơ cấp: NCS đã trực tiếp trao đổi và tổng hợp ý kiến đóng góp phản ánh qua các hội nghị, hội thảo khoa học do các cơ quan, đơn vị tổ chức như: Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Hội Văn thư Lưu trữ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Một số hội nghị, hội thảo như: Hội nghị tổng kết thực hiện Luật lưu trữ; Hội thảo định hướng quản lý, sử dụng TLLT điện tử phục vụ sửa đổi Luật Lưu trữ; Hội thảo quản lý TLLT điện tử và công tác lưu trữ tài liệu điện tử - thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế; Hội thảo quản lý TLLT tư; Hội thảo lưu trữ số và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; Hội thảo khai thác sử dụng TLLT của độc giả tại lưu trữ lịch sử; Hội thảo giá trị của TLLT trong cuộc sống đương đại; Tọa đàm khoa học giải mật TLLT, Hội thảo hoạt động dịch vụ lưu trữ, Hội thảo chuyển đổi số trong công tác lưu trữ - cơ hội và thách thức, … Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của luận án. 4.3. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu 1. Chính sách lưu trữ gồm những nội dung nào và được tổ chức thực hiện như thế nào ? Câu hỏi nghiên cứu 2. Thực trạng chính sách lưu trữ ở Việt Nam hiện nay như thế nào ? Những vấn đề gì còn vướng mắc, bất cập trong nội dung chính sách lưu trữ ở Việt Nam hiện nay ? 9
- Câu hỏi nghiên cứu 3. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách lưu trữ ở Việt Nam hiện nay cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những nội dung nào ? - Giả thuyết nghiên cứu: Chính sách lưu trữ ở Việt Nam bao gồm các quy định của Nhà nước về TLLT điện tử, TLLT tư, hoạt động dịch vụ lưu trữ. Một số quy định trong chính sách này còn những hạn chế, bất cập không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về lưu trữ. Nếu các quy định này được hoàn thiện một cách hợp lý, khoa học thì sẽ tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về lưu trữ đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới của đất nước. 5. Đóng góp mới về khoa học Luận án luận giải những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến chính sách lưu trữ, các khái niệm liên quan, mục tiêu, nội dung chính sách lưu trữ, các công cụ, điều kiện thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách lưu trữ ở Việt Nam. Luận án phân tích thực tiễn thực hiện chính sách lưu trữ, trong đó tập trung nghiên cứu nội dung chính sách TLLT điện tử, TLLT tư, hoạt động dịch vụ lưu trữ; thực trạng điều kiện thực hiện chính sách lưu trữ như: tổ chức bộ máy lưu trữ; nhân lực lưu trữ; kho tàng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ lưu trữ. Thông qua thực tiễn, luận án đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách lưu trữ. Luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách lưu trữ, trong đó tập trung vào chính sách TLLT điện tử, TLLT tư, hoạt động dịch vụ lưu trữ và giải pháp bảo đảm các điều kiện thực hiện chính sách lưu trữ phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 10
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào lý luận về chính sách lưu trữ ở nước ta; là căn cứ khoa học cho việc tiếp cận, nghiên cứu và luận giải về chính sách lưu trữ. Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạch định, thực thi, đánh giá hoàn thiện chính sách lưu trữ phù hợp với bối cảnh hiện nay. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành lưu trữ, ngành chính sách công, ngành quản lý công. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách lưu trữ Chương 3. Thực trạng chính sách lưu trữ ở Việt Nam Chương 4. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách lưu trữ ở Việt Nam. 11
- Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Công trình nghiên cứu về chính sách công Chính sách lưu trữ là một loại chính sách công, do đó nghiên cứu về chính sách lưu trữ cần xem xét những nghiên cứu về chính sách công. Có thể nói, những nghiên cứu về chủ đề này rất phong phú mà trong phạm vi luận án khó có thể trình bày cụ thể. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Cuốn sách “The Policy Process in The Modern State” (Quy trình chính sách của nhà nước hiện đại), của Michael Hill (1977), Third Edition, Prentice Hall [175, tr.7], nêu khái niệm về chính sách, cụm từ “chính sách” khi đi với từ “công” thành “chính sách công” không chỉ đơn giản là một sự ghép từ, mà nó có sự thay đổi đáng kể về nghĩa bởi vì có khác biệt về chủ thể ban hành chính sách, mục đích của chính sách và vấn đề mà chính sách hướng tới giải quyết. Cuốn sách “The Policy Orientation, The Policy Sciennnes: Recent Developments in Scope and Method” (Định hướng chính sách, Khoa học chính sách: Những phát triển gần đây về phạm vi và phương pháp) của Harold D. Lasswell (1951), University of Maryland [170, tr.75], xác định chủ thể của chính sách công là nhà nước và mục đích của chính sách công hướng tới là các giá trị chung của nhân loại như: chủ quyền, độc lập, tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng và hoà bình. Theo James E. Anderson (1979), Public Policy Making (hoạch định chính sách công) [173, tr.5], chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm. Cuốn sách “Tìm hiểu về khoa học chính sách công” của Hồ Văn Thông. (1999), Nxb Chính trị quốc gia [143] đã làm rõ khái niệm về chính sách công 12
- và khoa học chính sách công; phân tích chính sách công trong thực tế và những khuynh hướng phát triển cơ bản của chính sách công. Cuốn sách “Khoa học chính sách công” của Dương Xuân Ngọc, Đỗ Đức Minh (2008), Nxb Chính trị quốc gia [128], đề cập đến đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp của khoa học chính sách công; chủ thể, quy trình và phân tích chính sách công; hoạch định, tổ chức thực hiện và đánh giá, hoàn thiện chính sách công. Cuốn sách này đã nghiên cứu, trình bày theo một hệ thống chu trình chính sách công, những thành tựu, hạn chế và phương hướng nhằm đổi mới và hoàn thiện việc xây dựng chính sách công ở nước ta. Cuốn sách “Khoa học chính sách” của Vũ Cao Đàm (2011), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [86], đã làm rõ chính sách như một ngành khoa học quan trọng, nội dung nghiên cứu về đại cương về chính sách; đặc điểm cơ bản của chính sách; tác nhân và tác động của chính sách; kiến tạo xã hội của chính sách; hiệu quả và hiệu lực của chính sách; tổ chức thực hiện chính sách; phân tích chính sách; chuẩn bị quyết định chính sách. Cuốn sách “Chính sách công so sánh” do Hồ Việt Hạnh và Kiều Quỳnh Anh đồng chủ biên (2023), Nxb Khoa học xã hội [92], đã dành chương 1 phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chính sách công, trong đó tập trung phân tích các yếu tố tác động đến chu trình chính sách công như: tính chất của vấn đề chính sách; tính đúng đắn của chính sách; nguồn lực thực hiện chính sách; Sự tương tác, trao đổi và phối hợp giữa các cơ quan và cá nhân trong thực hiện chính sách; sự tiếp nhận và ủng hộ của các đối tượng chính sách; phẩm chất và năng lực của những người thực hiện chính sách; tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của các cơ quan thực hiện chính sách; Môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cuốn sách “Tổng quan về chính sách công” của Đỗ Phú Hải (2017), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật [98], ở phần 1 đề cập đến những vấn đề chung về 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng
195 p | 28 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 50 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
182 p | 25 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)
185 p | 72 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
200 p | 20 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
238 p | 15 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
248 p | 14 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay
183 p | 14 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay
230 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
172 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 23 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
201 p | 30 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam
174 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
216 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
28 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
27 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn