intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

73
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Chính sách công "Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS; Thực trạng thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS từ thực tế tỉnh Lào Cai; Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- NGUYỄN VĂN HUÂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ (NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI TỈNH LÀO CAI) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- NGUYỄN VĂN HUÂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ (NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI TỈNH LÀO CAI) Ngành: Chính sách công Mã số: 934.04.02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Đức Truyến 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận án chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Huân
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 9 1.1. Công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công và chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................ 9 1.1.1. Công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công .............................. 9 1.1.2. Công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ................................................................................. 15 1.1.3. Công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai .............................................. 29 1.2. Đánh giá và những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu .................................. 32 1.2.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu ............................................................... 32 1.2.2. Những nội dung kế thừa và cần tiếp tục nghiên cứu .............................. 33 Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................... 35 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ .............................. 36 2.1. Những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách công.......................... 36 2.1.1. Khái niệm thực hiện chính sách công .................................................... 36 2.1.2. Quy trình thực hiện chính sách công ...................................................... 39 2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách công ........................... 43 2.2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ........................................................................................................ 48 2.2.1. Khái niệm chính sách bảo hiểm y tế và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ........................................................................................................... 48 2.2.2. Vai trò của thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ........................................................................................................ 57 2.2.3. Quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ........................................................................................................ 60 2.2.4. Hệ thống chủ thể thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số .......................................................................................... 67 Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 70
  5. Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TẾ TỈNH LÀO CAI .................................................................................................................. 71 3.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai ......................................................................................................... 71 3.1.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai ................... 71 3.1.2. Khái quát về đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai ............................ 72 3.2. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai ............................................................................................... 77 3.2.1. Khái quát hệ thống chủ thể và quy trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai ................................ 77 3.2.2. Công tác triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số .......................................................................................... 83 3.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số .......................................................................... 100 3.2.4. Thực trạng hoạt động tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số............................................................................................ 103 3.2.5. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai ................................................................... 108 3.3. Một số hạn chế trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai ........................................................................ 111 3.3.1. Về hệ thống chủ thể thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................................... 111 3.3.2. Về công tác triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế .................. 114 3.3.3. Về tài chính thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................................................... 120 3.3.4. Về tuyên truyền thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ........................................................................................ 121 Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................. 123
  6. Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ .......................................................................................... 125 4.1. Quan điểm, định hƣớng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ..................................................................................... 125 4.1.1. Quan điểm thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ...................................................................................................... 125 4.1.2. Định hƣớng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................................................... 131 4.2. Giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số .................................................................................................................... 134 4.2.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................................................... 134 4.2.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ......................................................................... 136 4.2.3. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số............................................................................................................ 139 4.2.4. Đổi mới cơ chế tài chính thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................................... 142 4.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................................................... 144 Tiểu kết Chƣơng 4 ................................................................................................. 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 153
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CTQG Chính trị quốc gia DTTS Dân tộc thiểu số KCB Khám chữa bệnh KT-XH Kinh tế - xã hội NXB Nhà xuất bản NSNN Ngân sách nhà nƣớc UBND Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Dân số các DTTS tỉnh Lào Cai năm 2019 .......................................................... 73 Bảng 3.2: Số ngƣời DTTS sống ở vùng dân tộc DTTS thời điểm 01/7/2015 và 01/10/2019 ................................................................................................................. 75 Bảng 3.3: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ nghèo DTTS của Lào Cai trong so sánh với cả nƣớc năm 2016 và 2020 .................................................................................................... 76 Bảng 3.4: So sánh số lƣợng cán bộ, nhân viên y tế tại các trạm y tế tỉnh Lào Cai với các xã vùng DTTS vùng/cả nƣớc............................................................................ 77 Bảng 3.5: Khảo sát đánh giá về quá trình cấp thẻ BHYT Bảng 3.6: Đánh giá về sự thuận tiện về thủ tục khám/chữa bệnh bằng thẻ BHYT........................................ 86 Bảng 3.7: Lựa chọn cách thức KCB của đồng bào DTTS khi gia đình có ngƣời ốm đau/bệnh tật ............................................................................................................... 88 Bảng 3.8: Khảo sát đánh giá về thủ tục khám/chữa bệnh BHYT....................................... 90 Bảng 3.9: Đánh giá về chất lƣợng khám/chữa bệnh BHYT ............................................... 91 Bảng 3.10: Tình hình khám, chữa bệnh của ngƣời DTTS giai đoạn 2015 – 2018 ........... 94 Bảng 3.11: Đánh giá của đồng bào DTTS về sự thuận tiện của thủ tục hành chính trong khám/chữa bệnh bằng thẻ BHYT ................................................................. 96 Bảng 3.12: Ngân sách mua thẻ BHYT cho ngƣời DTTS tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2018 .................................................................................................. 97 Bảng 3.13: Ý kiến đánh giá về mức đồng chi trả đối với dịch vụ khám/chữa bệnh BHYT ........................................................................................................................ 98 Bảng 3.14: Khảo sát đánh giá về những khó khăn gặp phải đối với dịch vụ khám/chữa bệnh BHYT ............................................................................................................. 116 Bảng 3.15: Số trạm y tế của các xã vùng DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế thời điểm 1/10/2019 ................................................................................................................. 119
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS là một nhiệm vụ đƣợc Đảng, Nhà nƣớc luôn đặc biệt quan tâm. Chính sách BHYT là một trụ cột quan trọng trong hệ thống chính sách đảm bảo ASXH đối với đồng bào DTTS. Thực hiện công bằng và hiệu quả chính sách BHYT cho đồng bào DTTS góp phần đảm bảo ASXH, thể hiện bản chất nhân văn của chế độ xã hội và thúc đẩy phát triển KT-XH bền vững vùng DTTS. Chính sách BHYT sẽ trực tiếp góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS, qua đó giảm thiểu bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, KCB giữa đồng bào DTTS với các nhóm dân cƣ phát triển khác. Trong giai đoạn vừa qua, việc thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng: Phạm vi đối tƣợng và cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đƣợc nâng cao, công bằng trong y tế, chăm sóc sức khỏe giữa vùng DTTS với các vùng khác đƣợc đảm bảo tốt hơn, v.v. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS cũng đang bộc lộ những hạn chế cần khắc phục nhƣ: Các chính sách còn chƣa đầy đủ và đồng bộ, công tác triển khai còn nhiều bất cập, hoạt động thanh tra, kiểm tra chƣa hiệu quả, nguồn lực thực hiện chính sách chƣa đƣợc đảm bảo kịp thời, công tác truyền thông chính sách chƣa tính đến những đặc thù riêng của vùng DTTS, v.v. Tất cả những hạn chế này đã phần nào làm giảm hiệu quả của chính sách, gây khó khăn cho việc chăm sóc sức khỏe bằng BHYT của đồng bào DTTS. Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách. Dân số toàn tỉnh tại thời điểm 01/10/2019 là 730.420 ngƣời, gồm 25 dân tộc, trong đó ngƣời DTTS là 1
  10. 483.654 ngƣời, chiếm 66,2% dân số [116]. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai có 70/138 xã thuộc khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) và còn 130 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, khu vực II theo Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào DTTS đƣợc tỉnh đặc biệt quan tâm. Tính đến hết 31/12/2020, toàn tỉnh Lào Cai đã có trên 98% ngƣời DTTS đƣợc cấp thẻ BHYT; Việc tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng đƣợc cải thiện; Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của các cơ sở KCB ngày càng đƣợc đầu tƣ nâng cấp; Đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, v.v. Những thành công này đã góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống, đảm bảo ASXH và thúc đẩy phát triển KT-XH vùng DTTS tỉnh Lào Cai ngày càng nhanh và bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS vẫn còn những hạn chế và tác động của chính sách chƣa cao: Số ngƣời DTTS tham gia BHYT phần lớn vẫn phụ thuộc vào đƣợc NSNN mua và cấp thẻ BHYT miễn phí; Việc rà soát, điều tra, lập danh sách và cấp phát thẻ BHYT tại một số địa phƣơng còn chậm; Công tác KCB theo BHYT còn gặp nhiều khó khăn, v.v. Trong quá trình thực hiện chính sách BHYT chƣa chú ý đúng mức đến những khác biệt giữa các nhóm dân tộc, nhiều quy định chƣa phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng dân tộc, từng vùng. Một số quy định thiết kế chƣa phù hợp với trình độ phát triển KT-XH vùng DTTS nên không thể hoặc khó thực hiện trong thực tế phần nào đã làm giảm tính ƣu việt và những tác động tích cực của chính sách BHYT đối với đời sống của đồng bào DTTS. 2
  11. Đặc biệt, khi Nhà nƣớc thay đổi, điều chỉnh tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, một bộ phận đồng bào DTTS sẽ không thuộc diện đƣợc NSNN hỗ trợ mua BHYT. Chẳng hạn, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai sẽ có khoảng 136.574 ngƣời DTTS, chiếm 18,7% dân số cả tỉnh từ năm 2021 sẽ không đƣợc NSNN hỗ trợ 100% mức đóng BHYT nhƣ năm 2020 trở về trƣớc. Trong điều kiện đời sống kinh tế của đồng bào DTTS trong tỉnh còn rất khó khăn, thì việc tự mua thẻ BHYT theo diện hộ gia đình là một thách thức không chỉ trƣớc mắt mà còn lâu dài. Với mong muốn có những đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS tôi đã lựa chọn chủ đề “Thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính sách công. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với việc thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào DTTS trong giai đoạn tiếp theo. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng và đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS (từ thực tế tại tỉnh Lào Cai), luận án đề xuất quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp chính sách nhằm thực hiện tốt hơn chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Một là, hệ thống hóa và tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung của đề tài; 3
  12. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS từ góc độ của chính sách công; Ba là, phân tích thực trạng và đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai); Bốn là, từ góc nhìn của chính sách công, đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trong giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: Luận án tập trung trọng tâm nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện chính sách BHYT (quy trình và kết quả thực hiện chính sách BHYT) đối với đồng bào DTTS từ góc nhìn của chính sách công. - Về thời gian: Những nội dung nghiên cứu (lý luận và thực tiễn) đƣợc luận án giới hạn từ năm 2014 - thời điểm Luật BHYT sửa đổi, bổ sung từ năm 2014 - 2021. Các giải pháp đƣợc luận án đƣa ra dựa trên các kết quả dự báo đến năm 2025. - Về không gian: + Vùng DTTS ở Việt Nam theo phân định của Chính phủ; + Tỉnh Lào Cai: Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới, có diện tích tự nhiên 6364 km2; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đƣờng biên giới. Dân số tại thời điểm 01/10/2019 của tỉnh Lào Cai là 730.420 ngƣời, trong đó 483.654 ngƣời DTTS, chiếm trên 66,2% [116]. Toàn tỉnh có 152 xã thuộc 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, đƣợc chia thành: Khu 4
  13. vực I: Có 25 xã; Khu vực II: Có 37 xã/166 thôn đặc biệt khó khăn; Khu vực III: Có 102 xã/841 thôn đặc biệt khó khăn [140]. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận của luận án Luận án dựa trên phƣơng pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu về đời sống xã hội, nhà nƣớc, về chính sách, chính sách công, chính sách xã hội và chính sách BHYT. Ngoài ra, luận án còn dựa trên hệ thống chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc và thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Thứ nhất, phương pháp phân tích tài liệu Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm khai thác tối đa hệ thống tƣ liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan đến thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS. Trong đó tập trung phân tích các tài liệu liên quan đến: (i) chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS, (ii) các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS nói chung và ở tỉnh Lào Cai nói riêng, (iii) báo cáo, số liệu, niên giám thống kê ở Trung ƣơng và địa phƣơng về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS, v.v. Thứ hai, phương pháp điền dã dân tộc học - Mục đích của phƣơng pháp này là nhằm có đƣợc những dữ liệu phong phú và chi tiết về thực tiễn hệ thống y tế và thụ hƣởng chính sách BHYT của đồng bào DTTS ở tỉnh Lào Cai trên cơ sở tiếp xúc với ngƣời DTTS tại các địa bàn, thông qua ghi chép và quan sát, v.v. Địa bàn điền dã: Xã Y Tý, huyện Bát Xát và xã Tân Thƣợng huyện Văn Bàn. Thời gian thực hiện điền dã: 4 ngày/xã. 5
  14. Thứ ba, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích sử dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập thông tin của các đối tƣợng nhằm củng cố cho các nhận định của luận án. Nội dung khảo sát tập trung vào các khía cạnh: tình trạng sức khỏe, lựa chọn nơi khám bệnh, hình thức và phương thức chữa bệnh, đánh giá về chất lượng KCB BHYT của đồng bào DTTS, sự hỗ trợ của các chủ thể đối với đồng bào DTTS trong việc khám, chữa bệnh BHYT, mong đợi của đồng bào DTTS về chính sách BHYT trong thời gian tới, v.v. - Đối tƣợng khảo sát: + Ngƣời DTTS đang sinh sống tại các địa bàn dân tộc + Cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại vùng DTTS - Phƣơng pháp và cơ cấu lấy mẫu: Luận án sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - thuận tiện, phát ra 185 phiếu và đã thu về đƣợc 181 phiếu. Trong đó cơ cấu đối tƣợng trả lời nhƣ sau: + Về thành phần ngƣời trả lời: Ngƣời DTTS đang sinh sống tại các địa bàn dân tộc: 141 ngƣời; Cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại vùng DTTS: 40 ngƣời. + Về độ tuổi: Có 42 ngƣời dƣới 30 tuổi; từ 31 - 40 có 116 ngƣời; từ 41- 50 có 17 ngƣời; từ 51 - 60 có 1 ngƣời, và trên 60 tuổi có 5 ngƣời. + Về dân tộc: Dân tộc Dao: 27 ngƣời; dân tộc Tày: 54 ngƣời; dân tộc Mông: 24 ngƣời; dân tộc Hà Nhì: 8 ngƣời; dân tộc Dáy: 8 ngƣời; dân tộc Nùng: 15 ngƣời; dân tộc Phù Lá: 12 ngƣời; dân tộc Thái: 9 ngƣời; dân tộc Xá Phó: 4 ngƣời và dân tộc Kinh là 20 ngƣời. + Về giới tính: Nam giới: 90 ngƣời; nữ giới: 91 ngƣời. - Kỹ thuật xử lý số liệu: Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS. 6
  15. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và đánh giá đƣợc các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS từ góc độ của chính sách công; Thứ hai, luận án đã tiếp tục làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS từ góc độ tiếp cận của chính sách công. Luận án tiếp tục làm rõ các khái niệm “thực hiện chính sách công”, “thực hiện chính sách BHYT” và “thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS”; vai trò của thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS; Quá trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS; Hệ thống chủ thể thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS, v.v.; Thứ ba, Luận án đã đánh giá và phân tích đƣợc thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS. Trong đó làm nổi bật kết quả và những vấn đề đang đặt ra có liên quan đến hệ thống chủ thể, công tác triển khai, kiểm tra, tuyên truyền thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS; Thứ tư, luận án đã đề xuất đƣợc những quan điểm, định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trong giai đoạn tiếp theo. Những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS đƣợc luận án nhấn mạnh là: Đổi mới và hoàn thiện nội dung chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đổi mới cơ chế tài chính và đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, v.v. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Các kết quả nghiên cứu của luận án tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung (khái niệm, vai trò và nội dung) về thực hiện 7
  16. chính sách công, chính sách BHYT nói chung cũng nhƣ thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS từ góc độ của chính sách công. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những đánh giá và phân tích thực trạng thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS từ thực tế của tỉnh Lào Cai có thể giúp cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu có những góc nhìn cụ thể hơn về công tác thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở nƣớc ta hiện nay. Những quan điểm và giải pháp đƣợc luận án đƣa ra là những gợi mở cho các cơ quan quản lý trong việc xây dựng, đổi mới và hoàn thiện việc thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trong thực tế. Ngoài ra, luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận án đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS; Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS từ thực tế tỉnh Lào Cai; Chương 4: Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS. 8
  17. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công và chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công Trong những năm gần đây các vấn đề chính sách công và thực hiện chính sách công là những nội dung đã thu hút đƣợc rất nhiều sự chú ý của cả những học giả và các nhà quản lý. Các nội dung liên quan đến thực hiện chính sách công đƣợc trình bày ở nhiều tài liệu của Đảng, Nhà nƣớc, sách báo chuyên ngành, các hội thảo và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rất rõ vai trò và những định hƣớng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách công. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc xác định nội dung của chính sách phải theo kịp với những thay đổi của điều kiện KT-XH đất nƣớc, phải phản ánh nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định: "Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp với những yêu cầu phát triển của đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước... Vì thế, đẩy nhanh việc hoạch định chính sách để tạo đà thúc đẩy KT-XH phát triển phải được ưu tiên hàng đầu” [31; tr.74]. Đến các Đại hội tiếp theo, Đảng ta tiếp tục làm rõ thêm nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống chính sách công trong mỗi giai đoạn phát triển. Qua đó, nhận thức về hoạch định và thực hiện chính sách công của các cơ quan nhà nƣớc ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của đất nƣớc. Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nứơc ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn. Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công ngày càng xuất hiện nhiều hơn và có sự bàn luận sâu hơn. Từ góc độ 9
  18. của khoa học chính sách công, trong công trình “Hoạch định và phân tích chính sách công” (NXB Thống kê, 2002) do tác giả Nguyễn Hữu Hải và Phạm Thu Lan biên soạn và công trình "Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách” (NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2000) của tác giả Lê Chi Mai đã trình bày đƣợc một cách khái quát những vấn đề cơ bản nhƣ: Khái niệm, vai trò của chính sách công trong đời sống xã hội, quá trình hoạch định chính sách, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện, quản trị chính sách, v.v. Những nội dung này đã định hƣớng cho luận án trong việc xây dựng hệ khái khái niệm, vai trò, quy trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS. Tác giả Hồ Ngọc Minh đã trình bày một cách khái quát về những công cụ phân tích chính sách công trong công trình “Khoa học chính sách công” (NXB CTQG, 1999). Trong đó tác giả đã làm rõ các quá trình chính sách, chỉ ra những yếu tố làm thay đổi mục tiêu của chính sách khi áp dụng vào thực tế. Vì thế, tác giả đã nhấn mạnh cần phải có quá trình quản lý chính sách công song song với quá trình thực hiện chính sách trong thực tế. Tác giả Đoàn Thu Hà, Nguyễn Ngọc Huyền trong công trình "Giáo trình Chính sách KT-XH" (NXB Khoa học kỹ thuật, 2000) đã trình bày tổng quan về chính sách KT-XH với tƣ cách là một chính sách công nhƣ: Tính tất yếu, các công cụ quản lý KT-XH, khái niệm chính sách công, hệ thống và cấu trúc của chính sách công, hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, phân tích và điều chỉnh chính sách, v.v. Đặc biệt, trong phần tổ chức thực hiện chính sách, công trình đã đƣa ra quan niệm khá đầy đủ về vấn đề thực hiện chính sách KT-XH, các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách KT-XH, quy trình và phƣơng thức thực hiện chính sách, v.v. Công trình "Nghiên cứu và đào tạo chính sách công tại Việt Nam" (Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2005) do các tác giả Toru Hashimoto, S.Hell và Sang - Woo Nam biên soạn đã chỉ ra nhiều vấn đề trong việc nghiên 10
  19. cứu và thực hiện chính sách công ở Việt Nam. Đồng thời, công trình cũng chỉ ra kinh nghiệm của Hàn Quốc trong công tác đào tạo, thực hiện chính sách công và hàm ý chính sách cho Việt Nam. Công trình "Chính sách công" (NXB Thông tin và Truyền thông, 2014) của tác giả Phạm Quý Thọ, Nguyễn Xuân Nhật đã trực tiếp bàn luận đến những nội dung cơ bản nhất của thực hiện chính sách công nhƣ: Khái quát về thực hiện chính sách công, quy trình và biện pháp thực hiện chính sách công, vấn đề thực hiện chính sách chủ động và sáng tạo, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách công, v.v. Công trình "Chính sách công: Lý luận và thực tiễn" (NXB Tƣ pháp, 2017), tác giả Cao Quốc Hoàng, Nguyễn Đỗ Kiên đã chỉ ra các hình thức thực hiện chính sách ở địa phƣơng; các bƣớc tiến hàng thực hiện chính sách ở địa phƣơng, cấp cơ sở; các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách công và ý nghĩa của việc thực hiện hiệu quả chính sách công. Cùng tiếp cận về thực hiện chính sách công còn có công trình "Đại cương về phân tích chính sách công" (NXB CTQG, 2016) của tác giả Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa. Trong đó, tác giả đã trình bày vai trò của phân tích chính sách đối với việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách công. Theo các tác giả, để hiểu đƣợc quá trình thực hiện chính sách công đòi hỏi các nhà phân tích chính sách cần phải biết và sử dụng các phƣơng pháp phân tích, đặc biệt là phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích. Tác giả Lê Văn Hòa trong công trình "Giám sát và đánh giá chính sách công" (NXB CTQG, 2016) lại tập trung làm rõ hơn những chiều cạnh của đánh giá thực hiện chính sách công nhƣ: Khái niệm, bản chất, vai trò, các yêu cầu của đánh giá, giám sát thực hiện chính sách công; các loại và cấp độ giám sát, nguyên tắc giám sát thực hiện chính sách công, v.v. Có cùng tiếp cận nhƣ trên, trong công trình "Vận động chính sách công: Lý luận và thực tiễn" (NXB Lao động, 2015), tác giả Đào Trí Úc, Vũ 11
  20. Công Giao (chủ biên) đã làm rõ nhiều nội dung có liên quan đến thực hiện chính sách công nhƣ: Lịch sử vận động chính sách công, khía cạnh tích cực và tiêu cực của vận động chính sách công đến việc thực hiện chính sách trong thực tế, pháp luật về vận động chính sách công ở Việt Nam cũng như ở một số nước trên thế giới, v.v. Ngoài ra, các nghiên cứu về thực hiện chính sách công còn đƣợc xem xét ở từng chính sách cụ thể nhƣ: chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách môi trƣờng và hoạt động công cộng khác do nhà nƣớc thực hiện, v.v. Tiêu biểu trong hƣớng tiếp cận này là các công trình: "Đổi mới chính sách xã hội: Luận cứ và giải pháp” (NXB CTQG, 1997) của Đỗ Xuân Nam; "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH của Việt Nam” (NXB CTQG, 2009) của Mai Ngọc Cƣờng; "Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay: Kinh nghiệm các nước ASEAN” (NXB Lao động, 2001) của Lê Đăng Doanh; Bùi Thế Cƣờng có công trình “Phúc lợi Châu Á - Thái Bình Dƣơng, phúc lợi doanh nghiệp” (NXB Khoa học xã hội, 2002), v.v. Trong quá trình phát triển của Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công. Chẳng hạn, Ngân hàng thế giới với Báo cáo năm 1998 và 2000 đã đề cập đến 2 vấn đề: 1) Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi; 2) Việt Nam tiến vào thế kỉ XXI - Các trụ cột của sự phát triển; tác giả Bruno Palier có công trình: Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hoá (NXB CTQG, 2003); Grzegorz W. Kolodko có công trình “Toàn cầu hoá và tương lai của các nước đang chuyển đổi” (NXB CTQG, 2006); v.v. Nhìn chung, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng, chƣa có nhiều khái quát về mặt lý luận để làm kim chỉ nam cho hành động thực tiễn về thực hiện chính sách công cho trƣờng hợp của Việt Nam. Khi nghiên cứu về chính sách công và thực hiện chính sách công, công trình "Chính sách công của Hoa Kỳ” (NXB Thống kê, 2001) do tác giả Lê 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2