Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 7
download
Luận án Tiến sĩ Chính sách công "Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về chính sách xuất bản; Thực trạng chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay; Định hướng, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện chính sách xuất bản ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA H C X H I VIỆT NAM ỌC V ỆN KHOA ỌC I NGUYỄN VIỆT HÀ chÝnh s¸ch xuÊt b¶n ë viÖt nam hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ C ÍN SÁC CÔNG HÀ N I - 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA H C X H I VIỆT NAM ỌC V ỆN KHOA ỌC I NGUYỄN VIỆT HÀ chÝnh s¸ch xuÊt b¶n ë viÖt nam hiÖn nay Ngành: Chính sách công Mã số : 934.04.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ C ÍN SÁC CÔNG NG IH NG N KHO H : PGS. TS ĐỖ PHÚ HẢI HÀ N I - 2022
- LỜ CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án này là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Việt Hà
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌN ÌN NG ÊN CỨU........................... 9 1.1. Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án ........................................................................................... 9 1.2. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết ............................................................... 29 KẾT LUẬN C ƢƠNG 1 ............................................................................ 33 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT BẢN ................................................................................................. 34 2.1. ác khái niệm................................................................................. 34 2.2. Nội dung, đặc điểm và quy trình của chính sách xuất bản ............ 44 2.3. Vai trò và các nhân tố tác động đến chính sách xuất bản .............. 65 2.4. hính sách xuất bản của một số nước và bài học cho Việt Nam .. 71 KẾT LUẬN C ƢƠNG 2 ............................................................................ 77 Chƣơng 3: T ỰC TRẠNG C ÍN SÁC UẤT BẢN Ở V ỆT NAM ỆN NAY ........................................................................................ 78 3.1. Thực trạng mục tiêu chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay .... 78 3.2. Thực trạng giải pháp chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay ... 82 3.3. Thực trạng công cụ chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay ..... 91 3.4. Thực trạng quy trình chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay ... 98 3.5. Đánh giá chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay .................... 101 3.6. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.................................... 123 KẾT LUẬN C ƢƠNG 3 .......................................................................... 130 Chƣơng 4: ĐỊN ƢỚNG, YÊU CẦU VÀ G Ả P ÁP CƠ BẢN OÀN T ỆN C ÍN SÁC UẤT BẢN Ở V ỆT NAM ................. 131
- 4.1. Định hướng và yêu cầu hoàn thiện chính sách xuất bản ở Việt Nam ............................................................................................. 131 4.2. Giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................... 139 KẾT LUẬN C ƢƠNG 4 .......................................................................... 160 KẾT LUẬN ................................................................................................ 161 DANH MỤC CÔNG TRÌN Đ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............. 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 164 PHỤ LỤC ................................................................................................... 175
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ TGT Tuyên giáo Trung ương TTTT Thông tin và truyền thông XBIPH Xuất bản, in và phát hành NXB Nhà xuất bản XBP Xuất bản phẩm CSXB Chính sách xuất bản XHCN Xã hội chủ nghĩa VH-TT Văn hóa - Thông tin VHTTDL Văn hóa, thể thao và du lịch CTQG Chính trị quốc gia CTQGST Chính trị quốc gia Sự thật
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ 3.1: Mô hình quan hệ các cơ quan là công cụ tổ chức của SXB ..... 95 Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về mục tiêu chính sách ...... 108 Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2019 .................... 113 Biểu đồ 3.2. oanh thu hàng năm giai đoạn 2012-2019 ............................ 113 Biểu đồ 3.3. Kết quả nộp ngân sách và lợi nhuận (sau thuế) hàng năm giai đoạn 2012-2019................................................................................. 114 Bảng 3.2. Tình hình đặt hàng XBP giai đoạn 2012-2016 ........................... 116 Bảng 3.3. Kết quả xuất bản sách giai đoạn 2012 - 2019............................. 118 Biểu đồ 3.4. Mức hưởng thụ sách bình quân giai đoạn 2012-2019 ............ 118 Biểu đồ 3.5. Số bản sách xuất bản hàng năm giai đoạn 2012-2019 ........... 119 Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát ý kiến về chủ trương xã hội hóa xuất bản... 141
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với vị trí, vai trò quan trọng đó, hoạt động xuất bản ở Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân thông qua chính sách và thực hiện chính sách nhằm đưa hoạt động xuất bản phát triển ngang tầm thời đại. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm định hướng, điều chỉnh xuất bản nước ta theo đúng khuôn khổ pháp luật, phát triển toàn diện, vững chắc. Đặc biệt, sau hơn 15 năm thực hiện hỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư, gần 10 năm thực hiện Luật Xuất bản 2012, hoạt động xuất bản ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, duy trì được sự ổn định chung, trong đó một số lĩnh vực còn có sự bứt phá, khối lượng xuất bản phẩm tăng mạnh, cơ cấu, thể loại ấn bản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng với chất lượng tốt. So với các nước trong khu vực thì xuất bản Việt Nam phát triển khá nhanh về cả quy mô và trình độ. Phương thức xuất bản, phát hành ấn phẩm bước đầu được cải tiến và thích ứng với cơ chế thị trường. Hoạt động kinh doanh, quảng bá, giới thiệu ấn phẩm có nhiều chuyển biến tích cực với sự xuất hiện của những mô hình dịch vụ hiện đại. Hoạt động mua bán bản quyền với các đối tác nước ngoài đã dần phát triển và ngày càng diễn ra sôi động, v.v… Tuy nhiên, trước sự phát triển của thực tiễn, chính sách xuất bản ở Việt Nam thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Giữa mục tiêu chung của chính sách xuất bản với những mục tiêu cụ thể còn chưa thực sự tương thích với nhau. Một số mục tiêu cụ thể của chính sách còn khá chung chung, có phần nhấn 1
- mạnh vào khía cạnh chức năng vốn có của xuất bản đã trở nên không thực sự phù hợp trong bối cảnh mới. Một số giải pháp, công cụ của chính sách xuất bản chưa thực sự phù hợp, còn thiếu đồng bộ với các chính sách khác trong phạm vi toàn xã hội. Giải pháp về quy hoạch, sắp xếp các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành chưa phù hợp với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của vùng, địa phương, dẫn đến một số đề án, dự án chính sách thực hiện chưa hiệu quả. hưa có nhiều biện pháp thực sự cởi mở nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành, do đó hầu hết các đơn vị chỉ duy trì ở mức ổn định, ít có đột phá. Thông báo số 19-TB/TW ngày 29/12/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42 cũng đã khẳng định: “Nhiều vấn đề lý luận mới đặt ra trong công tác xuất bản chưa được nghiên cứu, làm rõ; chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển” [31, PL1]. Nói cách khác, SXB đang có những khoảng trống về mặt lý luận và bất cập trong thực tiễn, cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo, toàn diện hơn nữa. Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư với các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao, sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông hiện đại và sự đa dạng, bùng nổ về thông tin tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội. Những xu thế mới trong lĩnh vực báo chí - xuất bản, như tương tác trực tiếp, cá nhân hóa thông tin đang làm thay đổi mạnh mẽ phương thức tổ chức sản xuất thông tin. Sự cạnh tranh của các loại hình báo chí, xuất bản truyền thống với các loại hình hiện đại, như mạng xã hội, sách điện tử (ebook), sách thực tế tăng cường ảo (vrbook), các ứng dụng sách điện tử trên điện thoại thông minh... đã dẫn đến thực tế là xuất bản đứng trước nhiều cơ hội lớn, song, cũng gặp không ít khó khan. Thách thức từ thực tiễn đó đòi hỏi các chủ thể quản lý phải tiếp tục và nhanh chóng đổi mới, hoàn thiện hệ thống CSXB, bảo đảm cho xuất bản Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tốt hơn nữa vị trí, vai trò của mình và hội nhập với xuất bản quốc tế. 2
- Từ những lý do cơ bản trên, việc nghiên cứu vấn đề “Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa cấp thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích: Luận án nghiên cứu CSXB từ mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách, để có cơ sở khoa học phân tích, đánh giá thực trạng CSXB ở Việt Nam theo các tiêu chí đánh giá và đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện CSXB ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CSXB, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, nội dung giải pháp của chính sách xuất bản, vai trò, ý nghĩa của chính sách xuất bản, tiêu chí đánh giá SXB và các yếu tố tác động đến CSXB. Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng CSXB ở Việt Nam hiện nay theo các tiêu chí đã được xác định và chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của CSXB ở Việt Nam theo từng tiêu chí, những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó. Định hướng và xác định các yêu cầu cần đạt được trong đổi mới, hoàn thiện chính sách và đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể cho việc hoàn thiện CSXB ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các văn bản chính sách về xuất bản và liên quan đến hoạt động xuất bản (chính sách thuế, chính sách lĩnh vực văn hóa tư tưởng,…) phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Tác giả không tiếp cận nghiên cứu, đánh giá về chu trình các bước hoạch định, xây dựng, thực hiện, đánh giá SXB mà tiếp cận nghiên cứu về nội dung CSXB (bao gồm hệ thống mục tiêu, giải pháp, công cụ của SXB được xác lập trong các văn bản chính sách) và kết quả thực hiện chính 3
- sách để đánh giá theo các tiêu chí đánh giá một chính sách công tốt. Với dung lượng bị giới hạn của Luận án, tác giả chỉ tập trung đánh giá trên góc độ hệ thống của CSXB. Về không gian: Đề tài nghiên cứu về CSXB của Việt Nam, bên cạnh đó tìm hiểu khái quát về nền xuất bản và CSXB của một số nước trên thế giới để làm bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu chính sách xuất bản Việt Nam Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về SXB trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, từ năm 2008 đến năm 2018. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu (1). Đặc điểm, vai trò và nội dung CSXB là gì? (2). CSXB cần được đánh giá theo các tiêu chí nào? (3). Thực trạng nội dung của CSXB ở Việt Nam như thế nào? (4). Nguyên nhân của những hạn chế CSXB ở Việt Nam là gì? (5). Giải pháp nào để hoàn thiện CSXB ở Việt Nam thời gian tới? Giả thuyết nghiên cứu Chính sách xuất bản ở Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự khoa học, hợp lý, chưa đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn. Trong thời gian tiếp theo, cần phải điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện CSXB nhằm định hướng, dẫn dắt xuất bản Việt Nam phát triển, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm trong việc nghiên cứu các nội dung của Luận án. Vấn đề, mục tiêu, các nội dung, giải pháp của SXB được phân tích, đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau và SXB được xem xét trong mối liên hệ chặc chẽ với tình hình thực tiễn, kết quả của xuất bản. Bên cạnh đó, SXB được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với các yếu tố tác 4
- động ảnh hưởng của môi trường chính sách, đánh giá chính sách dựa trên bối cảnh của giai đoạn được lựa chọn. Các giải pháp, kiến nghị được đưa ra trên cơ sở các hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và phù hợp với dự báo về bối cảnh của giai đoạn tiếp theo. Cách tiếp cận: Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận từ lý thuyết, ứng dụng vào thực tiễn để tìm ra giải pháp: các lý thuyết về chính sách công, về xuất bản, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá một chính sách tốt được sử dụng để làm căn cứ đánh giá thực trạng CSXB ở Việt Nam, từ đó tìm ra các hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Bên cạnh đó, Luận án cũng sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực: SXB được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ của các chuyên ngành khác nhau như chính sách công, luật học, chính trị học, hành chính học,... để phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề đặt ra. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu: Để thu thập thông tin, Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ các báo cáo, kết quả khảo sát, điều tra của các cơ quan chức năng quản lý về xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học, sách báo, tạp chí, thu thập thông tin tại các hội thảo khoa học, những thông tin/tài liệu sơ cấp như các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản của Nhà nước, tham vấn ý kiến các chuyên gia. Phương pháp phân tích, đánh giá chính sách: sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, sử dụng số liệu thứ cấp, kiểm định giả thuyết bằng các bằng chứng định lượng và lịch sử, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, diễn giải để kiểm định giả thuyết, đưa ra các đề xuất cụ thể dựa trên việc diễn giải các bằng chứng một cách định tính. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp thực trạng các nội dung hiện hành của chính sách trong hệ thống các văn bản của nhà nước, hiện trạng vấn đề chính sách, tính hiệu lực, hiệu quả, các yếu tố tác động đến chính 5
- sách thông qua hệ thống các báo cáo chính thức, các nghiên cứu khảo sát liên quan tới vấn đề này. Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đối tượng khảo sát gồm có 4 loại đối tượng: (1) Cán bộ, chuyên viên thuộc Cục XBIPH, Bộ TTTT, Ban Tuyên giáo Trung ương: 80 mẫu; (2) cán bộ, biên tập viên nhà xuất bản: 100 mẫu, (3) đội ngũ người sáng tạo tác phẩm: 100 mẫu; (4) đội ngũ độc giả: 500 mẫu. Thời gian khảo sát: Tháng 4 năm 2020. Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận án tiến hành phỏng vấn sâu nhằm thu thập các ý kiến đánh giá, nhận xét và các đề xuất của đại diện các nhóm đối tượng: Cán bộ Cục XBIPH, cán bộ ở NXB, độc giả. Tháng 4 năm 2020. Phương pháp so sánh: So sánh nội dung chính sách trong các văn bản của nhà nước với định hướng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, so sánh CSXB của Việt Nam với một số quốc gia trên cơ sở có sự đánh giá tương đồng về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội. Đối chiếu CSXB của Việt Nam với một số Hiệp ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả, về sở hữu trí tuệ. So sánh thực trạng giữa thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc trong khoảng thời gian lựa chọn nghiên cứu. Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, tổng hợp. Phương pháp dự báo khoa học: trên cơ sở thực trạng của CSXB, và nghiên cứu xu hướng phát triển xuất bản trên thế giới, để dự báo những yêu cầu cần đạt được đáp ứng sự phát triển của xuất bản trong tương lai và đưa ra những giải pháp trong khoảng thời gian tiếp theo. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp mới về khoa học trên các phương diện sau đây: Về phương pháp nghiên cứu: Luận án là công trình tiếp cận nghiên cứu về xuất bản Việt Nam dưới góc độ của khoa học chính sách công nhằm đánh giá tổng thể nội dung CSXB bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu 6
- của khoa học chính sách công trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích chính sách, đặc biệt là vận dụng các tiêu chí đánh giá chính sách tốt để đánh giá thực trạng CSXB ở Việt Nam. Về uận: Luận án phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu, làm rõ trong các công trình nghiên cứu hiện nay về xuất bản Việt Nam như: nội hàm khái niệm SXB, các đặc điểm cơ bản về chủ thể, cấu thành nội dung của SXB, vai trò, ý nghĩa của SXB, các tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến CSXB. Về thực trạng, giải pháp: Dựa trên cách tiếp cận của khoa học chính sách công, Luận án xác định mục tiêu, nội dung, giải pháp SXB và căn cứ vào các tiêu chí để đánh giá những ưu điểm và hạn chế của chính sách. Mục tiêu của chính sách là vấn đề mang tính vĩ mô mà các công trình nghiên cứu hiện có chưa đề cập đến, sẽ được đưa ra đánh giá theo các tiêu chí đã nêu. Phân tích, đánh giá SXB một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung giải pháp chính sách cũng như kết quả thực thi chính sách trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Từ đó, Luận án đề ra các giải pháp điều chỉnh mục tiêu tổng thể, hoàn thiện nội dung giải pháp chính sách mang tính toàn diện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Luận án bổ sung các vấn đề lý luận về CSXB còn thiếu hiện nay như: nội hàm khái niệm SXB, xác định các đặc điểm, nội dung của CSXB, khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của CSXB trong hệ thống chính sách quốc gia, xác định được các yếu tố cơ bản về khách quan và chủ quan tác động đến SXB, xác định được các tiêu chí cơ bản để đánh giá SXB. Về thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc về mục tiêu, nôi dung, giải pháp, CSXB ở Việt Nam được quy định và cụ thể hóa trong hệ thống văn bản chính sách. Trên cơ sở các hạn chế, các nguyên nhân tác động và dự báo xu hướng phát triển xuất bản trong thời gian tới, Luận án đưa ra các yêu cầu và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện CSXB ở 7
- Việt Nam. Những yêu cầu, giải pháp, kiến nghị mà Luận án đưa ra sẽ cung cấp tư liệu cho cơ quan có thẩm quyền tham khảo trực tiếp cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch xuất bản trong thời gian tiếp theo (trước mắt là giai đoạn đến năm 2030), điều chỉnh quy định trong các văn bản, tiến hành các giải pháp hỗ trợ cho việc hoàn thiện chính sách. Bên cạnh đó, Luận án còn là tài liệu để khai thác trong giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo và các cơ quan, tổ chức khác, là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về CSXB. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả và tài liệu tham khảo, Luận án được chia làm bốn chương: hương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; hương 2: Những vấn đề lý luận về CSXB; hương 3: Thực trạng CSXB ở Việt Nam hiện nay; hương 4: Định hướng, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện CSXB ở Việt Nam. 8
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌN ÌN NG ÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về chính sách công Lý luận về chính sách công được coi là “khối kiến thức nền”, là cơ sở chung nhất không thể thiếu để xây dựng Luận án này, cho nên cần thiết phải tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách công. Tuy nhiên, do nó chỉ có liên quan xa, cho nên, nghiên cứu sinh chỉ tổng quan hết sức khái quát. * Các công trình nước ngoài nghiên cứu về chính sách công Các công trình nghiên cứu nước ngoài về chính sách công ít nghiên cứu về lý luận chung, mà hầu hết thường nghiên cứu các khái niệm và mô hình phân tích chính trị để giải thích lĩnh vực chính sách công lớn như tư pháp hình sự, quốc phòng, giáo dục, thuế…, cung cấp các công cụ để phân tích, cái nhìn tổng quan về toàn bộ chu trình chính sách từ lập chương trình kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và đánh giá chính sách, giới thiệu về các chức năng chính sách chủ chốt, những thách thức và cách giải quyết. Có thể kể đến một số công trình, như: Understanding Public Policy/ Nhận thức về chính sách công của Thomas R.Dye [115], The Public Policy Primer: Managing the Policy Process/Tìm hiểu chính sách công: quản lý quá trình chính sách của Xun Wu, M Ramesh, Michael Howlett, Scott Fritzen [120], Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems/ Nghiên cứu chính sách công: chu kỳ chính sách và hệ thống con chính sách của Michael Howlett and M. Ramesh Toronto [109]. Một số công trình đã đề cập về vấn đề và cách tiếp cận vấn đề chính sách. Theo đó, cần sử dụng cách tiếp cận liên ngành để phân tích các vấn đề chính sách, trong đó, cần làm nổi bật được những mâu thuẫn hiện tại và dự đoán được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực cụ thể trong tương lai 9
- ngắn hạn và dài hạn. Có thể kể đến một số công trình như: Public policy: politics, analysis, and alternatives/Chính sách công: Chính trị, phân tích, và các giải pháp thay thế của Michael E. Kraft, Scott R. Furlong [108], Public Inquiries, Public Policy and the Public Interest/ Thắc mắc công khai, Chính sách công và lợi ích công cộng của Gary Banks [102]; Public policy making/ Xây dựng chính sách công của James Anderson [105]. Nghiên cứu về phân tích chính sách, trong đó, các cơ chế xây dựng chính sách, xác định một vấn đề để thiết lập chương trình nghị sự, đánh giá, sửa đổi, hoặc chấm dứt một chính sách, các nguyên tắc, nội dung, quy trình đánh giá chính sách được làm khá rõ. ác phương pháp tiếp cận phân tích chính sách, phương pháp phân tích định lượng, định tính, thảo luận về các công cụ để tinh chỉnh lựa chọn chính sách được bàn đến ở nhiều góc độ và chuyên ngành khác nhau, nhất là kinh tế, tài chính, ngân hàng, giáo dục: Policy Analysis: A Political and Organizational Perspective/ Phân tích chính sách, dưới góc nhìn tổ chức và chính trị của William Ieuan Jenkins [118], Public Policy: An Introduction to the Theory and Practice of Policy Analysis/ Chính sách công: Giới thiệu về lý thuyết và thực hành phân tích chính sách của Wayne Parsons [117], Policy Analysis: Concepts and Practice/ Khái niệm và thực hành phân tích chính sách của David Leo Weimer, Aidan R. Vining [97], Policy Analysis for Practice: Applying Social Policy/ Thực hành phân tích chính sách: áp dụng cho chính sách xã hội của Paul Spicker [110], Public policy analysis (fifth Edition)/ Phân tích chính sách công (tái bản lần thứ năm) của William N. Dunn [119], Handbook of Public Policy Analysis: Theory, Methods, and Politics/ Sổ tay phân tích chính sách: lý thuyết, phương pháp và chính trị của Frank Fischer, Gerald J Miller [100]. * Các công trình trong nước nghiên cứu về chính sách công Các khái niệm về chính sách công và một số vấn đề cơ bản như cấu trúc nội dung, chu trình chính sách công, quy trình xây dựng, nguyên tắc, các 10
- bước và phương pháp, công cụ hoạch định chính sách công; yêu cầu, các hình thức, phương pháp tổ chức thực thi chính sách công được phân tích trong một số công trình như: Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình chính sách [57] của tác giả Lê Chi Mai, Tìm hiểu về khoa học chính sách công [43] của Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Chính sách công - Những vấn đề cơ bản [23] của PGS, TS. Nguyễn Hữu Hải, Bàn về khái niệm chính sách công [29] của Hồ Việt Hạnh, Tạp chí nhân lực khoa học xã hội, năm 2017. Tuy có những luận giải khác nhau, song, hầu hết các công trình đều cho rằng, chính sách công có vai trò to lớn đối với phát triển, chính sách công có cấu trúc bao gồm hai bộ phận lớn là mục tiêu chính sách và giải pháp giải quyết vấn đề công. Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về phân tích, giám sát và đánh giá chính sách công; đo lường kết quả thực hiện chính sách công; các phương pháp đánh giá tác động, tổ chức, báo cáo và phổ biến đánh giá tác động chính sách, phương pháp phân tích chính sách công, nhận định một số vấn đề trong đánh giá chính sách công ở Việt Nam hiện nay như: Giáo trình phân tích và hoạch định chính sách công [44] của Học viện Hành chính quốc gia, Đại cương về phân tích chính sách công [22] của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải và ThS. Lê Văn Hòa, Giám sát và đánh giá chính sách công [38] của TS. Lê Văn Hòa. Bài báo khoa học Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp [75] của PGS,TS. Nguyễn Đăng Thành đăng trong Tạp chí Cộng sản, Đánh giá chính sách công tại Việt Nam: Những vấn đề uận và thực tiễn [24] của PGS.TS Đỗ Phú Hải đăng trong Tạp chí Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM, Khu vực II. Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu về chính sách công của nước ngoài, từ đó, nêu lên một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, như: ông trình Chính sách công của Hoa Kỳ [7] của tác giả Lê Vinh Danh. 11
- Ngoài ra, còn một nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách công ở rất nhiều các chủ đề thuộc các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, xã hội, văn hóa... Nhóm này chủ yếu là các luận án tiến sĩ. Tổng quan các công trình thuộc nhóm này là cơ sở để nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển các cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đặc thù trong lĩnh vực chính sách công nói chung. Có thể kể tới một số luận án như: Nguyễn Thị Hoa (2018), Chính sách phát triển giảng viên chính trị ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ hính sách công, Học viện Khoa học xã hội [37]; Bùi Ngọc Hiển (2018), Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng song Cửu Long, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia [33]; Tô Trọng Mạnh (2020), Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ hính sách công, Học viện Khoa học xã hội [55]; Ngô Hoài Sơn (2021), Thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ hính sách công, Học viện Khoa học xã hội [68]; Lý Thị Ngọc (2020), Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ hính sách công, Học viện Khoa học xã hội [61]; Nguyễn Thị Thu Nga (2019), Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ hính sách công, Học viện Khoa học xã hội [59]; Bùi Nghĩa (2019), Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chính sách công, Học viện Khoa học xã hội [60]; Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2021), Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia [62]… o đều là các nghiên cứu ứng dụng, vì vậy, hầu hết các luận án đều bám vào lý luận chung về chính sách công, đi vào phân tích mục tiêu, giải pháp, công cụ của các chính sách, đồng thời, đánh giá chính sách theo các tiêu chí mà họ tự xây dựng (thường là tiêu chí về tính hiệu quả, tính hiệu lực, tính đồng bộ, thống nhất…). Tuy nhiên, với đặc thù từng vấn đề nghiên cứu khác nhau, mỗi luận án lại có những cách tiếp cận không giống nhau, có luận 12
- án tiếp cận toàn diện cả chu trình chính sách, tuy nhiên, số này không nhiều, mà phần lớn thường chỉ tập trung ở một bộ phận nào đó, chẳng hạn riêng về nội dung chính sách, hoặc riêng về quá trình xây dựng, hoặc riêng về quá trình thực hiện chính sách,… Kế thừa phương pháp tiếp cận từ các luận án trước đây, đề tài luận án của nghiên cứu sinh sẽ tiếp cận nghiên cứu CSXB chủ yếu từ khía cạnh nội dung của CSXB, sử dụng những kết quả trong thực tiễn của ngành xuất bản trong thời gian qua để phân tích, đánh giá tính hiệu quả, hợp lý, đồng bộ,... của nội dung chính sách đó. 1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về xuất bản và chính sách xuất bản * Các công trình nước ngoài nghiên cứu về xuất bản và chính sách xuất bản Philip G.Altbach và Damtew Teferra (Chủ biên, 1999), Xuất bản và phát triển [111]. Công trình tập trung bình bày một số hoạt động và chính sách của ngành xuất bản trên thế giới, những xu hướng phát triển trong ngành xuất bản sách hiện nay; xuất bản sách ở những nước thuộc thế giới thứ ba; kinh tế học xuất bản sách; vấn đề bản quyền quốc tế; vấn đề xuất bản sách phục vụ giáo dục; chuyển đổi từ hệ thống xuất bản nhà nước sang hệ thống xuất bản thương mại ở các nước châu Phi; xuất bản điện tử; dự báo các vấn đề và xu hướng xuất bản ở thế kỷ XXI của các nước đang phát triển. Trong công trình này, các tác giả đã chỉ ra những vấn đề hiện nay mà xuất bản phải đối mặt, như: Tác động của những công nghệ mới, việc khó kiểm soát ngành xuất bản, vấn đề bản quyền, những biến đổi trong ngành xuất bản. Tác giả Paul Brickhill đã có bài phân tích kỹ về việc chuyển đổi từ hệ thống xuất bản nhà nước sang hệ thống xuất bản thương mại ở các nước châu Phi, trong đó, đặt câu hỏi: “Vai trò của chính phủ: Thực hiện hay quản lý” [111, tr.230]. Đây là câu hỏi mở, rất có giá trị trong việc nghiên cứu, đánh giá SXB ở Việt Nam. ũng trong công trình này, tác giả zeslaw Jan Grycz đã giới thiệu về “Xuất bản điện tử: Công nghệ và ngành xuất bản mới” [111, tr.245 - 292], giúp 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng
195 p | 30 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 56 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
182 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
238 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
200 p | 23 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
248 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)
185 p | 79 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay
183 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay
230 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
172 p | 25 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
28 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam
174 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
216 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
27 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn