Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
lượt xem 12
download
Luận án "Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT tại TP Hà Nội, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT tại TP Hà Nội định hướng đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ BÍCH THẢO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC HÒA NHẬP ĐỐI VỚI TEKT TỪ THỰC TIỄN TP HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ BÍCH THẢO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC HÒA NHẬP ĐỐI VỚI TEKT TỪ THỰC TIỄN TP HÀ NỘI Ngành: Chính sách công Mã số: 9 34 04 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Hồng Hạnh Hà Nội, năm 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án: “Thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, do chính tôi hoàn thành. Những kết luận khoa học trong Luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo, trích dẫn được sử dụng trong Luận án này đều rõ xuất xứ, tác giả, được trích dẫn nguồn một cách trung thực và ghi trong tài liệu tham khảo. Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Bích Thảo i
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. iv DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................6 5. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ...............................................................................10 7. Cấu trúc của luận án ...........................................................................................11 NỘI DUNG ...............................................................................................................12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................12 1.1. Các công trình nghiên cứu về TKT và GDHNcho TKT ...............................12 1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách giáo dục hòa nhập ......................20 1.3. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách GDHNđối với TKT ......................22 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................35 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................37 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GDHN ĐỐI VỚI TEKT ...............................................................39 2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................39 2.2. Các chính sách hợp phần của chính sách GDHN .........................................47 2.3. Nguyên tắc thực hiện chính sách GDHN .......................................................50 2.4. Chủ thể thực hiện chính sách GDHN .............................................................51 2.5. Quy trình thực hiện chính sách GDHN .........................................................53 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách GDHN ......................58 2.7. Khung phân tích thực hiện chính sách GDHN..............................................65 2.8. Kinh nghiệm thực hiện chính sách GDHN ở Việt Nam................................67 ii
- 2.9. Bài học từ thực tiễn trong việc thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT ...................................................................................................................................72 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................73 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GDHNĐỐI VỚI TKT TẠI TP HÀ NỘI .......................................................................................................74 3.1. Địa bàn nghiên cứu ..........................................................................................74 3.2. Thực trạng thực hiện chính sách GDHN trên địa bàn TP Hà Nội ..............84 3.3. Kết quả thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT trên địa bàn TP Hà Nội .................................................................................................................................124 3.4. Nhu cầu đối với các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDHN trên địa bàn TP Hà Nội ............................................................................145 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................149 CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GDHNĐỐI VỚI TKT TẠI TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 ....................................150 4.1. Quan điểm thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT tại TP Hà Nội đến năm 2030 ................................................................................................................150 4.2. Mục tiêu thực hiện chính GDHN đối với TEKT tại TP Hà Nội đến năm 2030 .........................................................................................................................151 4.3. Yêu cầu trong thực hiện chính sách GDHN ................................................153 4.4. Đề xuất giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách GDHN tại TP Hà Nội đến năm 2030 ..................................................................................................155 4.5. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDHN trên địa bàn cả nước từ thực tiễn TP Hà Nội .....................................................177 Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................173 KẾT LUẬN .............................................................................................................174 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................180 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................181 PHỤ LỤC ...............................................................................................................197 iii
- BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ASXH An sinh xã hội CS Chính sách CSXH Chính sách xã hội ĐTB ĐTB ĐLC ĐLC GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDHN GDHN GDTH Giáo dục tiểu học GV GV GVCN GV chủ nhiệm HCKK Hoàn cảnh khó khăn HS Học sinh HSKT HSKT KT KT KT-XH Kinh tế - xã hội LĐTB&XH Lao động, thương binh và xã hội NKT NKT PVS Phỏng vấn sâu QL QL QLNN QLNN TKT TKT TP TP UBND Uỷ ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc WHO Tổ chức Y tế thế giới iv
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ số Nội dung Trang 2.1. Quy trình chính sách công 47 2.2. Quy trình thực hiện chính sách GDHN đối với TKT 54 2.3. Mô hình logic về kết quả thực hiện chính sách 64 2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu 65 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện chính sách GDHN tại Hà Nội 107 v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số Nội dung Trang 3.1. Số lượng học sinh KT cấp tiểu học học hoà nhập 75 tại TP Hà Nội các năm 2018 và năm 2022 3.2. Số lượng và trình độ học vấn của đội ngũ CB, GV 77 tại các trường tiểu học ở HN 3.3. Số lượng HSKT học hòa nhập tại các trường nghiên cứu 79 3.4. Số lượng cán bộ, GV, nhân viên trên tổng số lớp học 80 tại các trường điều tra 3.5. Kết quả đánh giá về thực trạng lập kế hoạch hoạt động GDHN 91 tai nhà trường 3.6. Mức độ hiểu biết của CBQL, GV, NV trường học về nội dung chính sách GDHN 97 3.7. Kết quả đánh giá về mức độ hiểu biết của cha mẹ HSKT về nội dung chính sách GDHN tại các trường 99 3.8. Nguyên nhân của việc thực hiện công tác tuyên truyền kém hiệu quả 103 3.9. Các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GDHN tại các trường tiểu học 117 3.10. Ý kiến nhận xét về duy trì thực hiện chính sách GDHN đối với TKT 119 3.11. Đánh giá hiệu quả của công tác tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách GDHN 122 vi
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung Trang số 3.1. Quan điểm của CBQL, GV, NV và nhóm cha mẹ HSKT về sự phù hợp của chính sách GDHN 88 3.2. Sự tham gia của đối tượng thụ nưởng vào quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách GDHN 89 3.3. Tỉ lệ người nhận được thông tin tuyên truyền về chính sách GDHN 93 3.4. Các kênh phổ biến chính sách GDHN 95 3.5. Mức độ tuyên truyền chính sách tại TP Hà Nội 95 3.6. Mức độ đầy đủ thông tin của hoạt động tuyên truyền chính sách GDHN 96 3.7. Chất lượng công tác phân công, phối hợp 102 3.8. Chất lượng công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách GDHN tại các trường học 109 3.9. Mức độ công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách GDHN 110 3.10. Đánh giá của cha mẹ HSKT về thái độ của nhà trường khi tiếp nhận hồ sơ xin học 116 3.11 Đánh giá của cha mẹ HSKT về thái độ của nhà trường khi tiếp nhận hồ sơ xin việc 127 3.12. Quan điểm của HSKT/ cha mẹ HSKT và CBQL, GV, NV trường học về các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách 140 3.13. Quan điểm của HSKT/ cha mẹ HSKT và CBQL, GV, NV trường học về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai chính sách tại trường học 141 vii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo kết quả điều tra của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, năm 2018, Việt Nam có khoảng 2,79% dân số từ 2-17 tuổi bị KT, tương đương với 2,47 triệu TEKT [68]. Trong nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tỉ lệ TKT chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm triên 85%, cụ thể là 1.235.440 TKT trên 1.450.749 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt); trong số các TKT, tỉ lệ TKT trí tuệ chiếm cao nhất với tỉ lệ 27%, tiếp theo là: “TKT vận động: 20%, TKT ngôn ngữ: 19%, TKT khiếm thính: 12,43%, TKT khiếm thị: 12%, các loại KT khác: 7%, trẻ đa KT chiếm 12, 62%; TKT nặng chiếm khoảng 31%” [Lê Tiến Thành. 2011. Chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển GDHN ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT]. Những trẻ em này phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong cuộc sống hàng ngày và chịu nhiều hình thức phân biệt đối xử, dẫn đến bị loại trừ khỏi xã hội và trường học. Báo cáo Khảo sát quốc gia NKT Việt Nam (2016) cho thấy, cơ hội tiếp cận trường học của TKT ở cấp tiểu học đạt khoảng 88%, nhưng con số này giảm rất nhiều, lần lượt là 67,43% và 39,35% ở cấp THCS và THPT bởi nhiều nguyên nhân từ phía TKT, gia đình trẻ và các cơ chế QLNN. Đồng thời, báo cáo cũng cho thấy chỉ 42,7% người được hỏi tin rằng TKT nên học hoà nhập. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, GDHN không chỉ mang lại lợi ích cho TKT mà còn tạo ra những giá trị tốt đẹp cho những trẻ không KT khi tham gia vào môi trường giáo dục [49]. “Có bằng chứng rõ rệt và nhất quán là môi trường GDHN có thể mang lại lợi ích đáng kể, ngắn và dài hạn cho các HS có và không có KT” - Hehir T. & cộng sự (2016) [104]. GDHN là môi trường giúp TKT hoà nhập trong cộng đồng. Bởi vậy, việc nâng cao nhận thức và tăng cường khả năng tiếp cận quyền GDHN thông qua việc thực hiện chính sách GDHN là yếu tố quan trọng để xoá bỏ rào cản nhận thức và xây dựng môi trường GDHN an toàn, thân thiện và tích cực với TKT hiện nay, giúp TKT có thể tiếp cận và quan trọng là duy trì việc học tập. Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước về một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và các lĩnh vực xã hội. Hà Nội sau khi mở rộng có quy mô dân số khoảng hơn 7,3 triệu người. Theo thống kê của Hội NKT TP Hà Nội, năm 2014, có 1
- khoảng 950.000 NKT và theo tỷ lệ chung, trong số đó có khoảng hơn 100.000 TKT [43]. Năm 2022, toàn TP Hà Nội có 3.844 HSKT học hoà nhập trên tổng số 762.000 học sinh tại 772 trường tiểu học [42]. Vấn đề phát triển GDHN và trợ giúp TKT cũng được chính quyền địa phương chú trọng và quan tâm, bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chính quyền TP Hà Nội cũng đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách GDHN đối với TKT thông qua việc ban hành các chương trình, kế hoạch hành động liên quan đến TKT trên địa bàn TP; tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách; phân công nhiệm vụ cho các cơ quan ban ngành trên địa bàn TP trong việc thực hiện chính sách liên quan đến TKT. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu có thể thấy, tỉ lệ TKT tham gia học hoà nhập vẫn còn chưa cao. Vẫn còn rất nhiều TEKT không được tới lớp học, không hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học hoặc trung học và không được thỏa mãn quyền lợi cơ bản của trẻ là được tiếp cận một nền giáo dục có ý nghĩa. Một số điều tra đã chỉ ra rằng, cơ hội được đi học của TEKT thấp hơn nhiều so với trẻ em không KT. Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của TKT càng thấp hơn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là, khi tiếp cận trường học, TEKT vẫn phải đối mặt với một số rào cản làm cho GDHNtrở nên xa tầm với, bao gồm các rào cản liên quan đến hệ thống chính sách GDHN, môi trường thực hiện chính sách, các yếu tố từ phía chủ thể thực hiện chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách. Bên cạnh đó, không thể không đề cập đến chất lượng của việc thực hiện chính sách GDHN trong thực tế, như các văn bản, kế hoạch thực hiện chính sách GDHN được ban hành trên địa bàn TP còn chậm; công tác tuyên truyền chưa sâu, rộng về nội dung và phong phú về hình thức; cơ chế phối hợp thực hiện chính sách giữa các cơ quan chưa rõ ràng và chưa có chế tài cụ thể; việc đôn đốc, kiểm tra, duy trì và tổng kết, đánh giá chính sách còn thực hiện hời hợt, mang tính hình thức… Do vây, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách GDHN tại Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDHN tại TP Hà Nội có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển toàn diện của ngành GD&ĐT nói riêng và sự phát triển KTXH nói chung của TP. 2
- Hà Nội là thủ đô của cả nước, nổi bật với các thành tựu trong giáo dục, nhưng mảng thực hiện chính sách GDHN đối với TKT lại chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới. Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này tại Hà Nội vẫn còn khá sơ sài, chủ yếu chỉ tập trung ở một vài xã, phường hoặc quận huyện nhất định, và cũng thuộc cách tiếp cận nghiên cứu khác như nhân học, tâm lý học, công tác xã hội..., chưa có công trình nghiên cứu nào về thực hiện GDHN đối với TKT dưới góc độ chính sách công trên địa bàn toàn TP. Do đó, việc lựa chọn Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu là một trong những điểm mới của luận án. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, tác giả đã cập nhật những số liệu thống kê và nghiên cứu gần nhất về TKT và GDHN đối với TKT, đó cũng là một trong những điểm mạnh của luận án, góp phần bảo đảm tính mới trong nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, có thể khẳng định việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực hiện chính sách GDHNđối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội” là cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách GDHNđối với TEKT tại TP Hà Nội, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT tại TP Hà Nội định hướng đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu về chính sách GDHN cũng như thực hiện chính sách GDHN đối với TKT; - Xây dựng cơ sở lý luận về thực hiện chính sách GDHN đối với TKT tại Việt Nam và tại TP Hà Nội; - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT tại TP Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại 3 trường tiểu học Trung Hoà, Nguyễn Trãi và Mỹ Đình 2 thuộc 3 quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Mỹ Đình), đồng thời phân tích những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách GDHN đối với TKT ở Hà Nội trong thời gian qua; - Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách GDHN đối với TKT; 3
- - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT ở Hà Nội trong giai đoạn từ nay đến năm 2030; 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội. - Khách thể nghiên cứu: + Chủ thể thực hiện chính sách, gồm: cán bộ Thành uỷ, UBND TP Hà Nội; cán bộ Sở GDĐT; cán bộ phòng GDĐT; CBQL & GV, NV tại các trường tiểu học. + Đối tượng thụ hưởng chính sách, gồm: HSKT, cha mẹ/ người nuôi dưỡng HSKT, CBQL & GV, NV tại các trường tiểu học. + Đối tượng liên quan: HS và cha mẹ HS không KT. Trong luận án này, CBQL & GV, NV trong trường học vừa là chủ thể thực hiện chính sách, vừa là đối tượng thụ hưởng chính sách. Từ đối tượng và khách thể nghiên cứu, luận án xây dựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu như sau: - Câu hỏi nghiên cứu: + Câu hỏi 1: Thực hiện chính sách GDHN đối với TKT trên địa bàn TP Hà Nội được triển khai như thế nào và có những hạn chế, bật cập nào trong quá trình thực hiện chính sách này? + Câu hỏi 2: Cần có những biện pháp gì để hoàn thiện việc thực hiện chính sách GDHN đối với TKT trên địa bàn TP Hà Nội? Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1: Việc thực hiện chính sách GDHN đối với TKT trên địa bàn TP Hà Nội được thực hiện đầy đủ theo quy trình 5 bước: i/ Ban hành văn bản, kế hoạch triển khai chính sách; ii/ Tuyên truyền, phổ biến chính sách; iii/ Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách; iv/ Kiểm tra, giám sát, duy trì, điều chỉnh chính sách; v/ Tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách. Quá trình thực hiện chính sách này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến hệ thống chính sách hiện hành, chủ thể thực hiện chính sách, đối tượng thụ hưởng và môi trường thực hiện chính sách, làm cho kết quả thực hiện chính sách vẫn còn những hạn chế nhất định, dẫn đến tỉ lệ TKT học hoà nhập chưa cao và một số đối tượng chính sách vẫn chưa được tiếp cận với quyền lợi của họ. Giả thuyết 2: Cần có các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách GDHN đối với TKT theo cách tiếp cận hệ thống, liên ngành và tập trung vào việc thực hiện theo quy trình thực hiện chính sách với các nguồn lực được đảm bảo thì sẽ khắc phục được những bất cập, hạn chế và cải thiện kết quả thực hiện chính sách. 4
- - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu những nội dung sau: + Thực trạng thực hiện quy trình thực hiện chính sách GDHN với TKT theo quy trình 5 bước: “B1. Ban hành văn bản, kế hoạch triển khai B2. Tuyên truyền, phổ biến B3. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách B4. Kiểm tra, giám sát, duy trì, điều chỉnh chính sách B5. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách” + Thực trạng thực hiện các chính sách hợp phần của chính sách GDHN đối với TKT, gồm: 1/ Thực hiện chính sách ưu tiên trong nhập học và tuyển sinh 2/ Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với NKT khi tham gia giáo dục tại các trường tiểu học 3/ Thực hiện chính sách ưu đãi đối với TKT trong việc miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập 4/ Thực hiện chính sách đối với nhà giáo, CBQL giáo dục tham gia giáo dục NKT. + Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách GDHN với TKT, gồm: 1/ Yếu tố thuộc về hệ thống chính sách hiện hành 2/ Yếu tố thuộc về môi trường thực hiện chính sách 3/ Yếu tố thuộc về chủ thể thực hiện chính sách 4/ Yếu tố thuộc về đối tượng thụ hưởng chính sách. + Các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDHN với TKT. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu việc thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT đang tham gia học tập tại 3 trường tiểu học Trung Hoà, Nguyễn Trãi, Mỹ Đình 2 thuộc 3 quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm trên địa bàn TP Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Ngày 29/01/2018, thông tư 03/2018/TT-BGDĐT ban hành thông tư quy định về GDHN đối với NKT, đánh dấu một mốc thay đổi lớn trong việc thực hiện chính sách này tại các trường học, các trung tâm GDHN và các cơ sở cung cấp dịch vụ 5
- GDHN. Cũng trong năm 2018, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định 1438/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Đề án hỗ trợ TEKT tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc tại cộng đồng. Đây là căn cứ quan trọng để các địa phương trong cả nước xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện hỗ trợ TEKT hoà nhập cộng đồng, trong đó có nội dung GDHN. Do đó, phạm vi thời gian của luận án này là từ năm 2018 đến năm 2022. - Phạm vi khách thể nghiên cứu: các khách thể thuộc Thành uỷ, UBND TP Hà Nội; cán bộ Sở GDĐT Hà Nội; cán bộ phòng GDĐT các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm; CBQL&GV, NV, HSKT, cha mẹ HSKT, HS không KT, cha mẹ HS không KT tại 3 trường tiểu học Trung Hoà, Nguyễn Trãi, Mỹ Đình 2. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận án dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn với vấn đề GDHN với TKT và thực hiện chính sách GDHNvới TKT. Phương pháp tiếp cận: Luận án tiếp cận nghiên cứu từ góc độ chính sách công, cụ thể là từ hoạt động thực hiện chính sách GDHN đối với TKT. Bên cạnh đó, luận án cũng đi theo hướng tiếp cận hệ thống và liên ngành của các ngành khoa học khác nhau liên quan đến việc thực hiện chính sách GDHN đối với TKT như: chính sách công, quản trị nhân lực, QL giáo dục; luật học; công tác xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Nghiên cứu văn bản, tài liệu Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát những lý thuyết cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên sách, tạp chí, báo, đề tài về các vấn đề liên quan tới GDHN và thực hiện chính sách GDHN với TKT và xác định khái niệm công cụ chính của đề tài. 4.2.2. Điều tra bằng bảng hỏi Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài chúng tôi xây dựng 2 loại phiếu điều tra: + Phiếu số 1: dành cho CBQL&GV, NV tại trường học. + Phiếu số 2: dành cho HSKT và gia đình của HSKT (Đối với các HSKT không thể trả lời phiếu điều tra thì thay thế bằng cha mẹ/ người chăm sóc trẻ tại gia đình (sau đây gọi chung là cha mẹ HSKT)). 6
- - Mục đích của phương pháp: + Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách GDHN đối với TKT. + Đánh giá nhu cầu, mong đợi của cán bộ QL, GV và TKT đối với việc thực hiện chính sách GDHN. + Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách GDHN với TKT. + Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện chính sách GDHN đối với TKT. - Chọn mẫu: Mẫu khảo sát của đề tài đươc lấy từ 3 trường tiểu học trên địa bàn 3 quận, với 94 HSKT/ cha mẹ HSKT và 186 CBQL & GV, NV trong trường học. Lý do chọn mẫu: + Ở cấp tiểu học, HSKT tham gia học hoà nhập với tỉ lệ cao nhất so với cấp THCS và THPT. Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, tỉ lệ HSKT tham gia cấp THCS và THPT tại Hà Nội giảm đi 2/3 so với cấp tiểu học, không phải trường THCS và THPT nào cũng có HSKT học hoà nhập, và rất hiếm các lớp học có HSKT tham gia, nếu có cũng chỉ lác đác vài lớp và số lượng rất ít, trung bình 1 HSKT/ lớp. Do đó, việc lấy mẫu và tiến hành nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. + Ở khu vực ngoại thành Hà Nội, số lượng HSKT học hoà nhập ở cấp tiểu học khá thấp. Tại các trường tiểu học ở ngoại thành luận án có thể tiếp cận, số lượng HSKT học hoà nhập chỉ dao động từ khoảng 2 – 8 HSKT/ trường. Với số lượng HSKT học hoà nhập quá thấp như vậy, nhiều chính sách GDHN chưa đủ điều kiện để triển khai thực hiện nên không có nội dung để luận án nghiên cứu, đánh giá. - Phương pháp chọn mẫu được thực hiện như sau: + Lựa chọn quận: Tính đến thời điểm cuộc nghiên cứu tiến hành điều tra, tất cả các quận huyện trên toàn TP Hà Nội đều đã thực hiện việc GDHN cho TKT, tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như thực trạng số lượng HSKT trong trường mà mức độ thực hiện khác nhau. Luận án lựa chọn các trường tiểu học trên địa bàn 3 quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm làm địa bàn nghiên cứu. Ba quận này là đều là những quận có nhiều điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục, và có số lượng HSKT học hoà nhập cao so với các quận khác trên địa bàn TP. + Lựa chọn trường: nghiên cứu lựa chọn chủ đích các trường có nhiều HSKT học hoà nhập hơn các trường khác trên địa bàn quận được lựa chọn, bao gồm các trường tiểu 7
- học: Trường tiểu học Trung Hoà thuộc quận Cầu Giấy; Trường tiểu học Nguyễn Trãi thuộc quận Thanh Xuân; Trường tiểu học Mỹ Đình 2 thuộc quận Nam Từ Liêm. + Lựa chọn chủ thể thực hiện chính sách và đối tượng thụ hưởng tham gia điều tra: Luận án tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 100% HSKT/ cha mẹ HSKT đang theo học hoặc có con đang theo học tại 3 trường khảo sát; 100% cán bộ QL, GV, NV đang công tác tại 3 trường khảo sát là Nguyễn Trãi, Mỹ Đình 2, Trung Hoà. Tổng cộng 280 người, bao gồm: 94 cha mẹ HSKT và 186 cán bộ QL, GV chủ nhiệm lớp, nhân viên trong trường học. - Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 280 phiếu; Tổng số phiếu thu được, hợp lệ và đưa vào phân tích thống kê là: 280 phiếu. 4.2.3. Phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu được tiếu hành với tổng cộng 30 trường hợp. Các đối tượng được phỏng vấn là: cán bộ Thành uỷ Hà Nội; cán bộ phụ trách mảng giáo dục TKT thuộc UBND TP Hà Nội; chuyên gia của Ban chỉ đạo Giáo dục TKT và TE có HCKK thuộc Sở GDĐT; cán bộ phụ trách lĩnh vực GDHNcủa Sở GDĐT Hà Nội và các cán bộ phụ trách lĩnh vực GDHN thuộc phòng các phòng GDĐT trên địa bàn 3 quận nghiên cứu nhằm làm rõ mức độ thực hiện chính sách tại các cơ sở giáo dục này. Phỏng vấn sâu cũng được tiến hành với cán bộ QL, GV & NV tại trường học; cha mẹ/ người chăm sóc HSKT và cha mẹ/ người nuôi dưỡng HS không KT (sau đây gọi là cha mẹ HS không KT) tại 3 trường tham gia nghiên cứu nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát định lượng. Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước một cách chi tiết, rõ ràng theo các mảng vấn đề mà nghiên cứu quan tâm. Sau đó gặp từng người để phỏng vấn về các nội dung đã chuẩn bị trước đó. 4.2.4. Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm được thiết kế dành cho các nhóm đối tượng là: nhóm cha mẹ HSKT; nhóm cha mẹ HS không KT; nhóm GV chủ nhiệm nhằm tìm hiểu thêm về các nội dung nghiên cứu. Số lượng thành viên tham gia tại mỗi nhóm trong một lần thảo luận là 30 người. 8
- Ngoài ra, thảo luận nhóm cũng được tiến hành với nhóm cán bộ triển khai chính sách, gồm 8 cán bộ tại Sở GDĐT và các phòng GDĐT và 6 CBQL tại các trường học (sau đây gọi chung là nhóm cán bộ thực hiện chính sách). Tổng số người trong nhóm này là 14. 4.2.5. Phương pháp thống kê trong nghiên cứu xã hội - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Kết quả thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý, phân tích bằng chương trình SPSS phiên bản 22.0. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này gồm: - Thống kê mô tả: số lượng, tỷ lệ %, ĐTB và ĐLC được sử dụng để mô tả thực trạng TKT học hoà nhập tại Hà Nội, thực trạng thực hiện chính sách GDHN đối với TKT tại Hà Nội. - Sử dụng phép so sánh: tỷ lệ đánh giá mức độ thực hiện chính sách theo thang đo Likert giữa các nhóm điều tra với nhau và giữa các trường tiểu học với nhau… - Phương pháp tính ĐTB Để tìm hiểu mức độ hài lòng của đối tượng thụ hưởng về chất lượng thực hiện hoạt động GDHN tại các trường tiểu học ở Hà Nội, tác giả sử dụng cách tính ĐTB. Điểm số hài lòng trung bình của từng cá nhân được sử dụng để đánh giá mức độ rất hài lòng, hài lòng, bình thường, không hài lòng và rất không hài lòng của người được điều tra với vấn đề được điều tra dựa trên thang điểm từ 1 – 5 theo thang đo Likert 5 bậc. Mức độ hài lòng được quy ước tăng dần theo số điểm. Cách tính khoảng điểm như sau: STT Khoảng điểm Ý nghĩa 1 Từ 1.00 - 1.80: Rất không cần thiết/ Rất không quan trọng/ Rất không hài lòng 2 Từ 1.81 - 2.60 Hiếm khi/ Không cần thiết/ Không quan trọng/ Không hài lòng 3 Từ 2.61 - 3.40 Thỉnh thoảng/ Bình thường/ Có khi hài lòng, có khi không hài lòng 4 Từ 3.41 - 4.20 Thường xuyên/ Cần thiết/ Quan trọng/ Hài lòng 5 từ 4.21 - 5.00 Rất thường xuyên/ Rất cần thiết/ Rất quan trọng/ Rất hài lòng 9
- 5. Những đóng góp mới của luận án Việc thực hiện luận án: “Thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT trên địa bàn TP Hà Nội” hướng tới những điểm mới quan trọng sau: Thứ nhất, luận án tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về thực hiện chính sách GDHN đối với TKT, tìm hiểu cách thức triển khai chính sách này thông qua các công trình khoa học uy tín, từ đó tìm ra được khoảng trống nghiên cứu. Thứ hai, luận án tổng quát hoá toàn bộ các quy định pháp luật về chính sách GDHN đối với TEKT, giúp cung cấp nội dung kiến thức pháp luật tương đối toàn diện và có hệ thống về chính sách này ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, TP ở Việt Nam về cách thức thực hiện chính sách này, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Thứ ba, một trong những điểm mới nổi bật của luận án là tiếp cận vấn đề thực hiện chính sách GDHN đối với TKT từ góc độ chính sách công. Luận án đánh giá việc thực hiện chính sách dựa trên một số tiêu chí nhằm cung cấp những thông tin quan trọng về các rào cản và bất cập trong quá trình thực hiện chính sách. Thứ tư, đánh giá kết quả triển khai và những thành tựu mà quá trình thực hiện chính sách GDHN mang lại cho đối tượng thụ hưởng và đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách này tại địa bàn TP Hà Nội là điểm mới mà chưa có nghiên cứu nào trước đó thực hiện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Việc nghiên cứu việc thực hiện chính sách GDHN đối với TKT trên địa bàn TP Hà Nội có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, luận án cung cấp các thông tin mới nhất và còn hiệu lực của chính sách GDHN đối với TKT. Luận án cũng phân tích quy trình thực hiện chính sách GDHN đối với TKT, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách và kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách này trên thế giới và ở Việt Nam. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án đánh giá một cách khách quan và toàn diện thực trạng tổ chức thực hiện chính sách GDHN cho TKT; phân tích các ưu điểm và hạn chế trên cơ sở các luận cứ khoa học, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của TP Hà Nội. Các giải 10
- pháp này không chỉ có thể được ứng dụng vào thực tiễn triển khai thực hiện chính sách GDHN tại Hà Nội mà còn có thể linh hoạt ứng dụng cho các địa phương khác trên cả nước. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người làm công tác giảng dạy về chính sách, đặc biệt là các sinh viên chuyên ngành chính sách công tra cứu, khảo nghiệm trong quá trình nghiên cứu và học tập; là nguồn tư liệu có giá trị cho các chuyên gia hoạch định chính sách bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện chính sách cho phù hợp thực tiễn hơn. Bên cạnh đó, những bài học rút ra từ việc thực hiện chính sách sẽ giúp các cơ quan QL, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này có thêm những kinh nghiệm trong việc áp dụng chính sách vào thực tế. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT tại TP Hà Nội Chương 4: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDHN đối với TKT tại TP Hà Nội đến năm 2030. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng
195 p | 30 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 54 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
182 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
200 p | 22 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
248 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)
185 p | 78 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay
183 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay
230 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
172 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 26 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
28 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
201 p | 31 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
216 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam
174 p | 10 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
27 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn