intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:216

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Chính sách công "Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay" trình bày cơ sở lý luận về thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học; Thực trạng thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên hiện nay; Định hướng và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI TRỌNG TÀI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ THỰC TIỄN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI TRỌNG TÀI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ THỰC TIỄN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số : 9 34 04 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : 1. TS. Đặng Duy Thịnh 2. TS. Hoàng Xuân Long Hà Nội, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự sao chép ở bất cứ công trình nào khác, các số liệu sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác. Ngƣời cam đoan Bùi Trọng Tài i
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 13 1.1.Tình hình nghiên cứu về chính sách công, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học ..................... 13 1.1.1. Nhóm những công trình nghiên cứu về chính sách công, chính sách khoa học và công nghệ ..................................................................................... 13 1.1.2. Nhóm những công trình nghiên cứu về chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học .......................................................................... 19 1.2. Tình hình nghiên cứu thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học và ở Đại học Thái Nguyên. .................................................... 22 1.2.1. Nhóm những công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học ........... 22 1.2.2. Nhóm những công trình nghiên cứu về nội dung thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học ..................................... 25 1.2.3. Những nghiên cứu về Đại học Thái Nguyên và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên .............................................. 27 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........ 29 1.3.1. Những vấn đề đã được làm rõ luận án có thể tham khảo, kế thừa ......... 29 1.3.2. Những vấn đề chưa được đề cập hoặc đề cập nhưng chưa được làm rõ trong các công trình tổng quan ..................................................................... 30 1.3.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu và làm rõ ............................. 32 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 33 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ................................ 34 2.1. Khái niệm, vai trò của hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học ................................................................................................................ 34 2.1.1. Các khái niệm cơ bản về khoa học và công nghệ và cơ sở giáo dục đại học .............................................................................................................. 34 ii
  5. 2.1.2. Vai trò của hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học ............................................................................................................... 38 2.2. Lý luận về chính sách công, chính sách khoa học và công nghệ và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở các cơ sở giáo dục đại học ................ 42 2.2.1. Khái niệm chính sách công, chính sách K&CN, thực hiện chính sách công và thực hiện chính sách KH&CN ở cơ sở giáo dục đại học ............ 42 2.2.2. Nội dung, mục tiêu và vai trò của thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học ................................................................. 49 2.2.3. Chủ thể và biện pháp thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở các cơ sở giáo dục đại học và đại học vùng ..................................................... 55 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học trong đó có Đại học vùng .............................................. 62 2.3.1. Yếu tố đặc thù của chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở GDĐH............................................................................................................... 62 2.3.2. Yếu tố đặc thù của đại học vùng so với cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay ..................................................................................................... 65 2.3.3. Yếu tố về thể chế tác động đến việc thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Cơ sở giáo dục đại học vùng ................................................... 70 2.3.4. Các yếu tố về nguồn lực thực hiện chính sách khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học ....................................................................... 71 2.4. Quy trình gắn với nội dung thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học ................................................................................. 77 2.4.1. Quy trình thực hiện chính sách công và quy trình thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học ..................................... 77 2.4.2. Nội dung thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học ............................................................................................................... 81 2.4.3. Quy trình gắn kết với nội dung thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học ................................................................. 88 Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 88 iii
  6. Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KH&CN Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ....................................................................... 90 3.1. Chủ thể và biện pháp thực hiện chính sách KH&CN ở Đại học Thái Nguyên ....... 90 3.1.1. Tổng quan chung về Đại học Thái Nguyên ............................................ 90 3.1.2. Chủ thể thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên .................................................................................................... 95 3.1.3. Biện pháp thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên ............................................................................................. 99 3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên ......................................................................................... 103 3.2.1. Các yếu tố môi trường kinh tế - xã hội của vùng Trung du miền núi phía Bắc và của tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 103 3.2.2. Các yếu tố nguồn lực khoa học và công nghệ của Đại học Thái Nguyên .. 105 3.3. Quy trình gắn với nội dung và kết quả thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên .................................................................. 116 3.3.1. Quy trình gắn với nội dung thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN .. 116 3.3.2. Kết quả thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên .................................................................................................. 122 3.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách KH&CN ở Đại học Thái Nguyên hiện nay .... 133 3.4.1. Những thành tựu trong thực hiện chính sách khoa học và công nghệ tại Đại học Thái Nguyên ................................................................................ 133 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên ............................................ 135 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 148 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở ĐẠI HỌC VÙNG TỪ THỰC TIỄN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ..................................................... 150 4.1. Định hƣớng việc thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở đại học vùng từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay ............................................... 150 iv
  7. 4.1.1. Những căn cứ xây dựng định hướng thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học vùng từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay ... 150 4.1.2. Một số định hướng thực hiện chính sách khoa học và công nghệ đối với Đại học vùng từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay....................... 153 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực hiện thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở đại học vùng từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên ...................... 155 4.2.1. Giải pháp liên quan đến chủ thể và biện pháp thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học vùng từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên .. 155 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện liên quan đến nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học vùng từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên ..................................................................................................... 158 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện các vấn đề về quy trình gắn với nội dung thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ở Đại học vùng từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên ............................................................................................ 163 Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 168 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 172 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 173 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 189 v
  8. DANH MỤC CÁC CH VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa/ Ngữ nghĩa của từ CBVC Cán bộ viên chức CGCN Chuyển giao công nghệ CMCN Cách mạng công nghiệp CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông ĐHTN Đại học Thái Nguyên ĐHNC Đại học nghiên cứu GDĐH Giáo dục đại học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HTQT Hợp tác quốc tế IPO Intelectual Property Office/Văn phòng Sở hữu Trí tuệ KH&CN Khoa học và Công nghệ KH,CN&ĐMST Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo KT-XH Kinh tế- xã hội LICENSE Chuyển quyền sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích NCKH Nghiên cứu khoa học OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PATENT Chuyển quyền sở hữu sáng chế/giải pháp hữu ích PTCN Phát triển công nghệ R&D Nghiên cứu và triển khai SHTT Sở hữu trí tuệ SPIN-OFF Công ty chuyển giao công nghệ thuộc trường đại học START-UP Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp thuộc trường đại học Trường CĐKT-KT Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trường ĐHCNTT&TT Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Trường ĐHKT&QTKD Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường ĐHKH Trường Đại học Khoa học Trường ĐHKTCN Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Trường ĐHNL Trường Đại học Nông Lâm Trường ĐHSP Trường Đại học Sư Phạm Trường ĐHYD Trường Đại học Y Dược UNESCO Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hoạt động KH&CN .................................................................................. 36 Bảng 2.2. Cơ sở GDĐH theo vùng địa lý [107;104]................................................. 68 Bảng 3.1: Số lượng ngành đào tạo của ĐHTN qua các năm .................................... 93 Bảng 3.2. Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp giai đoạn 2015 - 2020 ...... 93 Bảng 3.3. Quy mô đào tạo của ĐHTN qua các năm Nguồn: [35;6] ......................... 94 Bảng 3.4. Hiện trạng Đội ngũ CBVC phân theo các đơn vị Tính đến tháng 4, 2020[168]........................................................................................................ 107 Bảng 3.5. Tổng chi cho hoạt động NCKH năm 2021 [31] ..................................... 114 Bảng 3.6. Số lượng đề tài NCKH cấp Nhà nước giai đoạn 2013 – 2018 [31]........ 123 Bảng 3.7: Số lượng đề tài KH&CN cấp quốc gia năm 2021 [32] .......................... 123 Bảng 3.8: Số lượng nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ giai đoạn 2013-2018 [33] ............ 124 Bảng 3.9: Số lượng đề tài KH&CN cấp Bộ GD&ĐT [32] ..................................... 124 Bảng 3.10: Số lượng nhiệm vụ KH&CN cấp Đại học giai đoạn 2016 – 2021 [32] ...... 125 Bảng 3.11 Số lượng đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2021[32] ................................ 126 Bảng 3.12. Tình hình tổ chức các hội nghị và công bố công trình KH&CN .......... 127 Bảng 3.13: Số lượng công bố khoa học năm 2021 [32].......................................... 128 Bảng 3.14: Ký kết hợp tác, tiếp nhận chương trình dự án quốc tế của ĐHTN giai đoạn 2001-2014 [38;27] .......................................................................... 130 Bảng 3.15. Kết quả hoạt động HTQT, trong đó có HTQT về KH&CN[32] .......... 131 vii
  10. DANH MỤC BIỀU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ sở GDĐH chia theo lĩnh vực KH&CN ........................................... 67 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các tổ chức nghiên cứu và phát triển, cơ sở GDĐH và tổ chức dịch vụ KH&CN [175] ..................................................................................... 69 Biểu đồ 3.1. So sánh đội ngũ giảng viên ĐHTN với Đại học Quốc gia và Đại học vùng khác [29;4] ...................................................................................... 108 Biểu đồ 3.2: Các nguồn lực tài chính cho hoạt động KH&CN của ĐHTN ............ 115 [Nguồn: Số liệu tác giả khảo sát] ............................................................................ 115 Biểu đồ 3.3. So sánh công bố khoa học của ĐHTN với Đại học Quốc Gia Hà Nội và các ĐH vùng khác giai đoạn 2011-2016 [32] ..................................... 127 Biểu đồ 3.4. Tình hình đánh giá kết quả thực hiện chính sách KH&CN ................ 141 của ĐHTN [Số liệu khảo sát của tác giả] ................................................................ 141 Biểu đồ 3.5. Đánh giá hoạt động HTQT về KH&CN ở ĐHTN ............................. 142 Biểu đồ 3.6. Mức độ triển khai chính sách SHTT của ĐHTN ................................ 144 [Số liệu khảo sát của tác giả]................................................................................... 144 Biểu đồ 4.1. Đánh giá nhu cầu thành lập tổ chức KH&CN của ĐHTN ................. 160 Biểu đồ 4.2. Các hạng mục cơ sở vật chất, thông tin KH&CN cần đầu tư hiện nay .................................................................................................................. 162 Biểu đồ 4.4. Các chính sách cần tập trung hỗ trợ Sinh viên NCKH ....................... 166 [Nguồn Khảo sát của tác giả] .................................................................................. 166 viii
  11. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Phương trình công nghệ [91] .................................................................... 35 Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ................................................ 41 Hình 2.3. Chính sách KH&CN cho Cơ sở GDĐH là giao thoa của hai loại hình chính sách KH&CN và chính sách cho GDĐH ............................................... 70 Hình 2.4. Quy trình thực hiện chính sách KH&CN ở cơ sở GDĐH ........................ 79 Hình 3.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của ĐHTN [28;10] ................................................. 91 Hình 3.2. Gặp gỡ, tôn vinh các nhà giáo nhân ngày 20-11 ở ĐHTN [168] ............ 102 Hình 3.3. Nhà thí nghiệm 5 tầng của Trường ĐHKTCN – ĐHTN [175] ............... 110 Hình 3.5. Trung tâm Số – ĐHTN [176] .................................................................. 111 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) đóng vai trò then chốt trong sự phát triển KT-XH ở mỗi quốc gia, là chìa khóa quan trọng để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Bài học thành công từ một số nước phát triển tại Châu Á gần đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc cho thấy, phát triển dựa trên KH,CN&ĐMST là hướng đi đúng đắn. Trong bối cảnh đó, Ðảng và Nhà nước đã đặt KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển KT-XH, là nền tảng và nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cương lĩnh 2011 khẳng định:“KH&CN giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại... Phát triển KH&CN nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”; Hiến pháp năm 2013 cũng đã khẳng định:” Phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu; KH&CN giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”. Hệ thống pháp luật, chính sách về KH,CN&ĐMST ngày càng hoàn thiện, hiệu quả quản lý Nhà nước từng bước được nâng lên. Với đường lối đúng đắn về KH,CN&ĐMST, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội: Sau 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, KH,CN&ĐMST đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước. Năm 2021, Chính Phủ đã chỉ đạo xây dựng “Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030”, trong đó KH,CN&ĐMST được khẳng định là một nội dung đột phá chiến lược để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặt trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ tư và kinh tế số đã trở thành một trong những xu hướng phát triển chủ yếu của thời đại, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Tuy vậy, Việt Nam đang đứng trước bối cảnh thuận lợi, khó khăn của nền kinh tế thế giới: hòa bình, hợp tác và phát triển là nguyện vọng và là đòi hỏi bức thiết, là xu hướng chung của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, cuộc Cách mạng 1
  13. công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ, ngày càng gắn chặt với nhau tạo thành một hợp lực, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất toàn cầu; tác động đến mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia, dân tộc; Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bên Covid-19, các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình phức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước. Xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến tranh mạng, các hoạt động can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên… diễn ra dưới những hình thức mới, gay gắt hơn. Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, v.v.. diễn biến nghiêm trọng làm suy thoái nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, khắc phục khó khăn, tranh thủ thuận lợi của tình hình thế giới, Việt Nam cần phải dựa nhiều hơn vào việc tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, thông qua KH,CN&ĐMST, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Một trong những biện pháp là phải nâng cao đóng góp của các cơ sở GDĐH, các cơ sở nghiên cứu cho hoạt động KH,CN&ĐMST, tăng cường các cơ chế, chính sách cho các cơ sở giáo dục đại học gắn với yêu cầu “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH và CGCN của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo, với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới…” ở nước ta hiện nay. Do đó, việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt chính sách KH&CN đối với các cơ sở GDĐH là một yêu cầu cấp thiết. Trong quá trình này, Đảng và Nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của mô hình đại học hai cấp, đa ngành đa lĩnh vực gồm các Đại học Quốc gia và Đại học vùng là các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng, có thứ hạng lớn trong nước và trong Vùng, tiến tới xếp hạng quốc tế cao. Chính vì lẽ đó, Đảng, Nhà nước luôn có chính sách ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi nhằm đưa các Đại học Quốc gia, Đại học Vùng trở thành các đơn vị tiêu biểu về KH,CN&ĐMST, đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội. 2
  14. Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) là đại học Vùng Trung du miền núi phía Bắc, được thành lập theo Nghị định số 31 CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu tổ chức và quy mô đào tạo của ĐHTN không ngừng hoàn thiện. Hiện nay, bộ máy Đại học có Hội đồng Đại học, Ban giám đốc, Văn phòng và các Ban chức năng, 07 cơ sở GDĐH thành viên, 01 trường cao đẳng, 01 phân hiệu, 01 trường và 01 khoa trực thuộc, 16 đơn vị nghiên cứu và phục vụ đào tạo. Với quy mô đào tạo 35.000 – 50.000 học sinh, sinh viên, trong đó hệ chính quy chiếm 60%. Cùng với đào tạo, hoạt động KH,CN&ĐMST của ĐHTN đã có những bước chuyển biến tích cực: Hoạt động KH&CN tiếp tục được đổi mới theo hướng nâng cao hiệu quả, phục vụ đào tạo, gắn với sản xuất và đời sống. Mô hình quản lý KH&CN đã có sự chuyển đổi dần từ đơn vị sự nghiệp sang mô hình tự chủ của các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp KH&CN. Công tác quản lý hoạt động KH&CN được làm tốt thông qua việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định phù hợp với pháp luật và tình hình thực tiễn địa phương, đơn vị. Kết quả hoạt động KH&CN đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tư vấn và phản biện chính sách, khẳng định vị thế của một trung tâm nghiên cứu mạnh của Vùng và cả nước. Bên cạnh thành tựu đạt được, việc thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN còn bộc lộ một số tồn tại như: Một là, chủ thể thực hiện chính sách KH&CN còn có sự chồng chéo chưa phân định thật rõ giữa vai trò của Đảng ủy, Hội đồng Đại học, Ban Giám đốc; Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách như nguồn lực đầu tư cho KH&CN (nhân lực và tổ chức, tài chính, cơ sở vật chất, thông tin) chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung các chính sách xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN, hợp tác về KH&CN, CGCN và SHTT còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục… Để ĐHTN có thể thực hiện tốt các chính sách KH&CN mang lại chuyển biến tích cực cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu, phục vụ cộng đồng của đơn vị, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, thì điều cần thiết là phải phát huy vai trò của chủ thể thực hiện chính sách, cùng với những biện pháp thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN; Chú trọng khai thác thế mạnh của các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách, như các yếu tố bên ngoài gồm: Yếu tố đặc thù của đại học vùng so với cơ sở GDĐH của Việt Nam hiện nay; Yếu tố về thể chế tác động đến việc thực hiện chính sách KH&CN ở Cơ sở GDĐH; Các yếu tố môi trường KT-XH 3
  15. của vùng Trung du miền núi phía Bắc và của tỉnh Thái Nguyên; Các yếu tố bên trong gồm nguồn lực: Tổ chức và nhân lực KH&CN; tài chính, cơ sở vật chất, thông tin cho hoạt động KH&CN của ĐHTN; Bên cạnh đó chú trọng quy trình gắn với nội dung thực hiện các chính sách KH&CN: thực hiện chính sách xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN; thực hiện chính sách hợp tác về KH&CN, thực hiện chính sách CGCN và SHTT ở ĐHTN. Đồng thời, cũng cần chỉ ra những bất cập, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN và hàm ý chính sách cho các đại học Vùng trong cả nước. Do đó, trong khuôn khổ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính sách công tại Học viện Khoa học xã hội, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực hiện chính sách KH&CN từ thực tiễn ĐHTN hiện nay” làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích hoàn thiện thực hiện chính sách KH&CN ở Đại học Thái Nguyên và hàm ý chính sách cho các đại học Vùng ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan, đánh giá các công trình nghiên cứu về: chính sách công, chính sách KH&CN đối với cơ sở GDĐH ở trong và ngoài nước; những nghiên cứu về thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN và chỉ ra những nội dung Luận án kế thừa, những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách KH&CN ở cơ sở GDĐH nói chung trong đó nhấn mạnh tới các đại học vùng; chỉ ra vai trò của chủ thể và biện pháp thực hiện chính sách KH&CN ở cơ sở GDĐH vùng; Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách KH&CN ở cơ sở GDĐH vùng; Quy trình gắn với nội dung thực hiện các chính sách xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN, hợp tác về KH&CN, CGCN và SHTT ở cơ sở GDĐH vùng. - Khảo sát, điều tra và phân tích thực trạng thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN bao gồm Chủ thể và Biện pháp thực hiện chính sách; Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách; Quy trình gắn với nội dung thực hiện các chính sách xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN, hợp tác về KH&CN, CGCN và SHTT ở ĐHTN. 4
  16. - Chỉ ra bất cập, hạn chế, đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách KH&CN tại ĐHTN và hàm ý chính sách cho các Đại học vùng ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN, tiến tới hoàn thiện thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN và hàm ý chính sách cho các đại học Vùng ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Với đề tài Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên, tác giả Luận án không có tham vọng từ thực tiễn ĐHTN để khái quát toàn bộ bức tranh thực hiện chính sách KH&CN ở các Cơ sở GDĐH Việt Nam mà giới hạn thực hiện trong phạm vi hoàn thiện thực hiện chính sách KH&CN ở Đại học Thái Nguyên và hàm ý chính sách cho các đại học Vùng ở Việt Nam hiện nay. Về nội dung thực hiện chính sách KH&CN, trên thực tế sẽ bao gồm việc thực hiện 6 nhóm chính sách: 1- Chính sách phát triển nhân lực KH&CN; 2- Chính sách tài chính cho KH&CN; 3- Chính sách hợp tác (trong nước, quốc tế) về KH&CN; 4- Chính sách đầu tư cơ sở vật chất và thông tin cho KH&CN, 5- Chính sách xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN; 6- Chính sách CGCN và SHTT; Tuy nhiên, Luận án đã phân loại đưa các yếu tố nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và thông tin làm các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Luận án chỉ giới hạn xem xét 3 nội dung thực hiện chính sách hoạt động KH&CN gồm: 1- Thực hiện thực hiện chính sách xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN, 2- Thực hiện chính sách hợp tác về KH&CN và, 3- Thực hiện chính sách CGCN và SHTT; Về phạm vi khách thể nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung xem xét các cơ sở GDĐH vùng theo mô hình của ĐHTN mà không xem xét tất cả cơ sở GDĐH. Trong đó Luận án xem xét: 1- Chủ thể và biện pháp thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN; 2- Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN; 3- Quy trình gắn với nội dung thực hiện các chính sách xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN, hợp tác về KH&CN, CGCN và SHTT ở ĐHTN. Về phạm vi chủ thể thực hiện chính sách: Chủ thể thực hiện chính sách KH&CN ở Đại học vùng sẽ rất rộng: Bộ chủ quản (cấp trên) hoặc các tổ chức KH&CN trực thuộc của Đại học vùng (cấp dưới) cũng có thể là những chủ thể thực 5
  17. hiện. Tuy vậy, trong Luận án này chỉ giới hạn việc xem xét chủ thể thực hiện chính sách KH&CN đối với các đại học vùng là bản thân các cơ quan, bộ máy lãnh đạo và quản lý đại học vùng đó mà không xem xét các chủ thể thực hiện ở tầm mức cao hơn (cấp trên) và cũng không xem xét các chủ thể thực hiện ở tầm mức thấp hơn (cấp dưới). - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đối tượng: Từ năm 1994 là thời điểm Chính Phủ ban hành Nghị Định số 31-CP ngày 4/04/1994 về việc thành lập ĐHTN. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện chính sách KH&CN trong phạm vi ĐHTN và có so sánh với các Đại học Quốc gia, Đại học vùng khác. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý thuyết Luận án sử dụng 3 lý thuyết cơ bản: Một là, lý thuyết về vai trò của KH&CN đối với các cơ sở GDĐH: Vận dụng lý thuyết này, tác giả làm rõ các khái niệm: KH&CN, hoạt động KH&CN, cơ sở GDĐH; Tiếp đến, tác giả chỉ ra vai trò của KH&CN là một trong những chức năng cơ bản của cơ sở GDĐH. Các nhà nghiên cứu lý luận đều nhất trí cho rằng mọi Cơ sở GDĐH trên thế giới đều có ba nhiệm vụ là đào tạo, nghiên cứu và phục vụ phát triển KT-XH của địa phương và quốc gia. Lý thuyết cũng chỉ dẫn đến vai trò của Luật Bayh-Dole năm 1980 về thương mại hóa kết quả nghiên cứu của Mỹ; Hai là, lý thuyết về hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NIS), trong đó khai thác khía cạnh vai trò của hoạt động KH&CN của cơ sở GDĐH trong Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NIS): Trường đại học được coi là một trong ba trụ cột của Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và chính các khía cạnh khoa học, công nghệ và đổi mới của các trường đại học góp phần phát triển hệ thống. Từ những nghiên cứu của các học giả hàng đầu về NIS như C.Freeman, B-A, Lundvall, R.Nelson và quan niệm của OECD. Lý thuyết này đã nêu bật được tầm quan trọng của KH&CN trong trường đại học đối với hoạt động đổi mới (Inovation) của một quốc gia, từ đó dẫn chiếu nêu bật vai trò của thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và quốc gia. 6
  18. Ba là, Lý thuyết về tổ chức thực hiện chính sách công: Theo đó, dựa vào lý luận về chính sách công, thực hiện chính sách công, nội dung chính sách KH&CN luận án chỉ ra: 1- Chủ thể và biện pháp thực hiện chính sách KH&CN ở cơ sở GDĐH; 2- Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách KH&CN ở cơ sở GDĐH; 3- Quy trình gắn với nội dung thực hiện chính sách KH&CN ở cơ sở GDĐH. Tác giả đã kế thừa quan điểm nghiên cứu của các tác giả: Võ Khánh Vinh, Hồ Việt Hạnh, Dương Xuân Ngọc và các đồng tác giả, Phạm Quý Thọ, Nguyễn Xuân Nhật, Nguyễn Hữu Hải, Văn Tất Thu, Đặng Duy Thịnh, Hoàng Xuân Long...Đây là những quan niệm cơ bản giúp xây dựng khung lý thuyết về thực hiện chính sách KH&CN của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Tác giả tiến hành thu thập, phân tích các nhóm tài liệu sau: Nhóm thứ nhất là các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về chính sách công, chính sách KH&CN, thực hiện chính sách KH&CN ở cơ sở giáo dục đại học và ở ĐHTN. Kết quả nghiên cứu tài liệu nhóm thứ nhất phục vụ làm Tổng quan nghiên cứu ở chương 1; Nhóm thứ hai, nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu ở chương 2; Nhóm thứ ba là các văn bản, tài liệu, báo cáo tổng kết, công trình khoa học, các nguồn tư liệu, số liệu thực trạng thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN thể hiện trong Báo cáo chính trị của Đảng ủy ĐHTN, báo cáo tổng kết về hoạt động KH&CN hàng năm của ĐHTN, các văn bản triển khai thực hiện, quy định chính sách KH&CN của ĐHTN được phản ánh trong chương 3. Nhóm thứ tư là các báo cáo, bài báo khoa học đăng trên các website, các tạp chí online để làm căn cứ so sánh và căn cứ đưa ra giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN và hàm ý chính sách cho các Đại học vùng được phản ánh trong chương 3 và 4. 4.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi Để đánh giá kết quả thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN được khách quan, khoa học, tác giả đã thiết kế một Bảng khảo sát số liệu (Phụ lục 2). Với số phiếu phát ra là 500 phiếu (trong tổng số gần 4000 CBVC người lao động của ĐHTN, mẫu chiếm 1/8 tổng số). Về phương thức lấy mẫu: Đối với cán bộ quản lý KH&CN, lấy theo chức vụ lãnh đạo, quản lý liên quan đến hoạt động KH&CN của đơn vị; đối với cán bộ, giảng viên lấy ngẫu nhiên ở các đơn vị thành viên ĐHTN, 7
  19. mỗi đơn vị 50/7 đơn vị là 350 phiếu. Thời gian tiến hành điều tra từ tháng 8/2017 – 8/2019. Trong đó tập trung vào các đối tượng bao gồm: cán bộ quản lý của các đơn vị như Ban Giám đốc ĐHTN, Ban Giám hiệu các đơn vị thành viên, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ phòng/ban quản lý KH&CN, cán bộ phòng/ban khác, lãnh đạo khoa chuyên môn, cán bộ trung tâm thực hành, thí nghiệm, thông tin, thư viện, dịch vụ KH&CN khác. Mục tiêu nghiên cứu khi phát phiếu là để làm rõ thông tin về mức độ hiểu biết, mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu trong các vấn đề: 1- Đầu tư nguồn lực cho thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN hiện nay như: nhân lực, tổ chức, tài chính, cơ sở vật chất, thông tin đầu tư cho KH&CN (các câu từ 5- 10 trong Bảng hỏi); 2- Kết quả thực hiện chính sách KH&CN của ĐHTN tập trung vào thực hiện chính sách hoạt động KH&CN gồm: Thực hiện chính sách về xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Thực hiện chính sách hợp tác về KH&CN; Thực hiện chính sách CGCN và SHTT ở ĐHTN hiện nay. Kết quả đã có 420 cán bộ, giảng viên của ĐHTN tham gia trả lời câu hỏi, các kết quả nghiên cứu của Luận án này là từ kết quả khảo sát số liệu đó (Xin xem thêm kết quả khảo sát tại Phụ lục 3 Luận án). 4.2.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 3 và 4 để so sánh tương quan số liệu, hiện trạng về nhân lực, cơ sở vật chất, kết quả....trong thực hiện chính sách KH&CN của ĐHTN với các Đại học Quốc gia và Đại học vùng như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại hoc Huế. Các kết quả so sánh được thể hiện thông qua diễn giải, bảng biểu hoặc biểu đồ trong Luận án. 4.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu được áp dụng với một số cán bộ quản lý KH&CN của ĐHTN như phỏng vấn Giám đốc ĐHTN về đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động KH&CN ở ĐHTN thể hiện ở chương số 3 (trang 101), phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên viên Ban KH-CN&MT của ĐHTN; Ngoài ra cũng phỏng vấn các chuyên gia, giảng viên và nghiên cứu viên ở một số tổ chức KH&CN thuộc ĐHTN, các cơ sở GDĐH thành viên... Các kết quả phỏng vấn được thể hiện trong một số nội dung của Luận án. 8
  20. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Tình hình, kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: Cần có định hướng và giải pháp gì để hoàn thiện chính sách KH&CN ở Đại học vùng từ thực tiễn ĐHTN hiện nay? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1: Tình hình thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN hiện nay đang được thực hiện tương đối tốt thể hiện ở ba khía cạnh: 1- Vai trò của chủ thể thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN bao gồm Đảng ủy ĐHTN, Hội đồng đại học, Ban Giám đốc và các Ban chức năng tham mưu đã thực hiện tốt vai trò của mình, vận dụng linh hoạt các biện pháp thực hiện như như biện pháp tổ chức – hành chính, biện pháp kinh tế, biện pháp phi kinh tế. 2- Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN tập trung vào các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài: Yếu tố bên ngoài gồm: yếu tố đặc thù của đại học vùng so với cơ sở GDĐH của Việt Nam hiện nay; yếu tố về thể chế; yếu tố môi trường KT-XH của vùng Trung du miền núi phía Bắc và của tỉnh Thái Nguyên; Yếu tố bên trong gồm: Các yếu tố về nguồn lực tổ chức và nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và thông tin phục vụ thực hiện chính sách KH&CN của đại học vùng cũng như ĐHTN; 3- Quy trình thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN được chuẩn hóa gồm 5 bước gồm: Bước 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; Bước 2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách; Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách; Bước 4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách; Bước 5. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm; Và quy trình này được gắn với nội dung thực hiện các chính sách: i- Xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN; ii- Chính sách hợp tác về KH&CN; iii- Chính sách CGCN và SHTT; Kết quả của thực hiện chính sách KH&CN ở ĐHTN thể hiện trên các phương diện kết quả thực hiện các chính sách xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN, chính sách hợp tác về KH&CN, chính sách CGCN và SHTT, có những thành tựu nhất định như: 1- Chủ thể thực hiện chính sách đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong xây dựng quan điểm, chủ trương, chiến lược và kế hoạch thực hiện chính sách KH&CN ở đơn vị; 2- Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách, ĐHTN đã tận dụng, khai thác được những điểm thuận lợi trong thế 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2