intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Chính sách công "Chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn thành phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về chính sách bảo vệ môi trường; Thực trạng chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội; Một số giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn thành phố Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN DIỄM CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Chính sách công Mã số: 934.04.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh 2. TS. Nguyễn Anh Tuấn HÀ NỘI - 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Diễm
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, NCS xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh và TS. Nguyễn Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, NCS cũng xin chân thành cảm ơn Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện cho NCS thực hiệc được các nhiệm vụ của NCS trong thời gian học tập tại đây. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Diễm
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT 1 BVMT Bảo vệ môi trường
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 13 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................... 21 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................ 22 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 23 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .................................................................................................................. 25 2.1. Khái niệm và đặc điểm chính sách bảo vệ môi trường ............................... 25 2.2. Nội dung chính sách bảo vệ môi trường ..................................................... 34 2.3. Vị trí, vai trò của chính sách bảo vệ môi trường ........................................ 43 2.4. Các tiêu chí đánh giá chính sách bảo vệ môi trường .................................. 46 2.5. Các yếu tố tác động đến chính sách bảo vệ môi trường ............................. 50 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 56 Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................... 57 3.1. Thực trạng vấn đề chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................................................................................... 57 3.2. Thực trạng chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2023 ................................................................................................................. 69 3.3. Đánh giá thực trạng chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................................................................... 86 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 109 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................. 110
  6. 4.1. Dự báo vấn đề của chính sách bảo vệ môi trường trên trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................................... 110 4.2. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường trên trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................................................... 112 4.3. Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường trên tại thành phố Hà Nội ......................................................................................................... 116 Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................... 141 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 144 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 155
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế nói chung và kinh tế thị trường nói riêng bên cạnh những thành tựu đạt được giúp cải thiện chất lượng đời sống con người, cũng tồn tại nhiều mặt trái mà hệ lụy của nó tác động tiêu cực đến xã hội dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó có thể là những vấn đề nội tại như cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, lũng đoạn thị trường, hay những vấn đề là hệ quả của quá trình theo đuổi mục tiêu lợi nhuận như thiếu hụt hàng hóa công, khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách biệt cả chiều sâu lẫn chiều rộng và đặc biệt là phát triển kinh tế luôn đi kèm với vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường xuất phát từ nền kinh tế khai thác mà nhiều quốc gia đang theo đuổi và do những phế thải từ hoạt động của loài người bao gồm cả sản xuất và tiêu dùng. Đời sống con người ngày càng đủ đầy về vật chất, đa dạng về sự lựa chọn bao nhiêu thì kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng bấy nhiêu. Tỷ lệ thuận này đã được nhiều quốc gia cảnh báo và trở thành vấn đề toàn cầu trong hàng chục năm trở lại đây. Xu hướng dịch chuyển kinh tế thế giới đẩy các nước đang phát triển phải gánh chịu vai trò là công xưởng của thế giới, điều này khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường của nhóm các quốc gia này ngày càng diễn ra phổ biến hơn, với quy mô hậu quả kéo dài hàng thế kỷ. Trong các quốc gia đó, bao gồm cả Việt Nam. Bảo vệ môi trường (BVMT) là mục tiêu hàng đầu nhằm duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế và Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tuân thủ những quy định quốc tế về vấn đề môi trường và nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc BVMT trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ năm 1986 chính sách về BVMT, phòng chống ô nhiễm, kiểm soát suy thoái môi trường hầu như chưa được quy định cụ thể nhưng từ năm 1993 việc ban hành Luật BVMT đầu tiên cho thấy sự quan tâm từ rất sớm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác BVMT. Đến nay, Nhà nước đã bốn lần ban hành Luật BVMT vào năm 1993, 2015; 2014; 2020 (có hiệu lực ngày 01/01/2022) cùng với một số Nghị định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực BVMT. Đặc biệt, trong quá trình điều hành, chính quyền Việt Nam luôn là một trong những quốc gia tiên phong trong các cam kết về BVMT. Cụ thể, tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP21 diễn ra tại Paris, Pháp, Việt Nam cam kết giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường bằng 1
  8. nguồn lực trong nước, cụ thể giảm 20% cường độ phát thải trên một đơn vị GDP so với năm 2010, đồng thời tăng độ che phủ rừng lên mức 45% [9]. Ngoài ra, mức đóng góp 8% có thể tăng lên tới 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế trong Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới, trong đó giảm 30% cường độ phát thải trên một đơn vị GDP so với năm 2010. Đáng chú ý, bên cạnh hợp phần giảm phát thải, INDC của Việt Nam còn đề cập đến hợp phần thích ứng, tập trung vào các vấn đề thể chế, chính sách, tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ cùng các biện pháp thích ứng ưu tiên cho giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam [9]. Các cam kết này liên tục được Việt Nam đưa ra và thực hiện thông suốt các Hội nghị từ COP 21 đến COP 26. Tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 tổ chức ở Glasgow (Scotland), Việt Nam, bên cạnh nhiều quốc gia khác, đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050. [7]. Tuy nhiên, hiệu quả công tác BVMT hiện nay vẫn chưa đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra phổ biến, thậm chí quy mô ngày càng được mở rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và điều kiện sống của xã hội. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên được xác định tại văn kiện Đại hội XIII của Đảng là: “Quản lý nhà nước về tài nguyên, BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu nhiều mặt còn hạn chế; pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa nghiêm... Tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện; ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi còn nghiêm trọng, nhất là tại một số làng nghề, lưu vực sông; xử lý vi phạm môi trường chưa nghiêm. Ý thức BVMT của đa số người dân và doanh nghiệp chưa cao. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên, nhất là hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, thảm thực vật biển giảm cả về diện tích, số lượng và chất lượng. Công tác bảo vệ rừng còn bất cập, tình trạng chặt phá và cháy rừng còn xảy ra. Nhiều loài sinh vật, nguồn gen quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Việc khắc phục hậu quả về ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại còn nhiều khó khăn... Sử dụng năng lượng tái tạo (điện sinh khối, điện gió, điện mặt trời,...) còn rất ít” [4]. Trong các nguyên nhân trên, có thể thấy chính việc hoạch định và thực hiện chính sách về BVMT ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế. Sự kém hiệu quả từ tác động của chính sách không chỉ khiến cho tình hình ô nhiễm môi trường không được cải thiện mà còn làm lãng phí nhiều thời gian và tiền của từ ngân sách nhà nước. Chính vì thế, hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả 2
  9. thực hiện chính sách về BVMT là một trong những đòi hỏi cấp thiết của công tác BVMT ở Việt Nam hiện nay. Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước với hơn mười triệu dân. Thành phố đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và được xem là biểu tượng của quốc gia trên trường quốc tế. Trong những năm qua, Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội vượt bậc, trở thành một trong những địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất trong 63 tỉnh thành và từng được UNESCO công nhận là “Thành phố Vì hòa bình”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, xã hội đó, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực như tắc nghẽn giao thông; phân bố dân cư không đồng đều; chênh lệch giàu nghèo… và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, các vấn đề ô nhiễm môi trường nổi bật tại thành phố Hà Nội bao gồm: ô nhiễm không khí; ô nhiễm môi trường nước; ô nhiễm môi trường đất và quá tải trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt. Các vấn đề ô nhiễm môi trường này đang có xu hướng gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất phức tạp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân và cản trở phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội. Đứng trước thực tiễn đó và thấy được các áp lực lên môi trường tự nhiên mang tính đặc thù của một thủ đô, chính quyền Trung ương và chính quyền thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách nhằm BVMT dưới nhiều góc độ và nội dung khác nhau. Kết quả thực hiện chính sách cho thấy nhiều kết quả khả quan, nhiều nội dung BVMT đã đạt được mục tiêu, nhiều vấn đề nóng về ô nhiễm môi trường đã được khắc phục. Tuy nhiên, kết quả chung cuộc còn nhiều hạn chế, kết quả thực hiện chính sách BVMT chưa thật sự bắt kịp với tốc độ ô nhiễm môi trường; vấn đề hoạch định chính sách còn chưa toàn diện và kịp thời; thực hiện chính sách còn chưa đồng bộ và hiệu quả; nguồn lực còn hạn chế và và phân bổ chưa đồng đều… điều này đã khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục là vấn đề nóng, đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng và quyết liệt. Đồng thời, thực tiễn này cũng đặt ra cho hoạt động hoạch định và thực thi chính sách BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội như cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong tương lai. Để góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách BVMT, cần thiết phải có những nghiên cứu khoa học bài bản và có đầu tư từ một phạm vi thời gian và không gian cụ thể. Đây là cơ sở nhận thức để khẳng định tính cấp bách của việc triển 3
  10. khai nghiên cứu đề tài “Chính sách BVMT từ thực tiễn thành phố Hà Nội” trong quy mô một luận án tiến sĩ chính sách công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện chính sách BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm: Thứ nhất, thống kê, phân tích và đánh giá tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Qua đó, xác định những nội dung nghiên cứu chính và mới của luận án. Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận của chính sách BVMT, với những nội dung lý luận chính gồm: khái niệm; vai trò; nội dung; khung phân tích và đánh giá. Bên cạnh đó còn dẫn chiếu thực tiễn chính sách BVMT của một số quốc gia và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ ba, thống kê và phân tích, đánh giá thực trạng chính sách BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của các hạn chế vướng mắc đó. Thứ tư, xây dựng và đề xuất nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện chính sách BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tác giả không tiếp cận nghiên cứu, đánh giá về chu trình các bước hoạch định, xây dựng, thực hiện, đánh giá chính sách BVMT mà tiếp cận nghiên cứu về nội dung chính sách BVMT (bao gồm hệ thống mục tiêu, giải pháp, công cụ của chính sách BVMT được xác lập trong các văn bản chính sách) và kết quả thực hiện chính sách để đánh giá theo các tiêu chí đánh giá một chính sách công tốt. Với dung lượng bị giới hạn của Luận án, tác giả chỉ tập trung đánh giá trên góc độ hệ thống mà không đi sâu vào từng giải pháp, công cụ của chính sách BVMT. 4
  11. - Phạm vi không gian nghiên cứu: thành phố Hà Nội, Việt Nam. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu thực trạng chính sách BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2023. Các nghiên cứu giải pháp của luận án hướng tới áp dụng cho 2026-2031. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của đề tài luận án là những tư tưởng chủ đạo trong quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BVMT trong thời kỳ mới. Đồng thời, dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu, luận án sử dụng lý thuyết các giai đoạn của chu trình chính sách và các lý thuyết khác của khoa học chính sách công với 04 lý thuyết cấu thành, gồm: Lý thuyết các giai đoạn của chu trình chính sách; Lý thuyết khung liên minh vận động; Lý thuyết đa dòng chảy và cửa sổ cơ hội và Lý thuyết phân tích thể chế và phát triển. Bên cạnh đó, để cho thấy được mối quan hệ biện chứng của các thành tố khác với hoạt động BVMT cũng như chính sách phát triển đối tượng này, luận án còn sử dụng lý thuyết hệ thống xã hội cho hoạt động nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận án, NCS sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: Phương pháp khảo cứu tài liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp lịch sử; Phương pháp chứng minh; Phương pháp tham vấn chuyên gia; Phương pháp phân tích và tổng hợp. Các phương pháp được vận dụng cụ thể theo từng Chương của luận án như sau: - Chương 1 với mục đích làm rõ các vấn đề tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: Phương pháp khảo cứu tài liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích, tổng hợp: + Phương pháp khảo cứu tài liệu NCS sử dụng để hệ thống hoá các công trình nghiên cứu về chính sách BVMT và đưa ra các nhận định sơ bộ về nội dung của hệ thống các công trình này. + Phương pháp so sánh NCS sử dụng để đối chiếu các công trình đã tổng hợp nhằm phân loại chúng theo nhóm các vấn đề mà luận án dự kiến nghiên cứu, tạo tiền đề để đưa ra được các kết luận về tổng quan tình hình nghiên cứu. + Phương pháp phân tích, tổng hợp NCS sử dụng để làm rõ những công trình nghiên cứu về các vấn đề của chính sách BVMT: lý luận, thực tiễn và giải pháp. Từ đó 5
  12. chỉ ra được những nội dung đã được nghiên cứu, làm rõ và chỉ ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án. - Chương 2 với mục đích làm rõ những vấn đề lý luận của chính sách BVMT, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh: + Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm trình bày và phân tích các khái niệm khác nhau về chính sách BVMT. Đồng thời đây cũng là phương pháp dùng để chỉ ra nội dung, các yếu tố tác động và vai trò của chính sách BVMT ở Việt Nam. + Phương pháp so sánh nhằm so sánh chính sách BVMT ở một số quốc gia trên thế giới với nhau, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Chương 3 với mục đích nghiên cứu thực trạng ban hành và thực hiện hiện chính sách BVMT ở Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội, NCS sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp tham vấn chuyên gia: + Phương pháp thống kê được sử dụng để làm rõ thực trạng ban hành và thực hiện chính sách BVMT tại Việt Nam và thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2023. + Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm rõ các thành quả và hạn chế của thể chế pháp lý cũng như việc thực hiện chính sách BVMT. - Chương 4 với mục đích đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BVMT, NCS sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, tổng hợp. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp mới về khoa học sau: Thứ nhất, luận án xây dựng thành công hệ thống các vấn đề lý luận khoa học về chính sách BVMT như: khái niệm, vai trò, nội dung và khung đánh giá chính sách BVMT. Trong đó, tính mới chủ yếu đến từ cách tiếp cận khái niệm chính sách BVMT và giá trị của khung phân tích, đánh giá chính sách BVMT được xây dựng thành công. Thứ hai, luận án cung cấp một bức tranh khoa học về thực tiễn vấn đề môi trường và chính sách BVMT. Trong đó, đóng góp mới lớn nhất đến từ việc phân tích và đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách BVMT đến công tác BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6
  13. Thứ ba, luận án đưa ra các nguyên tắc về xây dựng giải pháp và các giải pháp hoàn thiện chính sách BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của giai đoạn phát triển kinh tế mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Về mặt lý luận, luận án có ý nghĩa làm phong phú kho tàng khoa học về vấn đề chính sách công nói chung và chính sách BVMT nói riêng. Những giá trị lý luận về chính sách BVMT được luận án xây dựng có thể sẽ còn nhiều vấn đề cần bàn luận thêm, song xét trên tổng thể sẽ có ý nghĩa xác lập một hướng nghiên cứu mới, đáp ứng đầy đủ tính thời sự và cấp thiết của thời cuộc. Khi đó, các giá trị của luận án sẽ cung cấp một cơ sở lý luận cho các nghiên cứu có tính kế thừa sau này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, luận án có ý nghĩa của một báo cáo khoa học chuyên sâu về bức tranh thực trạng môi trường và chính sách BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các quan điểm và giải pháp luận án đề xuất nếu được sự đồng thuận từ các nhà quản lý có thể trở thành những đề xuất khoa học có giá trị tham khảo cho công cuộc cải biến thực tiễn. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 04 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Chương 2. Những vấn đề lý luận về chính sách bảo vệ môi trường. Chương 3. Thực trạng chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn thành phố Hà Nội. 7
  14. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận án Ở phạm vi ngoài nước, các nghiên cứu về chính sách BVMT được triển khai từ rất sớm với đa dạng các góc độ khác nhau. Đặc biệt tại các nước phát triển, số lượng công trình này chiếm ưu thế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tại các quốc gia này về BVMT chủ yếu xoay quanh xem xét vấn đề BVMT nhằm phát triển kinh tế bền vững thay vì tiếp cận dựa trên việc quan sát thực trạng môi trường ô nhiễm và nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp. Việc xác lập mối tương quan này cũng đồng thời là định hướng của luận án mà tác giả thực hiện. Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về chính sách BVMT trên phạm vi thế giới sau: Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và vai trò của chính sách BVMT, cuốn sách “Economic instrument in Environmental policy: Lessons from OECD, experience and relevance to Economies in transition” của tác giả Jean-Philippe, Barde Research programme on: Environmental management in developing countries, OECD, năm 2014, đã trình bày nhiều nội dung lý luận của BVMT nói chung và chính sách BVMT nói riêng. Các khái niệm được xác lập trên cơ sở quan điểm về tác động của kinh tế đối với BVMT và ngược lại. Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và vai trò của chính sách BVMT dưới góc độ kinh tế học. Theo đó, chính sách này đóng vai trò quan trọng trong cân bằng giữa phát triển kinh tế và duy trì trạng thái môi trường sống tự nhiên an toàn. Ở khía cạnh chính trị, các vấn đề lý luận về chính sách BVMT được một số nghiên cứu như: cuốn sách “Economic instruments in environmental policy and law with a sort review of cerbia and montenegro” của Assistant professor dragoljub todic, PhD, Geoeconomics Faculty, Megatrend University of Applied Sciences, Belgrade, Megatrend Review, vol 2(1) 2019 và bài viết Assistant Professor Dragoljub todic, PhD, Geoeconomics Faculty Economic instruments in environmental policy and law with a sort review of Serbia and montenegro”, Megatrend University of Applied Sciences, Belgrade, Megatrend Review, vol 2(1) 2019… đã phân tích một khía cạnh tương đối thú vị và mới về chính 8
  15. sách BVMT. Theo đó, chính sách BVMT có bản chất là một chính sách công nên nó thuộc về vấn đề chính trị. Tuy nhiên, vấn đề BVMT cũng là một công cụ của các thao tác chính trị do đó vấn đề chính sách BVMT là tổng hòa các quan điểm của chính trị về BVMT. Mục tiêu của nó không chỉ là vấn đề bảo vệ môi trường sống tự nhiên của con người mà còn để phục vụ những mục đích của chính trị. Ngoài ra, các vấn đề thuộc về lý luận được tiếp cận ở những góc độ khác nhau của chính sách BVMT cũng được một số công trình nghiên cứu, làm rõ. Trong đó tiêu biểu như bài viết “Environmental taxation: The European experience” của tác giả Agnieszka Laskowska và Frank Scrimgeour - Department of Economics University of Waikato. Bài viết phản ánh thực trạng BVMT thông qua công cụ thuế của Châu Âu. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu như: sách “Environmental Policy in Transition Economies: The Effectiveness of Pollution Charges” của tác giả Patrik Suderholm - Assistant Professor Division of Economics Lulea University of Technology; cuốn sách “Economics of natural resources and The environment, Harvested Wheatsheaf” của tác giả David Pearce và R.Kerry Turner… nghiên cứu chính sách BVMT dưới góc độ khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý và thiên văn)… Bên cạnh đó, còn nhiều nghiên cứu dưới nhiều quy mô và góc độ tiếp cận khác nhau về chính sách BVMT ở phạm vi nước ngoài đã được xuất bản. Các nghiên cứu này đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề nội hàm khác nhau về lý luận chính sách BVMT. Những kết quả đa dạng này làm phong phú vấn đề nghiên cứu. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu những vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài luận án Nghiên cứu thực tiễn chính sách BVMT trong phạm vi quốc tế cũng đã được nhiều tác giả tiến hành. Theo đó, nội dung nghiên cứu chính của vấn đề này có thể khái quát thành các nhóm chính sau: Thứ nhất, nghiên cứu về thực tiễn hệ thống chính sách BVMT. Đây là nội dung phổ biến nhất trong các nghiên cứu thực tiễn về hệ thống chính sách BVMT. Các phạm vi nghiên cứu của nội dung này bao gồm hệ thống chính sách BVMT của một quốc gia; hệ thống chính sách BVMT của các thiết chế nhà nước đặc biệt như Liên minh Châu Âu; hệ thống chính sách BVMT của các thiết chế liên quốc gia như các tập đoàn. Cụ thể: - Các nghiên cứu thực tiễn chính sách BVMT ở phạm vi quốc gia tiêu biểu đến từ các báo cáo như: ADB. 2016. Chiến lược Hợp tác và Hội nhập Khu vực (Regional 9
  16. cooperation and integration strategy). Manila; ADB. 2008. Chiến lược 2020: Khung chiến lược dài hạn cho Ngân hàng Phát triển Châu Á 2008–2020 (Strategy 2020: The long-term strategic framework of the Asian development bank 2008–2020). Manila và ADB. 2021. Hành động Trọng điểm: Các ưu tiên giải quyết biến đổi khí hậu ở Châu Á– Thái Bình Dương (Focused Action: Priorities for Addressing Climate Change in Asia and the Pacific). Manila. Các báo cáo trên đã phân tích và đánh giá hệ thống chính sách BVMT của các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc, qua đó đã đưa ra được những nhận định về hệ thống chính sách của các quốc gia này. Các nhận định chủ yếu đánh giá sự phù hợp của hệ thống chính sách BVMT các quốc gia với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia đó. Kết quả nghiên cứu cung cấp một cách nhìn vừa chi tiết vừa bao quát bên cạnh có sự đối sánh rõ ràng giữa hệ thống chính sách BVMT của các quốc gia. - Nghiên cứu thực tiễn hệ thống chính sách BVMT của các thiết chế đặc biệt có thể kể tới một số nghiên cứu tiêu biểu như: ADB. 2016. Chiến lược hợp tác và hội nhập khu vực (Regional cooperation and integration strategy). Manila; - B. Roberts và T. Kanaley, chủ biên. 2006. Đô thị hóa và tính bền vững tại châu Á: Các nghiên cứu trường hợp về thông lệ hiệu quả (Urbanization and sustainability in Asia: Case studies of good practice). Manila: Asian development bank và báo cáo của - A. Barnosky và những người khác. 2022. Tiến tới sự dịch chuyển trạng thái trong sinh quyển trái đất (Approaching a state shift in Earth’s biosphere). Nature 486:52–58. Macmillan. Các nghiên cứu kể trên hệ thống và phân tích các chính sách BVMT của các thiết chế nhà nước đặc biệt, bao gồm Liên minh Châu Âu, Asean, Liên minh Ả Rập. Theo đó, các báo cáo chỉ ra rằng các thiết chế này cũng đã có những chính sách BVMT trong chương trình hành động từng giai đoạn của mình. Quy luật được chỉ ra là, các khối liên minh, liên kết khu vực càng thịnh vượng thì càng chú trọng đến chính sách BVMT. Tuy nhiên, kết luận ở đây là, hệ thống chính sách BVMT không có đích đến mà chỉ có sự tiếp nối và liên tục. - Nghiên cứu thực tiễn hệ thống chính sách của các thiết chế đa quốc gia. Đây là hướng nghiên cứu mới trong những năm trở lại đây khi mà đòi hỏi về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Các tập đoàn đa quốc gia nổi lên như một thiết chế sở hữu quyền lực mềm quan trọng quá thế giới trong thế kỷ 21. Cùng với những tác động to lớn làm thay đổi cuộc sống toàn cầu, các tập đoàn, doanh nghiệp này cũng 10
  17. gây ra những mối nguy hại cho môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Do đó, trong tổ chức và phát triển doanh nghiệp của thời kỳ mới, gắn liền với yêu cầu, đòi hỏi của các quốc gia về vấn đề BVMT, các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia cũng xây dựng cho mình một hệ thống các chính sách BVMT riêng. Các hệ thống này theo các nghiên cứu như: ADB. 2021. Kế hoạch hành động trong lĩnh vực nước, 2011-2020 (Water operational plan 2011–2020). Manila; B. Roberts và T. Kanaley, chủ biên. 2016. Đô thị hóa và tính bền vững tại Châu Á: Các nghiên cứu trường hợp về thông lệ hiệu quả (Urbanization and sustainability in Asia: Case studies of good practice). Manila: Asian development bank và ADB và WWF. 2021. Dấu vết sinh thái và đầu tư vào nguồn vốn tự nhiên ở Châu Á–Thái Bình Dương (Ecological footprint and investment in natural capital in Asia and the pacific) đã chỉ ra rằng là những chính sách BVMT liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của tập đoàn, doanh nghiệp và thực sự chưa đặt lợi ích của quốc gia sở tại lên trên hết mà chủ yếu là để đối phó với những yêu cầu của các quốc gia đó. Thứ hai, nghiên cứu về thực tiễn thực hiện chính sách BVMT. Vấn đề này cũng đã được nhiều nghiên cứu đề cập và phân tích sâu sắc ở những phạm vi không gian và thời gian khác nhau. Theo đó, các nghiên cứu như: A. Barnosky và những người khác. 2021. Tiến tới sự dịch chuyển trạng thái trong sinh quyển Trái đất (Approaching a state shift in earth’s biosphere). Nature 486:52–58. Macmillan; ADB. 2010. Kế hoạch hành động sáng kiến giao thông bền vững (Sustainable transport initiative operational plan). Manila; ADB. 2021. Kế hoạch hành động trong lĩnh vực nước, 2011-2020 (Water operational plan 2011–2020). Manila; B. Roberts và T. Kanaley, chủ biên. 2016. Đô thị hóa và tính bền vững tại Châu Á: Các nghiên cứu trường hợp về thông lệ hiệu quả (Urbanization and sustainability in Asia: Case studies of good practice). Manila: Asian development bank; ADB và WWF. 2021. Dấu vết sinh thái và Đầu tư vào nguồn vốn tự nhiên ở Châu Á–Thái Bình Dương (Ecological footprint and investment in natural capital in Asia and the Pacific… đã có những phản ánh, phân tích, đối chiếu và nhận định về thực trạng thực hiện chính sách BVMT ở các quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Châu Á – Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các chính sách được ban hành đều đã được thực thi. Tuy nhiên, không phải tất cả đều mang đến những lợi ích như kỳ vọng. Điều này một phần xuất phát từ các yếu tố chi phối đến quá trình thực thi như: yếu tố lợi ích chính trị; yếu tố lợi ích nhóm; yếu tố truyền thống và thói quen… 11
  18. Chính vì thế, thông thường hiệu quả thực thi luôn thấp hơn mục tiêu của chính sách. Bên cạnh đó, các báo cáo cũng cho thấy, hiệu quả thực thi này tại các quốc gia phát triển, có nền khoa học kỹ thuật và dân chủ tiến bộ đạt được cao hơn những quốc gia yếu hơn về những vấn đề kể trên. Đây cũng là một tất yếu vì vấn đề thực thi chính sách lệ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: khoa học công nghệ, năng lực vận hành, dân trí và cả nguồn ngân sách đầu tư. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu giải pháp liên quan đến đề tài luận án Trên cơ sở những nghiên cứu thực tiễn chính sách và thực hiện chính sách BVMT như đã liệt kê ở trên, vấn đề giải pháp liên quan đến chính sách BVMT cũng được các nghiên cứu đó đề xuất tại phần khuyến nghị giải pháp. Theo đó, những công trình này đã đề xuất hai nhóm giải pháp bao gồm: - Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách BVMT của các quốc gia, các liên minh và các thiết chế đặc biệt. Theo đó, hệ thống chính sách muốn hoàn thiện cần phải có sự coi trọng của chủ thể ban hành thiết chế đó. Chỉ khi các thiết chế này đề cao vai trò của môi trường hơn những lợi ích chính trị và kinh tế thì mới có thể xây dựng được một hệ thống chính sách hiệu quả, minh bạch và bao trùm. Các nghiên cứu tiêu biểu cho những đề xuất này bao gồm: A. Barnosky và những người khác. 2021. Tiến tới sự dịch chuyển trạng thái trong sinh quyển trái đất (Approaching a state shift in Earth’s biosphere). Nature 486:52–58. Macmillan; ADB. 2018. Chiến lược 2020: Khung chiến lược dài hạn cho Ngân hàng Phát triển Châu Á 2008–2020 (Strategy 2020: The long-term strategic framework of the Asian development bank 2008–2020). Manila và ADB. 2010. Hành động Trọng điểm: các ưu tiên giải quyết biến đổi khí hậu ở Châu Á–Thái Bình Dương (Focused action: priorities for addressing climate change in Asia and the Pacific). Manila; ADB. 2020. Kế hoạch hành động sáng kiến giao thông bền vững (Sustainable transport initiative operational plan). Manila. - Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách BVMT cũng được một số nghiên cứu đề xuất căn cứ trên tình hình thực tiễn và nhu cầu của khách thể nghiên cứu. Tuy nhiên, cơ bản tựu chung lại các giải pháp được đề xuất bao gồm: năng lực thực thi chính sách còn thấp do nhân sự chưa hiểu rõ về vấn đề chính sách công (đặc biệt tại một số quốc gia châu Á đang phát triển) do đó cần phát huy các giá trị của con người trước quá trình thực thi; hiệu quả thấp do tình trạng tham nhũng chưa được kiểm soát do đó cần đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng; tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân 12
  19. và các tổ chức xã hội dân sự; thúc đẩy hợp tác quốc tế, hợp tác với NGo; có cơ chế kiểm soát ô nhiễm môi trường cụ thể hơn và ứng phó tốt hơn với tình hình mới. Các giải pháp này chủ yếu được đề xuất trong các nghiên cứu như: ADB. 2021. Kế hoạch hành động trong lĩnh vực nước, 2011-2020 (Water operational plan 2011–2020). Manila; B. Roberts và T. Kanaley, chủ biên. 2006. Đô thị hóa và Tính bền vững tại Châu Á: Các nghiên cứu trường hợp về thông lệ hiệu quả (Urbanization and sustainability in Asia: case studies of good practice). Manila: Asian development bank và ADB và WWF. 2021. Dấu vết sinh thái và đầu tư vào nguồn vốn tự nhiên ở Châu Á–Thái Bình Dương (Ecological footprint and investment in natural capital in Asia and the Pacific). 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận án Các công trình trong nước cũng đã ít nhiều nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề của luận án. Theo cấu trúc dự kiến của luận án, có thể khái quát lịch sử nghiên cứu trong phạm vi này như sau: Thứ nhất, nghiên cứu các khái niệm liên quan đến chủ đề của luận án. Có nhiều công trình thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra những khái niệm liên quan đến chủ đề luận án như: khái niệm môi trường, khái niệm ô nhiễm môi trường, khái niệm BVMT, khái niệm chính sách công. Trong đó, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: sách “Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2011. Cuốn sách làm rõ hơn khái niệm của môi trường và quản lý nhà nước về môi trường bằng các công cụ kinh tế. Ở một cách tiếp cận gần gũi hơn với đề tài luận án khi xem xét các khái niệm BVMT gắn liền với phát triển kinh tế bền vững, tác giả Lê Huy Bá với cuốn sách Tài nguyên môi trường và PTBV, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 4.2022 đã trình bày nhiều khái niệm liên quan đến lĩnh vực môi trường trong đó đã làm rõ nội hàm khái niệm môi trường và BVMT. Cùng góc độ còn có tác giả Trần Văn Chử (2014) với cuốn sách Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và PTBV ở Việt Nam (STK), Nxb CTQG, Hà Nội; Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hà (2021), "ONMT ở Việt Nam: Nhìn từ khía cạnh chính sách phát triển", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (8)/12. Các khái niệm còn được phân tích, làm rõ trong các giáo trình về môi trường như: Nguyễn Thế Chỉnh (2023), Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường, Nxb Thống kê; 13
  20. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Nhật (2021), Giáo trình kinh tế môi trường, Nxb Tài chính, Hà Nội; Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Môi trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Trình bày khái niệm về chính sách BVMT một cách trực diện có nghiên cứu của tác giả Bùi Đường Nghiêu (2022), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách thuế BVMT ở Việt Nam”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội, trong đó khái niệm chính sách BVMT là một khái niệm mang nghĩa bổ trợ cho khái niệm chính sách thuế BVMT. Ở phạm vi hẹp hơn, tác giả Nguyễn Thế Chỉnh (2016) với nghiên cứu "Chính sách quản lý môi trường dựa trên việc sử dụng công cụ kinh tế và những bài học của một số nước phát triển", Tạp chí Kinh tế môi trường, (7)/6 cũng đã làm rõ khái niệm chính sách quản lý môi trường dưới góc độ kinh tế học. Thứ hai, nghiên cứu về các vấn đề khác thuộc về chính sách môi trường như: vấn đề chính sách, mục tiêu chính sách, công cụ và giải pháp chính sách, thể chế và chủ thể chính sách có một số công trình tiêu biểu sau: - Tác giả Trần Văn Chử (2014), Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và PTBV ở Việt Nam (STK), Nxb CTQG, Hà Nội; tác giả Lê Thị Thanh Hà (2022), "Những nội dung mới về BVMT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng", Tạp chí Cộng sản, (826)/8, tr.67-71; sách “Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Vũ Hy Chương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Trần Ngọc Ngoạn - Chủ biên (2018), Chính sách công nghiệp định hướng phát triển bền vững – những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội; bài viết “Những vướng mắc trong việc sử dụng biện pháp phí trong quản lý môi trường và giải pháp khắc phục” của tác giả Đặng Dương Bình; bài viết “Những vướng mắc trong việc sử dụng Quỹ BVMT Việt Nam trong quản lý môi trường và giải pháp khắc phục” của Nguyễn Nam Phương… các công trình đã phân tích vấn đề chính sách BVMT dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó chủ yếu làm rõ thực trạng phát triển của kinh tế thị trường đẩy vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng một trầm trọng, trong khi đó hoạt động BVMT từ nhiều phía dường như không theo kịp tốc độ ô nhiễm, khiến cho việc bảo vệ so với tình trạng ô nhiễm luôn trong tình trạng âm. Đây được xác định là vấn đề lớn nhất của chính sách BVMT hiện nay. - Xem xét các vấn đề liên quan đến công cụ chính sách, các nghiên cứu như: sách “Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2