Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
lượt xem 9
download
Luận án Tiến sĩ Chính sách công "Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Lý luận cơ bản về sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công; Thực trạng tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công của công dân ở Trung Quốc hiện nay; Bài học kinh nghiệm về sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DIỆU HƢƠNG SỰ THAM GIA CỦA CÔNG DÂN VÀO QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG TỪ THỰC TIỄN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DIỆU HƢƠNG SỰ THAM GIA CỦA CÔNG DÂN VÀO QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG TỪ THỰC TIỄN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 934.04.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phùng Thị Huệ 2. TS. Nguyễn Bình Giang HÀ NỘI – năm 2022
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 8 1.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận chính sách công......................... 8 1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạch định chính sách công ............... 12 1.3. Các công trình nghiên cứu về sự tham gia của công dân vào hoạch định chính sách công.......................................................................... 15 1.3.1. Nghiên cứu về tác dụng của sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công............................................................ 15 1.3.2. Nghiên cứu về phương thức tham gia quá trình hoạch định chính sách công của công dân ................................................................. 18 1.3.3. Nghiên cứu về thực trạng tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công .................................................................... 21 1.3.4. Nghiên cứu về trở ngại trong quá trình công dân tham gia hoạch định chính sách công .................................................................... 25 1.3.5. Nghiên cứu đưa ra giải pháp để nâng cao tính tích cực cho công dân tham gia hoạch định chính sách công ...................................... 29 1.4. Đánh giá tổng quan và hƣớng nghiên cứu của đề tài luận án ........... 31 1.4.1. Đánh giá tổng quan ....................................................................... 31 1.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài luận án ........................................... 34 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 36 Chƣơng 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÔNG DÂN VÀO QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG........... 37 2.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 37 2.1.1. Khái niệm chính sách công ........................................................... 37 2.1.2. Khái niệm, các bước hoạch định chính sách công ........................ 39 2.1.3. Khái niệm công dân ...................................................................... 45 2.1.4. Khái niệm sự tham gia của công dân ............................................ 46
- 2.2. Chủ thể, nội dung, phƣơng thức và hình thức tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công .......................................... 49 2.3. Sự cần thiết tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công .............................................................................................. 54 2.3.1. Công dân tham gia hoạch định chính sách công là yêu cầu tất yếu ..................................................................................................... 54 2.3.2. Công dân tham gia hoạch định chính sách công sẽ nâng cao hiệu quả chính sách ................................................................................. 56 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ................................................................ 58 2.4.1. Điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội – văn hóa cụ thể của từng quốc gia ................................................................................................... 58 2.4.2. Tố chất của bản thân mỗi công dân .............................................. 59 2.4.3. Quy định pháp luật về việc công dân tham gia vào các hoạt động chính trị của từng quốc gia ............................................................. 60 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 62 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG CỦA CÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY ..................................................................................................... 64 3.1. Thể chế về sự tham gia của công dân vào hoạch định chính sách công tại Trung Quốc ..................................................................................... 64 3.1.1. Quá trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc hiện nay ... 64 3.1.2. Định hướng chính trị về việc công dân tham gia hoạch định chính sách công ở Trung Quốc ............................................................... 66 3.1.3. Chủ thể tham gia và con đường tham gia hoạch định chính sách công của công dân Trung Quốc ...................................................... 72 3.1.4. Các quy định pháp luật về sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc hiện nay ..................... 78
- 3.2. Thực trạng tham gia hoạch định chính sách công của công dân Trung Quốc hiện nay .................................................................................... 81 3.2.1. Thực trạng công dân tham gia vào bước xác định vấn đề chính sách công ................................................................................................. 81 3.2.2. Thực trạng công dân tham gia vào bước xây dựng phương án chính sách ................................................................................................ 90 3.2.3. Thực trạng công dân tham gia vào bước hợp pháp hóa chính sách công ................................................................................................. 98 3.2.4. Sự tiếp nhận của chính quyền đối với sự tham gia của công dân vào hoạch định chính sách công ở Trung Quốc ............................... 99 3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia hoạch định chính sách công của công dân Trung Quốc hiện nay ............................................. 102 3.3. Đánh giá thực trạng ngƣời dân tham gia hoạch định chính sách công ở Trung Quốc...................................................................................... 103 3.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 103 3.3.2. Những hạn chế tồn tại ................................................................. 106 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc công dân Trung Quốc tham gia hoạch định chính sách công ......................................... 109 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 112 Chƣơng 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÔNG DÂN VÀO QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG Ở TRUNG QUỐC .......................................................................... 114 4.1. Định hƣớng thu hút sự tham gia của ngƣời dân vào hoạch định chính sách công ở Việt Nam ....................................................................... 114 4.1.1. Các bước hoạch định chính sách công ở Việt Nam .................... 114 4.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách............................... 115
- 4.1.3. Hệ thống quy định pháp luật về sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam ............................... 116 4.1.4. Những tồn tại về sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam ......................................................... 120 4.1.5. So sánh sự tham gia hoạch định chính sách công của công dân Việt Nam và Trung Quốc ...................................................................... 124 4.2. Kinh nghiệm thúc đẩy công dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công của Trung Quốc có thể áp dụng vào Việt Nam ... 127 4.3. Các điều kiện đảm bảo để áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay ................................................................................ 137 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 148 KẾT LUẬN .................................................................................................. 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ......... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình tìm hiểu sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc ............................................................... 54
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số lượng yêu cầu công khai thông tin chính phủ Cục Tín phỏng Trung Quốc nhận được hàng năm.............................................. 84 Biểu đồ 3.2. Nhu cầu của công dân phản ánh qua đường dây nóng thành phố Đông Doanh năm 2019 .................................................................. 85 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ công dân đóng góp ý kiến qua trang web của chính quyền thành phố .................................................................................... 93
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc công dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách sao cho đạt hiệu quả cao là vấn đề vô cùng quan trọng, mang tính cấp thiết lớn cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn trong xã hội ngày nay. Có rất nhiều lý do để khẳng định như vậy. Thứ nhất, chính sách công là để đảm bảo quyền lợi cho mọi người dân trong xã hội. Mỗi người lại có những mong muốn, nguyện vọng khác nhau. Làm sao để có thể cân bằng được lợi ích cho tất cả các chủ thể khác nhau, điều này vô cùng khó và cũng là nhiệm vụ của chính sách công. Do đó, quá trình hoạch định chính sách là bước đầu tiên, cần hết sức chú trọng để có thể đưa ra một chính sách hiệu quả cao. Thứ hai, quá trình hoạch định chính sách công rất cần sự dân chủ, công bằng. Chỉ có đảm bảo được tính dân chủ trong quá trình hoạch định chính sách mới có thể đảm bảo được lợi ích cho toàn thể xã hội và các chủ thể lợi ích khác nhau. Bên cạnh đó, chỉ có các chủ thể lợi ích, đặc biệt là tầng lớp quần chúng nhân dân mới có thể hiểu họ cần gì, muốn gì nhất. Vì thế, cách tốt nhất để đảm bảo được tính dân chủ và công bằng cho chính sách công là để cho các chủ thể lợi ích hay nói cách khác là để cho mọi công dân đều được tham gia vào quá trình hoạch định chính sách. Có như vậy chính sách công ra đời mới có thể phản ánh được đúng nguyện vọng, sự cần thiết của nhân dân và toàn xã hội. Thứ ba, sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công có tầm quan trọng khác với quá trình thực thi và đánh giá chính sách. Trong toàn bộ chu trình chính sách công, đây là bước khởi đầu để tạo nên một chính sách công. Nếu các nhà hoạch định chính sách đảm bảo cho công dân tham gia hoạch định chính sách ngay từ những bước đầu, chính sách khi ra đời sẽ mang tính khả thi cao hơn. Điều này sẽ là nền tảng để thúc đẩy công 1
- dân tham gia vào các quá trình khác của chính sách công như: quá trình thực thi chính sách, quá trình đánh giá chính sách. Ngoài ra, nghiên cứu về sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công là việc tìm hiểu con đường tham gia, nội dung tham gia, chủ thể tham gia,... Từ đó, chúng ta có thể thấy được sự giống và khác nhau giữa sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách và quá trình đánh giá, thực thi chính sách. Thứ tư, tại Trung Quốc, sự tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công được bắt đầu từ sau khi cải cách mở cửa. Nền kinh tế thị trường đã tạo ra sức cạnh tranh lớn trong xã hội, hình thành nên các nhóm lợi ích, mỗi người đều phải tự bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. Tuy nhiên, sự tham gia này còn nhiều vấn đề tồn tại: + Bản thân người dân Trung Quốc cho rằng họ chưa có đủ năng lực để tham gia hoạch định chính sách. Ngay cả khi các chính sách đó gắn chặt với lợi ích của họ thì người dân Trung Quốc vẫn còn e ngại, thậm chí cho rằng mình không có năng lực để hoạch định chính sách. + Văn hóa truyền thống của đất nước Trung Quốc ảnh hưởng đến nhận thức của người dân nước này quá mạnh, khiến người dân Trung Quốc chưa thoát khỏi được suy nghĩ sùng bái quyền lực, không tranh chấp với thế sự... Do đó ý thức tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách trở nên yếu ớt. + Phương thức để công dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ở Trung Quốc chưa thông suốt, chưa đáp ứng nhu cầu được tham gia vào các chu trình chính sách của người dân. + Cơ chế để công dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách còn nhiều cản trở. Thứ năm, tại Việt Nam, công dân cũng có quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách. Tuy nhiên, thực trạng công dân Việt Nam tham gia vào quá trình hoạch định chính sách vẫn còn nhiều tồn tại, hầu như chỉ mang 2
- tính hình thức. Công việc làm chính sách vẫn đang được coi là đặc quyền của các cơ quan nhà nước chứ chưa phải là công việc chung của xã hội, của doanh nghiệp và của các nhóm lợi ích trong xã hội. Do vậy, xuất phát từ những điểm tương đồng và khác biệt trong sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách ở hai nước, việc tìm hiểu thực trạng công dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công tại Trung Quốc rất có ích cho Việt Nam. Thứ sáu, về mặt khoa học, cho đến nay, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chính sách công của Việt Nam cũng tương đối nhiều nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu và có cái nhìn đầy đủ vào vấn đề sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách ở Trung Quốc. Đây là khoảng trống đáng kể trong nghiên cứu về lĩnh vực này. Bởi qua đó các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam sẽ có cái nhìn sâu sắc nhất về vấn đề để công dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, rút ra được những kinh nghiệm cho Việt Nam học tập và những bài học cần tránh. Đồng thời sau khi nghiên cứu, đề tài sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong việc giảng dạy về vấn đề sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công, nâng cao tính tích cực của công dân Việt Nam vào quá trình hoạch định chính sách công, nâng cao hiệu quả cho chính sách công của đất nước. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn như trên, có thể kết luận việc nghiên cứu, tìm hiểu sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách ở Trung Quốc để từ đó nhìn nhận lại thực trạng của Việt Nam là một việc làm rất quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học cao. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề ―Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay‖ làm đề tài luận án. Hy vọng, đề tài sẽ bước đầu đưa ra những nhận định khái quát nhất về vấn đề này. 3
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án này là rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc để gợi ý cho Việt Nam về sự tham gia của công dân vào hoạch định chính sách công. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau: - Làm rõ khung khổ lý thuyết để thực hiện nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc như: hệ thống thể chế liên quan, quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về sự tham gia của công dân, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công dân,.... - Rà soát thực trạng để hình dung được vấn đề công dân Trung Quốc tham gia vào quá trình hoạch định chính sách: công dân được tham gia vào bước nào trong toàn bộ quá trình hoạch định chính sách, tham gia bằng phương thức nào, tham gia với vai trò gì, cấu trúc chủ thể công dân khi tham gia vào hoạch định chính sách. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao tính tích cực của công dân Việt Nam tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của đất nước. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc: công dân Trung Quốc tham gia vào bước nào trong toàn bộ quá trình hoạch định chính sách công, tham gia bằng phương thức nào, có vai trò gì. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công tại Trung Quốc lục địa, không bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao. 4
- - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc kể từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay. - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu quá trình tham gia hoạch định chính sách của công dân Trung Quốc thông qua việc tìm hiểu sự tham gia đó được thể hiện như thế nào qua từng bước hoạch định chính sách. Công dân được tham gia vào bước nào, tham gia bằng con đường nào, tham gia với vai trò gì. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài tiếp cận từ góc nhìn của sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công. Các lý thuyết sử dụng để tiếp cận bao gồm: lý thuyết về các bước hoạch định chính sách công, lý thuyết hệ thống về sự phân bổ quyền lực của một quốc gia, lý thuyết về sự tham gia dân chủ, lý thuyết về sự lựa chọn công. Các lý thuyết này sẽ khiến đề tài đi từ góc nhìn mới, đó là nhìn nhận vấn đề từ các bước hoạch định chính sách công có sự tham gia của công dân được thể hiện như thế nào qua các tiêu chí: con đường tham gia, chủ thể tham gia, vai trò của chủ thể. Từ đó, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng bao quát trong tất cả các chương, mục của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết,; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của các ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề hoạch định chính sách ở Trung Quốc. Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả quốc tế liên quan đến đề tài trong thời gian qua. - Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 1 và 3 của luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực 5
- trạng sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách ở Trung Quốc kể từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Phương pháp so sánh: được sử dụng chủ yếu trong chương 3, 4 nhằm nhận diện các đặc điểm và các bước tiến trong nhận thức của công dân và con đường để công dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ở Trung Quốc. Đồng thời, cũng có thể dùng để so sánh, rút ra điểm giống và khác nhau giữa thể chế chính trị của Việt Nam và Trung Quốc, con đường, mức độ tham gia chính sách của công dân hai nước... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án được coi là một công trình nghiên cứu rất mới về vấn đề tìm hiểu sự tham gia của công dân Trung Quốc vào quá trình hoạch định chính sách từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc. Trong đó, cái mới nhất về mặt lý luận là luận án đã khái quát được quá trình hoạch định chính sách công bao gồm 3 bước: xác định vấn đề chính sách, xây dựng phương án chính sách, hợp pháp hóa chính sách. Thứ hai, luận án đưa ra những kết luận về hiện trạng tham gia hoạch định chính sách của công dân Trung Quốc qua từng bước hoạch định chính sách, tóm lược được những ưu điểm và hạn chế của sự tham gia này. Thứ ba, luận án đưa ra căn cứ khoa học để chính quyền các cấp ở Việt Nam tổ chức cho công dân tham gia hoạch định chính sách công. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Đề tài cung cấp căn cứ khoa học để chính quyền các cấp ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tham gia hoạch định chính sách. Từ đó đề tài đưa ra được một số biện pháp quan trọng nhằm nâng cao tính tích cực cho công dân Việt Nam trong việc tham gia hoạch định chính sách. 7. Kết cấu của luận án Đề tài luận án ngoài các phần Mở đầu, Mục lục, Tài liệu tham khảo được chia làm 4 chương chính: 6
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Lý luận cơ bản về sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công Chương 3: Thực trạng tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công của công dân ở Trung Quốc hiện nay Chương 4: Bài học kinh nghiệm về sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công ở Trung Quốc Tài liệu tham khảo 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận chính sách công Công trình nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, cuốn ―Public policy: politics, analysis, and alternatives‖ của hai học giả Michael E. Kraft và Scott R. Furlong được coi là cuốn sách mà tất cả các sinh viên chuyên ngành chính sách công trên thế giới cần đọc [39]. Hai học giả đã tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình, so với nhiều giáo trình chính sách công thường thấy khác. Cuốn sách không chỉ bao gồm các kiến thức nền tảng về quá trình chính sách, mà còn giới thiệu cả về việc phân tích chính sách. Cuốn sách còn bàn về bản chất của việc phân tích chính sách và thực hành, giúp người đọc hiểu rõ việc ứng dụng các công cụ phân tích chính sách, các tiêu chí đánh giá trong các lĩnh vực chính sách khác nhau. Mặc dù một số nội dung còn sơ sài – do đề cập đến quá nhiều vấn đề, đây vẫn là cuốn sách rất hữu ích. Nó có thể hỗ trợ cho sinh viên ngành chính sách hoặc những người có nhu cầu tìm hiểu – một cách cơ bản và hệ thống – về lý thuyết nghiên cứu phân tích chính sách, thấy được tầm quan trọng của chính sách và nghiên cứu chính sách như thế nào, và tại sao phân tích chính sách được sử dụng để đánh giá các giải pháp thay thế; vì sao phân tích chính sách được dùng để hỗ trợ cho các luận điểm chính trị. Nhìn chung trên thế giới, quan điểm của các học giả đối với chính sách công và các quá trình chính sách công chủ yếu được chia làm một số trường phái sau: Thứ nhất, quan điểm coi chính sách công như pháp luật. Trong đó nổi bật có học giả Thomas Woodrow Wilson của Mỹ cho rằng chính sách công là những quy định và pháp luật do các chính trị gia (những người có quyền lập pháp) hoạch định và do những nhân viên hành chính (công nhân viên chức nhà nước) thực thi. 8
- Thứ hai, quan điểm coi chính sách công như một kế hoạch có mục đích. Harold Lasswell và Robert S. Kaplan trong cuốn ―Power and Society‖ đã khẳng định chính sách công là một loại kế hoạch với mô hình lớn bao hàm mục tiêu, giá trị và chiến lược [34]. ―Man and His Government‖ của học giả nổi tiếng Carl J.Friedrich đã định nghĩa chính sách công là quá trình hoạt động có kế hoạch của cá nhân, đoàn thể hoặc của chính phủ trong một môi trường nhất định. Mục đích của chính sách là tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn để thực hiện một mục tiêu đã định sẵn, hoặc là để đạt tới một mục tiêu đã định sẵn [29]. James E. Anderson trong cuốn ―Public Policymaking‖ cho rằng ―chính sách công là một quá trình hoạt động có mục đích. Những hoạt động này do một hoặc nhiều người đề ra để giải quyết một vấn đề hoặc một sự việc nào đó‖ [35]. Thứ ba, quan điểm coi chính sách công là một hành động phân phối. David Easton trong ―The Political System‖ cho rằng chính sách công là hành động phân phối các giá trị mang tính quyền uy đối với toàn xã hội của chính phủ. Cái gọi là giá trị ở đây là những thứ hữu hình hoặc vô hình mà một con người bình thường trong xã hội đều muốn đạt được. Ví dụ như: quyền lực, tài sản, kiến thức, an toàn, danh vọng... [32]. ―Hành động phân phối mang tính quyền uy‖ là để chỉ hệ thống chính trị sẽ thông qua việc hoạch định ra các quyết sách để phân phối các lợi ích đến toàn bộ các thành viên trong hệ thống. Thứ tư, quan điểm coi chính sách công là một loại hành động của chính phủ. ―Understanding public policy‖ của Thomas R. Dye đã đưa ra quan điểm: chính sách công là việc mà chính phủ lựa chọn quyết định làm hoặc không làm [42]. Định nghĩa này đã thể hiện được màu sắc của chủ nghĩa hành vi của chính sách công, cũng thể hiện được tính thực tiễn của nó. Tuy nhiên, việc coi chính sách công với hành động lựa chọn của chính phủ có phần không hợp lý lắm. 9
- Thứ năm, quan điểm coi chính sách công là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa chính phủ và môi trường. Học giả Eyestone Robe đã đưa ra định nghĩa ―chính sách công là mối quan hệ giữa các cơ quan của chính phủ với môi trường xung quanh các cơ quan này‖ trong cuốn ―The Threads of Public Policy: A Study in Policy Leadership‖ [33]. Định nghĩa này được coi là đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài của các cơ quan chính phủ. Công trình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, nghiên cứu lý luận về chính sách công, rất nhiều học giả đã công bố những công trình nghiên cứu rất công phu. Các công trình này đã khái quát được kiến thức chung nhất về chính sách công trong bối cảnh khoa học chính sách công vẫn đang là môn khoa học rất mới ở Việt Nam hiện nay. Cuốn ―Chính sách công – Những vấn đề cơ bản‖ của học giả Nguyễn Hữu Hải được coi là một trong các công trình nghiên cứu công phu, đầy đủ về vấn đề lý luận chính sách công [6]. Trong đó, tác giả đã cung cấp cho người đọc các kiến thức nền tảng nhất về chính sách công, về các quá trình chính sách từ hoạch định đến thực thi, đánh giá, phân tích... Tương tự như trên, tác giả Đỗ Phú Hải cũng đã công bố cuốn sách ―Tổng quan về Chính sách công‖ [7]. Cuốn sách này cung cấp cho độc giả một cái nhìn chung nhất về chính sách công, từ khái niệm đến quy trình chính sách, bản chất, mục đích, nguyên tắc của chính sách công. Ngoài ra, cuốn sách cũng đưa ra một số phân tích chính sách chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay. Cuốn ―Chính sách công – Lý luận và thực tiễn‖ của hai học giả Cao Quốc Hoàng và Nguyễn Đỗ Kiên đồng chủ biên cũng là một tác phẩm đáng chú ý. Cuốn sách gồm hai phần: lý luận chung về chính sách công, thực tiễn áp dụng. Trước hết, cuốn sách đã khái quát được những lý luận chung về chính sách công như: khái niệm chính sách công, mối quan hệ và sự khác biệt tương đối giữa chính sách và pháp luật, đặc trưng của chính sách,... Trên cơ sở đó, hai học giả giới thiệu cho độc giả những lý luận về các quá trình chính 10
- sách, bao gồm: xây dựng chính sách công, phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công, thực thi chính sách và pháp luật ở địa phương. Cuối cùng, cuốn sách đã đưa ra các tình huống thực tiễn áp dụng chính sách, pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể [9]. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc Tại Trung Quốc, đối với chính sách công, các học giả chủ yếu nghiên cứu về các lĩnh vực sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu về các quá trình chính sách công. Học giả Quách Nguy Thanh, Ngô Khôn Kiến đã xuất bản cuốn ―Phân tích chính sách công hiện đại‖. Trong đó cho rằng chính sách công bao gồm bốn quá trình: cấu tạo vấn đề chính sách, hoạch định phương án chính sách, thực thi chính sách và giám sát chính sách [63]. Tuy nhiên, học giả Trần Khánh Vân trong ―Phân tích chính sách công‖ lại cho rằng chính sách công bao gồm bốn quá trình là cấu tạo vấn đề chính sách, hoạch định và thông qua phương án chính sách, thực thi nội dung chính sách và đánh giá hiệu quả chính sách [45]. Học giả Trương Quốc Khánh trong ―Phân tích chính sách công‖ lại cho rằng chính sách công bao gồm năm quá trình: vấn đề chính sách và nghị trình, hoạch định chính sách và hợp pháp hóa, thực thi chính sách và tính có hiệu quả, giám sát và điều chỉnh chính sách, đánh giá và kết thúc chính sách [127]. Thứ hai, nghiên cứu về mô hình phân tích lý luận chính sách công. Học giả Tiền Tái Kiến đã đưa ra mười một mô hình phân tích chính sách trong cuốn ―Chính sách công hiện đại‖ như sau: mô hình lý tính rộng rãi, mô hình lý tính hữu hạn, mô hình từng bước, mô hình quy phạm, mô hình đoàn thể, mô hình tinh anh, mô hình hệ thống, mô hình lý thuyết trò chơi, mô hình quá trình, mô hình chế độ, mô hình lựa chọn công [86]. Chiến Kiến Hoa trong cuốn ―Chính sách công‖ lại đưa ra các mô hình phân tích: mô hình chủ nghĩa chế độ, mô hình lý tính toàn diện, mô hình lý tính hữu hạn, mô hình lý luận đoàn thể, mô hình tinh anh, mô hình lựa chọn công và mô hình lý thuyết trò 11
- chơi [126]. Trần Đàm trong ―Chính sách công‖ lại đứng từ góc độ các lý luận bên ngoài và khái quát được các mô hình lý luận có ảnh hưởng lớn đến chính sách công, bao gồm: lý luận quá trình chức năng, lý luận chế độ chính trị, lý luận hệ thống chính trị, lý luận vốn giao dịch, lý luận chủ nghĩa quản lý...[46]. 1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạch định chính sách công Các công trình nghiên cứu nước ngoài Đối với vấn đề hoạch định chính sách công, các học giả trên thế giới đã tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau để phân tích. Cuốn ―Public Policy Making Process and Principles‖ của tác giả Larry N. Gerston tiếp cận từ góc độ các nhân tố bên trong và bên ngoài của quá trình hoạch định chính sách công [38]. Cuốn sách này xác định các vấn đề, nguồn lực, các tác nhân và thể chế liên quan đến hoạch định chính sách công và theo dõi các động lực của quá trình hoạch định chính sách, bao gồm việc kích hoạt nhận thức về vấn đề, sự xuất hiện của một vấn đề trong chương trình nghị sự công, sự hình thành cam kết chính sách và quá trình thực hiện biến chính sách thành thực tiễn. Trong toàn bộ cuốn sách, đã được sửa đổi và cập nhật, Gerston làm cho phân tích của mình trở nên sống động với nhiều ví dụ từ các trường hợp điển hình và gần đây nhất về hoạch định chính sách công. Đồng thời, với những tài liệu tham khảo được chọn lọc kỹ càng, ông đặt phân tích chính sách trong bối cảnh khoa học chính trị và khéo léo hướng người đọc đến những tác phẩm kinh điển của nghiên cứu chính sách công. Mỗi chương kết thúc với các câu hỏi thảo luận và gợi ý để đọc thêm. Cuốn ―Public Policy Making: An Introduction‖ của Anderson và James lại tiếp cận từ góc độ các giai đoạn của quá trình hoạch định chính sách công [27]. Cuốn sách này trình bày theo hướng quy trình trong một khuôn khổ hợp lý để hiểu rõ hơn về từng giai đoạn của quá trình hoạch định chính sách. Cách tiếp cận này thể hiện việc hoạch định chính sách như một chuỗi các hoạt động chức năng, bắt đầu bằng việc xác định vấn đề và thiết lập chương trình nghị sự và kết thúc bằng việc đánh giá, sửa đổi hoặc chấm dứt chính sách. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng
195 p | 30 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 56 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
182 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
238 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
200 p | 23 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
248 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)
185 p | 79 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay
183 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay
230 p | 27 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
28 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
201 p | 31 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam
174 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
216 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
27 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn