intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa, làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về khởi nghiệp sáng tạo, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và quy trình thực hiện chính sách; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách khởi nghiệp sáng tạo;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ HỒNG HÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Chính sách công Mã số : 934 04 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phí Vĩnh Tường 2. PGS,TS. Lê Văn Chiến Phản biện 1: PGS,TS Lưu Văn Quảng Phản biện 2: PGS,TS Nguyễn Thị Minh Phương Phản biện 3: PGS,TS Lê Thị Thục Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Với vị thế là Thủ đô, là đầu não chính trị và hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, khoa học, giáo dục, Hà Nội có rất nhiều lợi thế trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Nhằm hưởng ứng tinh thần “Quốc gia khởi nghiệp” do Thủ tướng Chính phủ phát động và hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm khởi nghiệp năng động của Việt Nam và khu vực, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Thủ đô. Đến nay, Hà Nội được đánh giá là một trong các trung tâm khởi nghiệp năng động trong khu vực Đông Nam Á, là nơi sản sinh ra nhiều các startup nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo được đánh giá là chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, lợi thế của Hà Nội: Cơ sở vật chất phục vụ ươm tạo, nghiên cứu phát triển sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu; việc thực hiện chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo còn nhiều bất cập và chưa có những kết quả nổi bật, các hoạt động hỗ trợ không hấp dẫn doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp startups được hỗ trợ còn hạn chế, mạng lưới liên kết các thành tố trong hệ sinh thái chưa hiệu quả v.v. Nếu không có những đổi mới, sáng tạo ngay trong thực hiện hỗ trợ KNST, Hà Nội sẽ không cạnh tranh được với các trung tâm khởi nghiệp khác của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và trong khu vực. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc phân tích, đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội trong thời gian qua, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính sách, phát hiện những khó khăn, bất cập và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện CS, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu trong luận án tiến sĩ.
  4. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội theo các tiêu chí đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về KNST, chính sách hỗ trợ KNST, thực hiện chính sách hỗ trợ KNST và quy trình thực hiện chính sách; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách KNST; - Khảo sát, điều tra và phân tích thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của Thành phố Hà Nội theo quy trình thực hiện và các tiêu chí xác định và chỉ ra các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách; - Xác định hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của Thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội - Khách thể nghiên cứu: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ, Vườn ươm HBI-IT; các Dự án/Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: luận án tập trung đánh giá việc thực hiện ba chính sách hỗ trợ cụ thể là: (1) chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo, (2) chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, kỹ thuật, mặt bằng cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và (3) chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất thử nghiệm.
  5. 3 - Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2017 - 2022 và tầm nhìn đến 2030 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng trong thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội là gì? Câu hỏi 3: Giải pháp nào hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội ? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giải thuyết 1: Thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội đã đảm bảo tuân thủ quy trình và các yêu cầu về nội dung chính sách song các khâu phối hợp và thực hiện một số nội dung chính sách còn nhiều hạn chế. Giả thuyết 2: Chất lượng chính sách hỗ trợ KNST, năng lực của chủ thể thực hiện, năng lực của các doanh nghiệp KNST và nguồn lực là các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội. Giả thuyết 3: Nếu xác định được những hạn chế, bất cập và các yếu tố ảnh hưởng trong thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của Thành phố. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án áp dụng cách tiếp cận đa phương pháp, trong đó kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. Luận án sử dụng đồng thời nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp thu thập được thực hiện qua các phương pháp nghiên cứu tại bàn. Dữ liệu sơ cấp được thực hiện qua phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi online (do điều kiện dịch bệnh Covid; với 55 đối tượng startups, dự án KN) và phỏng vấn sâu (11 cán bộ quản lý, chuyên viên, chuyên gia KN).
  6. 4 *Khung phân tích của luận án Hình 1: Khung nghiên cứu luận án, Nguồn: Tác giả đề xuất 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Xây dựng khung lý thuyết và làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về KNST và đưa ra quan niệm về chính sách KNST, thực hiện chính sách hỗ trợ KNST; Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội; Phân tích và đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2022, chỉ ra các các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội, các hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất các giải
  7. 5 pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đến 2025 và tầm nhìn đến 2030. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Làm rõ các vấn đề lý luận về KSNT và chính sách hỗ trợ KNST, thực hiện chính sách hỗ trợ KNST; Đề xuất khung phân tích và tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội; - Về mặt thực tiễn: đánh giá thực trạng, luận án chỉ ra những mặt được và chưa được trong thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội giai đoạn vừa qua, nhận diện các yếu tố tác động đến quá trình triển khai chính sách góp phần cung cấp các luận cứ giúp cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, các vườn ươm trong hoàn thiện chính sách, khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận án được chia thành 4 chương, 11 tiết: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ KNST Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội
  8. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về khởi nghiệp sáng tạo Từ những năm đầu của thế kỉ 20, vấn đề khởi nghiệp là mối quan tâm không chỉ các nhà kinh tế với tư cách là động lực phát triển kinh tế, mà còn là chủ đề nghiên cứu của giới học thuật. Đến nay, các nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề sau. (i) Các nghiên cứu về khởi nghiệp sáng tạo Mặc dù, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu chung các quan niệm đều chỉ ra đặc trưng của khởi nghiệp sáng tạo bao gồm: (1) công nghệ, (2) khả năng tăng trưởng nhanh, và (3) mô hình kinh doanh mới. (ii) Các nghiên cứu về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Thuật ngữ “ Hệ sinh thái” được Moore, J. đề cập trong một bài viết trên Tạp chí Kinh doanh Harard trong những năm 1990. Tác giả cho rằng các doanh nghiệp không tiến hóa trong khoảng chân không và chỉ ra đặc tính liên quan đến việc các doanh nghiệp tương tác với các nhà cung ứng, khách hàng và các nhà cung cấp tài chính như thế nào (Moore, 1993). Trong những năm gần đây, một cách tiếp cận đặc biệt có ảnh hưởng do Isenberg, D. (2010) phát triển, ông đã đề cập đến một chiến lược hệ sinh thái khởi nghiệp để phát triển kinh tế. Ông đã xác định sáu thành phần (domains) của hệ sinh thái khởi nghiệp, đó là: các chính sách và sự lãnh đạo tạo năng lực, một nền văn hóa thuận lợi, tính khả dụng của tài chính thích hợp, nguồn nhân lực có chất lượng, các thị trường thân thiện mạo hiểm cho các sản phẩm và một loạt các hỗ trợ về thể chế. Các domains này cũng bao gồm nhiều thành phần tương tác qua lại lẫn nhau. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách công Từ đầu thế kỉ XX, chính sách công thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu của T.B. Smith (1973) và D.S. Meter và C.E. Van Horn (1975) đều tập trung vào khâu thực hiện chính sách và chỉ ra các nhân tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách như chất lượng chính sách,
  9. 7 năng lực của cơ quan chịu trách nhiệm triển khai chính sách, sự ủng hộ của đối tượng thụ hưởng chính sách và các yếu tố thuộc về môi trường chính sách. Cuốn “Public Policy Making- Hoạch định chính sách công” của tác giả James E. Anderson (1979) là công trình khá toàn diện về chính sách công khi đưa ra quan niệm về chính sách công là gì, chủ thể chính sách, quy trình hoạch định và thực hiện chính sách. Đồng thời thông qua các nghiên cứu trường hợp, tác giả làm rõ vấn đề về phân tích và đánh giá chính sách, các bên liên quan đến quá trình chính sách và thực hiện chính sách. Tại Việt Nam, các nghiên cứu chính sách công đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như các nhà hoạt động thực tiễn. Cuốn “Tìm hiểu về khoa học chính sách công” đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của chính sách công như khái niệm, chu trình chính sách công, quy trình hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách công. Tác giả Vũ Cao Đàm (2015) trong cuốn “Giáo trình khoa học chính sách” trên cơ sở tiếp cận liên ngành, đa ngành, bằng những thực tiễn sinh động, lập luận chặt chẽ, khoa học, khách quan, đã thành công trong việc làm rõ chính sách như một ngành khoa học quan trọng. Tác giả Lê Chi Mai (2001), Nguyễn Hữu Hải (2014), Cao Quốc Hoàng và Nguyễn Đỗ Kiên (2018) đã đưa ra quan điểm về chính sách công bao gồm quá trình phát triển khoa học chính sách; đặc điểm, vai trò và phân loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công... 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ KNST Nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, UNCTAD (2012) đã xây dựng một khung chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho một quốc gia trong quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường khởi nghiệp, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp mới phát triển. Khung chính sách hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD đề xuất sáu nội dung cơ bản liên quan đến khởi nghiệp cần ưu tiên đầu tư. Cùng quan điểm với Isenberg (2010), UNCTAD (2012) cũng nhấn mạnh khung chính sách trên chỉ là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia bởi không có một khung chính sách nào phù hợp cho tất cả.
  10. 8 Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2018 được coi là nghiên cứu đánh giá khá tổng thể về thực trạng cơ chế, chính sách hỗ trợ KNST của Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào khía cạnh biện pháp hỗ trợ từ góc độ nhà nước đối với các startup mà không bao gồm các phân tích hay giải pháp để hỗ trợ hay phát triển startup từ các tổ chức, cá nhân khác cũng không bao gồm các giải pháp khuyến nghị đối với chính các startup. Nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Nhật Quang và cộng sự (2018) cũng là một trong số ít các nghiên cứu tổng thể về chính sách hỗ trợ KNST của Việt Nam. Nghiên cứu đã làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động khởi nghiệp; đánh giá một số mô hình khởi nghiệp trên thế giới và khả năng vận dụng các mô hình này ở Việt Nam; hệ thống lại các cơ chế, chính sách của Nhà nước về khởi nghiệp. 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Nghiên cứu “Implementing the Quality Startup Management System model in Hong Kong: a case study” của tác giả Lai KH.L (2017) cho thấy vai trò quan trọng của sự phối hợp cùng nhau để hỗ trợ các chương trình ươm tạo thông qua cơ chế kết nối kinh doanh và đảm bảo chất lượng cho các công ty khởi nghiệp. Hiệp hội chất lượng Hồng Kông (HKSQ) đã được mời làm thành viên của ủy ban cố vấn cho chương trình công nhận này. Ủy ban này được thành lập từ các bên khác nhau từ các cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, nhà đầu tư và các bên liên quan khác. Báo cáo chính sách Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp tại Việt Nam của OECD (2021) đã nhận định các doanh nghiệp startups nhận được ngày càng nhiều hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, theo OECD các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo là mục tiêu chung của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam, mặc dù ngân sách hỗ trợ còn nhỏ và không có nhiều DNNVV tham gia do đặt trọng tâm vào R&D và phát triển quyền sở hữu trí tuệ (IPR). Trong khi có khá nhiều các nghiên cứu ở phạm vi quốc gia về chính sách khởi nghiệp, số lượng các nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách của Hà Nội- trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam lại rất hạn chế.
  11. 9 Đến nay chỉ có một số công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hoàng Quy (2017), Trần Thị Hồng Liên và cộng sự, Phan Thị Minh Lý (2019) Đoàn Xuân Hậu (2020) về thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu dựa trên cách tiếp cận về phát triển doanh nghiệp nên chưa có những phân tích cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp KNST từ góc độ hệ thống chính sách và chỉ ra các tồn tại trong thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KNST của Thủ đô. 1.2. Đánh giá chung các công trình đã tổng quan và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án 1.2.1. Đánh giá chung các công trình đã tổng quan Thông qua tổng quan, các công trình nghiên cứu đến nay đã làm rõ được những vấn đề sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã bước đầu làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến KNST như khái niệm KNST, các đặc trưng của KNST Hai là, các nghiên cứu về chính sách công và thực hiện chính sách công đã tạo ra cơ sở lý luận hoàn chỉnh về chính sách công và thực hiện chính sách bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, chu trình thực hiện chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Ba là, nhiều nghiên cứu đã làm rõ các khung chính sách hỗ trợ KNST. Bốn là, một số nghiên cứu bước đầu đánh giá thực trạng phát triển, chỉ ra các thách thức, khó khăn doanh nghiệp KNST của Việt Nam đang phải đối mặt như chất lượng nguồn nhân lực, kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp như còn yếu về các kỹ năng xây dựng chiến lượng kinh doanh, phát triển ý tưởng, thiếu kiến thức về SHTT, nghiên cứu và phát triển sản phẩm... Bên cạnh đó, các nghiên cứu bước đầu đã hệ thống và phân tích những mặt được và chưa được trong cơ chế, chính sách của Việt Nam.
  12. 10 Những vấn đề đã được làm rõ trong các nghiên cứu đi trước có ý nghĩa tham khảo vô cùng quan trọng cho luận án. 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài chưa được làm rõ Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy còn tồn tại nhiều khoảng trống nghiên cứu về thực hiện chính sách hỗ trợ KNST, bao gồm: Một là, các hướng nghiên cứu về KNST ở Việt Nam hiện nay tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về KNST, rào cản KNST, hệ sinh thái KNST và vai trò của các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ KNST chưa hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam...Chưa có các nghiên cứu làm rõ nội hàm của thực hiện chính sách hỗ trợ KNST; quy trình thực hiện chính sách; chủ thể thực hiện chính sách; những yếu tố nào ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách; đánh giá hiệu quả, hiệu lực thực hiện chính sách... Bên cạnh đó, các nghiên cứu về thực hiện chính sách hỗ trợ KNST, hiện nay, tập trung phần lớn vào đánh giá thực hiện hỗ trợ vốn, tín dụng cho các doanh nghiệp KNST. Trong khi đó, các nghiên cứu đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp KNST về đào tạo nguồn nhân lực, kỹ năng khởi nghiệp, hỗ trợ ươm tạo, nghiên cứu, phát triển sản phẩm thiếu vắng. Hai là, mặc dù, Hà Nội là trung tâm khởi nghiệp hàng đầu của Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá thực trạng KNST của thành phố Hà Nội còn rất hạn chế. Đến nay, chỉ có một số nghiên cứu tiếp cận theo hướng phát triển doanh nghiệp (số lượng, ngành nghề, tỷ lệ thành công...) hay các nghiên cứu về giáo dục tinh thần khởi nghiệp, các nhân tốc tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên Thủ đô. 1.2.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu trên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau:
  13. 11 Thứ nhất, luận án sẽ tập trung làm rõ hơn các vấn đề lý luận về KNST như đặc trưng, nhu cầu của doanh nghiệp ở các giai đoạn phát triển, hệ sinh thái khởi nghiệp và vai trò các thành tố trong hỗ trợ KNST; Thứ hai, luận án sẽ hệ thống và làm rõ các vấn đề khái niệm chính sách hỗ trợ KNST, nội dung của chính sách; khái niệm thực hiện chính sách hỗ trợ KNST, quy trình thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ KNST; Thứ ba, dựa trên khung lý thuyết về thực hiện chính sách hỗ trợ KNST; tác giả xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội (tập trung đánh giá thực hiện các chính sách hỗ trợ đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp KNST ở giai đoạn đầu bao gồm (1) thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho KNST, (2) thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, kỹ thuật, mặt bằng cho hoạt động KNST và (3) thực hiện chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất thử nghiệm; nhận diện các yếu tố ảnh hưởng, các hạn chế trong thực hiện chính sách của Hà Nội và nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách của Thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 2.1. Lý luận chung về khởi nghiệp sáng tạo 2.1.1. Khởi nghiệp Tại Việt Nam, trong gần một thập kỷ gần đây, thuật ngữ “khởi nghiệp” được nhắc đến thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng và các văn bản của nhà nước. “Khởi nghiệp” là từ Hán Việt, trong đó “khởi” có nghĩa là bắt đầu, “nghiệp” có nghĩa là công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp, vì vậy “khởi nghiệp” được hiểu là “sự bắt đầu sự nghiệp”. Ủy ban Châu Âu (Eurydice, 2012) cho rằng “Khởi nghiệp chỉ khả năng biến ý tưởng thành hành động của một cá nhân. Nó bao gồm hoạt động sáng
  14. 12 tạo, đổi mới và chấp nhận rủi ro, cũng như khả năng lập kế hoạch và quản lý các dự án để đạt được các mục tiêu”. 2.1.2. Khởi nghiệp sáng tạo 2.1.2.1. Khái niệm, Phân biệt khái niệm khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo * Khái niệm khởi nghiệp sáng tạo Báo cáo Khởi nghiệp 2013, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng startups gắn liền với việc "tìm cách tạo ra giá trị, thông qua việc tạo hoặc mở rộng hoạt động kinh tế, bằng cách xác định và khám phá sản phẩm, quy trình hoặc thị trường mới". European Startup Monitor (2019) khẳng định thuật ngữ 'startups' sẽ khó có một định nghĩa chính thức được thống nhất chung, do đó nên sử dụng các tiêu chí để xác định một startup: Tuổi đời của Công ty phải nhỏ hơn mười năm; phải có một sản phẩm và / hoặc dịch vụ và / hoặc mô hình kinh doanh sáng tạo; phải có mục tiêu mở rộng quy mô (dự định tăng số lượng nhân viên và / hoặc doanh thu và / hoặc thị trường mà họ hoạt động). Tại Việt Nam, trong nhiều văn bản chính sách, startups được Việt hóa bằng các thuật ngữ “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” (KNĐMST) hoặc “khởi nghiệp sáng tạo” (KNST) nhằm phân biệt với khái niệm “khởi nghiệp” - bắt đầu sự nghiệp. Trong khi đó, tại nhiều văn bản chính sách khác, thuật ngữ “khởi nghiệp sáng tạo” cũng dùng theo nghĩa hẹp để chỉ Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Nghị định số 94/2020/NĐ-CP, ngày 21/8/2020 tại Khoản 2, Điều 3, giải thích “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.” (Chính phủ, 2020). Như vậy, có thể thấy quan điểm của Việt Nam cũng tiệm cận với quan điểm phổ biến trên thế giới về startup - cùng cho rằng đặc trưng của startup bao gồm: (1) công nghệ, (2) khả năng tăng trưởng nhanh và (3) mô hình kinh doanh mới. Trong khuôn khổ luận án này, vì việc dịch sang tiếng Việt không truyền tải hết ý nghĩa của thuật ngữ startups, sau đây, tác giả thống nhất sử
  15. 13 dụng thuật ngữ “startups” để chỉ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hay doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là “doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh” (Chính phủ, 2020). * Phân biệt khái niệm khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo 2.1.2.2. Vai trò của startups trong phát triển kinh tế - xã hội Thúc đẩy Đổi mới sáng tạo Tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế Tạo động lực cạnh tranh mới trong nền kinh tế Thúc đẩy hệ thống nghiên cứu, phát triển KH & CN Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp 2.1.2.3. Các giai đoạn của khởi nghiệp sáng tạo và đặc trưng Có nhiều quan điểm và cách phân chia các giai đoạn phát triển của startups. Theo Startup Common, giai đoạn phát triển của startups trải qua 3 giai đoạn chính: (1) Hình thành, (2) Phát triển và (3) Mở rộng. Các giai đoạn chính lại chia thành các giai đoạn cụ thể hơn. 2.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của startups Có rất nhiều quan điểm khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đển sự phát triển của startups. Theo Isenberg (2010), những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của startups bao gồm: i) Chính sách của chính phủ; (ii) Khung luật pháp và kết cấu hạ tầng; (iii) Nguồn vốn, tài chính; (iv) Văn hóa; (v) Các nhà tư vấn, cố vấn, hệ thống hỗ trợ; (vi) Viện nghiên cứu, trường đại học; (vii) Giáo dục và đào tạo; (viii) Nguồn nhân lực; (ix) Thị trường trong nước và quốc tế. Trong khi đó, Jahangir H. Khan (2012) cho rằng phát triển doanh nghiệp là cách tiếp cận từ các yếu tố kết hợp bao gồm: kinh doanh, hỗ trợ tài chính, chính sách phù hợp và thể chế, các mối liên kết, công nghệ phù hợp và mối quan hệ thị trường/nhu cầu cho các sản phẩm. 2.1.3. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo 2.1.3.1. Khái niệm Theo Isenberg, D (2010) một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bao gồm các thành phần sau: (i) Chính sách; (ii) Nguồn vốn, tài chính; (iii) Văn
  16. 14 hóa; (iv) Các tổ chức, ngành nghề hỗ trợ, kết cấu hạ tầng; (v) Nguồn nhân lực và tổ chức giáo dục; (ix) Thị trường. Trong Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu và các tác động tăng trưởng của doanh nghiệp năm 2013, tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp là "một hệ thống các trụ cột liên quan lẫn nhau tác động đến khả năng của các chủ doanh nghiệp trong việc tạo ra và mở rộng hoạt động đầu tư mạo hiểm một cách bền vững". 2.1.3.2. Các thành tố của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và ảnh hưởng đến các giai đoạn của phát triển của startup Theo Isenberg (2010) một hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm các thành phần sau: (i) Chính sách; (ii) Nguồn vốn, tài chính; (iii) Văn hóa; (iv) Các tổ chức, ngành nghề hỗ trợ, kết cấu hạ tầng; (v) Nguồn nhân lực và tổ chức giáo dục; (ix) Thị trường (Hình 2.2). 2.1.3.3. Các bên liên quan đến hoạt động khởi nghiệp sáng tạo (1) Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (Business Incubator - BI): (2) Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Business Accelerator - BA). (3) Các cơ quan nhà nước, Các chương trình hỗ trợ Chính phủ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (4) Ngân hàng thương mại (5) Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital):. (6) Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Fund - VC):. (7) Nhà đầu tư thiên thần (Angel investor):. (8) Khu tập trung dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Co- working spaces. (9) Các Trường đại học, Viện nghiên cứu 2.1.4. Khái niệm Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo 2.1.4.1. Chính sách công Tác giả Nguyễn Hữu Hải (2016) quan niệm “chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội”.
  17. 15 Tác giả Hồ Việt Hạnh (2017) trong vài viết “Bàn về khái niệm chính sách công” đã đưa ra định nghĩa “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng”. Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm “chính sách công là những hành động của chủ thể quyền lực đối với các hiện tượng đang tồn tại trong quá trình vận động phát triển để hướng tới mục đích do chủ thể quyền lực xác định trước.” Khái niệm này được thống nhất sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy tại Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội. 2.1.4.2. Chính sách hỗ trợ KNST Dựa trên cơ sở phân tích khái niệm chính sách công, KNST, hệ sinh thái KNST và kế thừa, bổ sung các quan điểm về chính sách hỗ trợ KNST, tác giả quan niệm Chính sách hỗ trợ KNST là một loại hình chính sách công do nhà nước ban hành và thực hiện nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển của KNST thông qua việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, xây dựng môi trường thuận lợi, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động KNST. * Nội dung chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho startup Chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật, mặt bằng cho hoạt động KNST Chính sách hỗ trợ ứng dụng KH&CN, sản xuất thử nghiệm, SHTT Chính sách Hỗ trợ tài chính và thúc đẩy hoạt động đầu tư cho KNST Chính sách Hỗ trợ truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại Chính sách Hỗ trợ xây dựng, kết nối mạng lưới về KNST Chính sách Hỗ trợ pháp lý, thủ tục hành chính 2.2. Lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo 2.2.1. Thực hiện chính sách hỗ trợ KNST 2.2.1.1. Khái niệm thực hiện chính sách công Tác giả Nguyễn Hữu Hải (2016) quan niệm thực hiện chính sách công là “toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách công một cách hiệu quả”. Trong các tài liệu giảng dạy của Học viện Khoa học xã hội, tổ chức thực hiện chính sách được coi là “toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ
  18. 16 thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước.” Luận án cũng đồng quan điểm cho rằng Thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước - quan điểm này đã được đề cập trong các tài liệu giảng dạy tại Học viện Khoa học xã hội. 2.2.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách hỗ trợ KNST Trên cơ sở lý luận về KNST, chính sách hỗ trợ KNST và thực hiện chính sách công cũng như kế thừa các quan điểm của các nghiên cứu trước về thực hiện chính sách hỗ trợ KNST, tác giả luận án quan niệm “thực hiện chính sách hỗ trợ KNST là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách hỗ trợ KNST.” Quan niệm này nhấn mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ KNST (1) là toàn bộ quá trình tổ chức, triển khai đưa chính sách vào cuộc sống, (2) có sự tham gia của các chủ thể chính sách khác nhau không riêng cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện chính sách 2.2.2. Quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ KNST Hình 2: Quy trình thực hiện CSHTKNST 2.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ KNST Chính sách hỗ trợ KNST liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau do đó chủ thể thực hiện chính sách cũng đa dạng và góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách: Thứ nhất, chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách hỗ trợ KNST là các cơ quan quản lý nhà nước và nhân sự của các cơ quan đó.
  19. 17 Thứ hai, đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ KNST là doanh nghiệp startup, các cá nhân, nhóm cá nhân có dự án KNST. Thứ ba, chủ thể tham gia chính sách hỗ trợ KNST là các đối tác ngoài các cơ quan quản lý nhà nước như doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, nhà đầu tư. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ KNST, các đối tác ngoài cơ quan nhà nước là là kênh quan trọng hỗ trợ các chủ thể thực hiện và đối tượng chính sách. 2.2.4. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách hỗ trợ KNST 1. Tính chất của vấn đề chính sách và chất lượng chính sách 2. Năng lực của các chủ thể thực hiện chính sách 3. Sự ủng hộ và năng lực của đối tượng chính sách. 4. Nguồn lực thực hiện chính sách 5. Môi trường chính sách 2.2.5. Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội Bảng 2.3: Hệ thống tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội TT Tiêu chí Chỉ báo (CB) 1 Xây dựng kế CB1: Có xây dựng kế hoạch triển khai CS cụ thể? Có cơ hoạch, triển sở, căn cứ để xây dựng kế hoạch không? Kế hoạch có đề khai ra mục tiêu, thời hạn cụ thể? Kế hoạch có thực hiện đúng mục tiêu, thời hạn đề ra? 2 Phổ biến, CB2: Khả năng tiếp cận thông tin về các chương trình hỗ tuyên truyền trợ? Các hình thức các chương trình thông tin, hướng dẫn thông tin có đa dạng (văn bản chính thức, website, tờ rơi, phương chính sách tiện thông tin đại chúng)? Thủ tục có được công bố công khai, rõ ràng? 3 Phối hợp CB3: Có văn bản phân công phối hợp cụ thể không? Có thực hiện diễn ra các hoạt động phối hợp giữa các bên? Có quy chính sách định trách nhiệm của các bên khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
  20. 18 TT Tiêu chí Chỉ báo (CB) 4 Hỗ trợ phát CB4: Số lượng các khóa đào tạo kiến thức chuyên sâu về triển nguồn KNST cho các tổ chức, cá nhân có dự án/DN KNST? Số nhân lực lượng các cá nhân, dự án/DNKNST tham gia? Số lượng các khóa đào tạo nâng cao năng lực hoạt động hỗ trợ của huấn luyện viên/cố vấn KNST? Số lượng mentor tham gia?Thủ tục tham gia chính sách? Đánh giá của cá nhân, dự án/DNKNST tham gia? 5 Hỗ trợ Phát CB 5: Số lượng đơn vị nhận Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, triển hạ tầng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở ươm tạo, không gian khởi kỹ thuật, mặt nghiệp? Số lượng dự án/DNKNST nhận Hỗ trợ kinh phí bằng cho phí tham gia các các cơ sở ươm tạo, không gian làm việc hoạt động chung? Thủ tục tham gia chính sách? Đánh giá của cá KNST nhân, dự án/DNKNST tham gia? 6 Hỗ trợ ứng CB6: Số hồ sơ tham gia hỗ trợ? Số lượng dự dụng KNCN, án/DNKNST nhận Hỗ trợ ứng dụng KNCN, sản xuất thử sản xuất thử nghiệm? Thủ tục tham gia chính sách? Đánh giá của cá nghiệm nhân, dự án/DNKNST tham gia? 7 Kiểm tra, CB7: Có xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát? Có tổ chức đôn đốc kiểm tra, đôn đốc thực hiện CS thường xuyên không? Số lần kiểm tra/năm? Có bổ sung, điều chỉnh thực hiện CS sau kiểm tra, đôn đốc? 8 Đánh giá, CB8: Có xây dựng cơ chế đánh giá?Có tổ chức đánh giá, tổng kết tổng kết thực hiện chính sách thường xuyên, định kỳ? Số lần đánh giá, tổng kết/ năm? Các bên tham gia đánh giá, tổng kết? Có bổ sung, điều chỉnh sau đánh giá? Nguồn: Tác giả đề xuất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2