intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 001

Chia sẻ: Thị Hằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập sẽ trở nên đơn giản hơn khi các em đã có trong tay Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 001. Tham khảo tài liệu không chỉ giúp các em củng cố kiến thức môn học mà còn giúp các em rèn luyện giải đề, nâng cao tư duy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 001

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017­ 2018 TRƯỜNG THPT  Môn:   HOÁ HỌC­ LỚP 11 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề     Mã đề 001  Họ và tên học sinh:…………......……………SBD: ………….......  Phòng:  ……… Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; C= 12; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl =  35,5;  N = 14; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65. Chú ý: Học sinh GHI MàĐỀ  kẻ bảng sau vào giấy kiểm tra, chọn một đáp án đúng và trả lời phần  trắc nghiệm theo mẫu: I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN  (6 ĐIỂM, từ câu 1­ 18) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Đáp án Câu 1:  Gần đây, rất nhiều trường hợp tử  vong do uống phải rượu giả  được pha chế  từ  cồn công   nghiệp. Một trong những hợp chất độc hại trong cồn công nghiệp chính là metanol (CH 3OH). Tên gọi  khác của metanol là: A. phenol. B. ancol etylic. C. etanol. D. ancol metylic. Câu 2:  Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức no với H2SO4  đặc  ở  1400  C. Sau khi phản  ứng  được hỗn hợp 10,8 gam nước và 36 gam ba ete có số  mol bằng nhau. Giả  sử  hiệu suất đạt 100%.   Công thức 2 ancol nói trên là A. C3H7OH và C4H9OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. CH3OH và C2H5OH. Câu 3: Khi cho phenol vào dung dịch NaOH thấy phenol tan. Sục CO 2 vào dung dịch lại thấy phenol  tách ra. Điều đó chứng tỏ: A. Phenol là axit mạnh B. Phenol là một ancol thơm. C. Phenol là chất có tính bazơ mạnh D. Phenol là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic Câu 4: Cho hỗn hợp hai anken đi qua bình đựng nước brom thấy làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa  8 gam brom. Tổng số mol hai anken là: A. 0,05. B. 0,025. C. 0,1. D. 0,005. Câu 5: Phản ứng đặc trưng của ankan là: A. Phản ứng cháy. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cộng. Câu 6: Chất nào sau đây có khả năng làm mất màu brom: A. propilen. B. butan. C. metylpropan. D. Cacbonđioxit. Câu 7: Xét các loại phản ứng sau  :(1) cộng     (2) thế   (3) cháy (4) trùng hợp . Loại phản ứng  chỉ xảy   ra với etilen mà không xảy ra với metan là: A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1)  và (4). D. (2) và (3). Câu 8: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời  gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong  NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp  khí Y phản ứng   vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch? A. 0,20 mol. B. 0,15 mol C. 0,10 mol. D. 0,25 mol. Câu 9: Một hỗn hợp X gồm hai anken hiđrat hóa (cộng nước, xúc tác thích hợp) cho hỗn hợp Y chỉ  gồm hai ancol.X gồm 2 anken nào sau đây ? A. Propilen và but­2­en. B. Etilen và but ­2­en. C. Etilen và propilen. D. Etilen và but­1­en.                                                Trang 1/2 ­ Mã đề thi 001
  2. Câu 10: Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được có cấu tạo là: A. (­CH2=CH2­)n . B. (­CH=CH­)n. C. (­CH2­CH2­)n . D. (­CH3­CH3­)n. Câu 11: Chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 ? A. Phenol. B. Toluen C. Etanol. D. Etilen glicol. Câu 12: Cho các chất có công thức cấu tạo :   CH3 OH OH CH2 OH                                                                                     (1)                                             (2)                                     (3)         Chất nào không thuộc loại phenol? A. (1) . B. (3) C. (1) và (3). D. (2). Câu 13: Có 5 chất: etan, axetilen, etilen, but ­ 1­ in, but –2–in. Trong 5 chất đó, có mấy chất tác dụng   được với AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 14: Thuốc thử để phân biệt  etanol và phenol là: A. Dung dịch brom. B. Dung dịch  KMnO4 C. Cu(OH)2. D. Quỳ tím Câu 15:  Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu   được số mol H2O > số mol CO2 thì công thức phân tử tương đương của dãy là: A. CnH2n, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥1. C. CnH2n­2, n≥ 2. D. CnH2n­2 , n ≥ 2 hoặc  CnH2n, n ≥ 2. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C4H10 thu được 0,14 mol CO2 và  0,23 mol H2O. Số mol của 2 ankan trong hỗn hợp là: A. 0,01 B. 0,09 C. 0,05 D. 0,06 Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí  X (đktc) gồm 1 ankan X và 1 anken Y  thu được 11,2  lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là: A. C2H6 và C2H4. B. C2H6 và C3H6. C. CH4 và C2H4. D. CH4 và C3H6 Câu 18: Khi đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1700C thì sẽ tạo ra sản phẩm chính là: A. CH3COOH. B. C2H4. C. C2H5OC2H5. D. CH3CHO.  II/  TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)­­­­­­­­­­­ Câu 1: (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sơ đồ sau:  1 2 3 CH4 C2H2 C2H4 C2H5OH 4 PE (polietilen) Câu 2: (2,0 điểm) Cho 15,2 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong  dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Xác định công thức phân tử của 2 ancol và tính % khối lượng của mỗi ancol trong hỗn hợp ban đầu. b. Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1400C. Tính khối lượng hỗn hợp ete tạo thành (Giả sử hiệu suất  100%). ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Học sinh không được dùng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 2/2 ­ Mã đề thi 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2