SỞ GDĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT BỐ HẠ
(Đề thi gồm 03 trang)
ĐỀ THI CHỌN HSG VĂN HOÁ CẤP TRƯỜNG
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 11
Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Mẹ già
nằm giữa cội cây
Mắt chiều đã rủ
xuống đầy nhân gian
Con buồm
no những điêu tàn
Chở theo nước mắt
non ngàn tiêu diêu
Mẹ về,
ràng rạc trời chiều
Hoang đàng dâu bể
bóng Kiều
lời ru…
Mẹ về
Sông khóc tầm vu
Hai dòng trong đục
chảy mù mù tôi
Mẹ tôi
gieo hạt bời bời
xuống đồng nước mắt
Tôi ngời ngời thơm
Khăn chiều
liệm phủ Lạng Thương
Lúa ngô quỳ lạy
trăm đường mẹ qua
Mẹ về
Dúm đất là nhà
Cổ khâu
làm áo tha ma ngút ngàn
Dòng Thương
nước mắt chan chan
Xức thơm ngà ngọc
mẹ quàn non xanh
Lá vàng
ngủ giấc cội cành
Trăm năm một kiếp
cầm canh xuống đời
Mẹ ơi
Giăng gió chết rồi
Hoàng hôn
khóc đứng
khóc ngồi
triền sông…
(Giấc mơ sông Thương-
Nguyễn Phúc Lộc Thành, NXB
Hội nhà văn, 2018)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Câu 1: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:
Mẹ già
nằm giữa cội cây
Mắt chiều đã rủ
xuống đầy nhân gian
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:
Dòng Thương
nước mắt chan chan
Câu 3: Nhận xét về những tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình dành cho người mẹ trong bài thơ?
Câu 4: Đọc bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người con đối với gia đình (trình bày trong
đoạn văn ngắn từ 5-7 dòng)?
II. PHẦN VIẾT (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm)
Có thể chấp nhận thất bại nhưng nhất định không được chấp nhận buông xuôi.
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với
thất bại của những người trẻ tuổi.
Câu 2. (10,0 điểm)
Nói về truyện ngắn hiện đại, sách Ngữ văn 11, tập 1(trang 10) bộ sách Kết nối tri thức với cuộc
sống khẳng định: Truyện ngắn hiện đại quan tâm diễn tả những thay đổi về tâm lí, ứng xử của nhân vật
trong quá trình phát triển của câu chuyện.
Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn
Ngọc Tư.
ÔNG NGOẠI (Nguyễn Ngọc Tư)
(Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đậu phỏng vấn và đi địnhnước ngoài. Mẹ Dung
quyết định cho Dung sang với ông ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung không muốn nhưng vẫn nghe
lời mẹ.)
Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: “Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi
học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với
ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông
mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng, mấy con vàng. Con hỏi: “Ngoại chăm sóc
hoài không chán sao?”, ngoại nói “Cây cũng linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, cây nào
than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu”.
Mẹ cười:
– Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem.
[…]
Thế nghĩa hai thế giới trong ngôi nhà. Thế giới của ông mấy ông bạn già, mấy chồng
nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm suy ngẫm, mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung
tiếng nhạc gào thét xập xình, sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật
sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em
cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau.
[…]
Hôm bữa Dung nói với ông:
– Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?
Ông nhìn Dung thật lâu: “Ngoại sợ con nhà một mình buồn”. Dung chột dạ, có bao giờ đi chơi
mình nghĩ tới ông không.
[…]
những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho
khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ
ngoại. Lắm khi em Dung sang, chúng phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng trề môi “Chị
hai khó như một bà già”, Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông
tướiy, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo.
Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc
cạch lên phường nhận lương hưu. một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô
rời rạc như lời kêu cứu. […]
Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền
kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi: “Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại”. Dung nói với ông, ông gật
đầu:
– Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy.
Dung tròn mắt:
– Thật ư?
Ông khẽ cốc đầu nó.
– Đừng có khinh ngoại.
Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên
mặt bánh, Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu với nhau ông ngoại cũng
nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango “Xa vắng”.
Dung ngạc nhiên buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem
ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm….
(Trích Ông ngoại -In trong tập truyện ngắn cùng tên, Nguyễn Ngọc Tư[1], NXB Trẻ, 2001).
Ghi chú:
[1] Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau. Giọng văn Nguyễn Ngọc Tư giàu chất Nam Bộ, lối
kể nhẹ nhàng. Sáng tác của chủ yếu viết về những câu chuyện bình dị của con người vùng sông nước Nam
Bộ – quê hương tác giả, mượn văn hóa Nam Bộ để bao bọc khát vọng đem tình người ấm áp hòa giải mọi ranh
giới, mọi khoảng cách. Với trái tim nhân hậu, nhạy cảm, Nguyễn Ngọc đã dành sự quan tâm yêu mến đặc
biệt cho đối tượng trẻ em. “Ông ngoại” (trích từ tập truyện ngắn cùng tên, NXB Trẻ, 2001)
----------- Hết ----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
IPHẦN ĐỌC HIỂU 4,0
1 Mẹ già
nằm giữa cội cây
Mắt chiều đã rủ
xuống đầy nhân gian
- Những câu thơ như lời xác nhận về cái chết của người mẹ. Tác giả dã
sử dụng cách nói giảm, nói tránh khiến cái chết hiện nên như môt sự nghỉ
ngơi sau một chặng dài đầy mệt mỏi của đời người. Đó là qui luật sinh-
tử tất yếu trong vũ trụ.
- Tuy nhiên, người đọc cũng dễ dàng nhận ra nỗi đau mất mẹ dù cố nén,
dù cố chấp nhận vẫn xót xa, đau đơn trong từng từ, ngữ.
- Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
- Thí sinh trả lời được 1 ý đáp án: 0,5 điểm
- Thí sinh trả lời không đúng cho 0 đim.
1.0
2 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Nhân hoá “ dòng sông
nước mắt chan chan”
- Tác dụng:
+ Khiến câu thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm, tạo lối diễn đạt hấp dẫn,
khiến dòng sông trở nên gần gũi với con người, chia sẻ nỗi đau cùng con
người.
+ Biểu đạt sâu sắc nỗi đau mất mẹ, con người và dòng sông Thương, tâm
tình và khung cảnh như cùng nhuốm màu tang tóc, buồn thương
+ Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng mẹ và nỗi đau
đớn xót xa trước sự ra đi của mẹ.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
- Thí sinh trả lời được mi ý: 0,25 đim
1.0
3 - Cảm xúc của nhân vật trữ tình: người con (nhân vật trữ tình tôi) thể hiện
nhưng cảm c nghẹn ngào, hụt hẫng, đau đớn, tiếc nuối, t xa,.khi
mất mẹ.
- Nhận xét: Cảm xúc của tác giả rất chân thành, xúc động, đáng trân
trọng. Cảm xúc đó tạo tiếng lòng đồng cảm tốt đẹp, gợi cho người đọc
những niềm yêu thương, những nỗi nhớ nhận thức sâu sắc về trách
nhiệm của mình dành cho cha mẹ.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh trả lời đáp ứng được yêu cầu như đáp án: 1,0 điểm.
- Thí sinh trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5 điểm.
1.0
4 Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân có thể có những nội dung sau:
- Nhâwn thưxc đươwc công lao to lơxn cuya cha mew đôxi vơxi con caxi.
- Luôn luôn rezn luyêwn tu dươ{ng đawo đưxc, howc tâwp chăm chiy đêy cha mew yên
tâm; cox traxch nhiêwm giuxp cha mew san sey gaxnh năwng cuôwc sôxng.
- Con caxi cox bôyn phâwn yêu quyx, kixnh trowng, biêxt ơn, hiêxu thayo, phuwng
dươ{ng cha mew, giư{ gizn danh dưw, truyêzn thôxng tôxt đewp cuya gia điznh.
Hướng dẫn chấm:
1.0
- Đảm bảo hình thức trình bày đoạn văn: 0,25
- Thí sinh trả lời đáp ứng được yêu cầu như đáp án (chấp nhận hình thúc
diễn đạt tương đương): 0,75 điểm.
- Thí sinh trả lời được ý 1: 0,25 điểm.
PHẦN VIẾT 16,0
1 Có thể chấp nhận thất bại nhưng nhất định không được chấp nhận
buông xuôi.
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về cách
ứng xử đúng đắn khi đối diện với thất bại của những người trẻ tuổi.
6.0
* Yêu cầu chung: Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết đoạn
văn NLXH, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã
hội, kĩ năng tạo lập đoạn văn để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài: giới thiệu được vấn đề;
Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: khái quát được vấn đề, dung
lượng khoảng 600 chữ
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cách ứng xử đúng đắn khi đối diện
với thất bại của những người trẻ tuổi.
0,5
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn theo những cách khác
nhau, nhưng cần tập trung làm rõ vấn đề:
* Giải thích:
+ Thất bại: là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu, mong muốn
hoặc dự định, hay khi ta làm một việc gì đó nhưng công việc không đạt
được kết quả như ta mong muốn.
+ Buông xuôi: là bỏ mặc không can thiệp đến, để cho sự việc tiếp tục
diễn biến theo chiều hướng xấu.
=> Cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với thất bại của những người trẻ
tuổi: có thể chấp nhận những kết quả không như mong muốn nhưng
không được thiếu sự cố gắng vươn lên.
* Bàn luận:
- Vì sao có thể chấp nhận thất bại nhưng nhất định không được chấp
nhận buông xuôi
+ Đối với người trẻ, cuộc sống có quá nhiều chông gai, khó khăn, thử
thách; hay bởi vì bản thân có quá nhiều mục tiêu….nên không phải lúc
nào chúng ta cũng đạt được điều mình mong muốn. Bởi thế, thất bại như
một điều khó tránh khỏi trong cuộc sống.
+ Nếu người trẻ buông xuôi khi gặp thất bại, chúng ta sẽ đánh mất niềm
tin vào cuộc sống, mất hi vọng và mất cơ hội để thành công, hạnh
phúc….dù cuộc sống còn rất nhiều điều tốt đẹp phía trước.
- Cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với thất bại của những người
trẻ tuổi.
+ Người trẻ cần có nhận thức rõ rằng thất bại là một phần trong cuộc
sống và nên chọn những cách ứng xử đúng đắn
+ Biết đứng dậy sau mỗi thất bại, vấp ngã; quyết tâm, nỗ lực vượt qua;
biết rút ra những bài học kinh nghiệm; biết lập kế hoạch cho hành trình
mới sau mỗi thất bại…
+ Biết chia sẻ những cảm xúc tiêu cực với người khác, cân bằng cảm xúc
4.0
0,5
3,0
cá nhân sau mỗi lần thất bại; luôn giữ tinh thần lạc quan, nhìn nhận vấn
đề tích cực để không bị nhấn chìm trong sự bi quan, tiêu cực…
*Mở rộng: Phê phán những người dễ dàng buông xuôi, sợ hãi, lùi bước,
bi quan khi gặp thất bại.
( Thí sinh cần lấy dẫn chứng minh họa phù hợp )
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu
phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (3.5-4.0đ)
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; có dẫn chứng
nhưng chưa tiêu biểu (2.5-3.25đ)
- Lập luận không chặt chẽ; lí lẽ chưa xác đáng, chưa liên quan mật thiết
đến vấn đề nghị luận; có dẫn chứng nhưng không phù hợp (1.75-2.25đ)
- Lập luận chung chung; lẽ không xác đáng, không liên quan đến vấn
đề nghị luận; không có dẫn chứng (1.25-1.5đ)
0,5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt
câu.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ
về vấn đề nghị luận
0,5
0,5
2 Nói về truyện ngắn hiện đại, sách học sinh Ngữ văn 11, tập 1, bộ
sách Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định: Truyện ngắn hiện đại
quan tâm diễn tả những thay đổi về tâm lí, ứng xử của nhân vật trong
quá trình phát triển của câu chuyện.
Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ qua
truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư.
10.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài
triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đặc điểm xây dựng tính cách
nhân vật trong truyện ngắn hiện đại.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh thể triển
khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
0,5
0,5
1. Giải thích: 1,0
Truyện ngắn hiện đại là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được
nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật, thể hiện nét riêng của tư duy thể loại.
Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong
khoảng thời gian, không gian hạn chế. Do dung lượng bị giới hạn, truyện
ngắn đòi hỏi sự chắt lọc, dồn nén của các chi tiết và việc vận dụng bút
pháp chấm phá trong trần thuật.
– Quan tâm diễn tả những thay đổi về tâm lí, ứng xử của nhân vật trong
quá trình phát triển của câu chuyện: chú trọng diễn tả những thay đổi về
tâm trạng, suy nghĩ, nhận thức, ứng xử của nhân vật trong quá trình phát
triển câu chuyện.
-> Nhận định khẳng định đặc điểm xây dựng tính cách nhân vật trong
truyện ngắn hiện đại: Trong xây dựng tính cách, truyện ngắn hiện đại chú
trọng diễn tả những thay đổi về tâm trạng, suy nghĩ, nhận thức, ứng x
của nhân vật trong quá trình phát triển câu chuyện.
2. Bàn luận: 1,0