intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Văn kèm đáp án

Chia sẻ: Thanh Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

754
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 kèm đáp án để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Văn kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN -HUẾ NĂM HỌC 2006- 2007 THPT NGUYỄN CHÍ THANH ................................... Môn : VĂN - Lớp 12- THPT Thời gian:150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ............................................................................. Đề ra: “ Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ” ( SGK Văn học lớp 10, tập II, trang 122, NXBGD năm 2000) Anh ( chị) hãy bình luận ý kiến trên. Từ đó, phân tích bài thơ “ Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm này. -----------------------HẾT--------------------------- Trang 1
  2. SỞ GD& ĐT THỪA THIÊN HUẾ THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT THUẬN AN Năm học 2006 - 2007 MÔN: NGỮ VĂN ( Khối 12) Đề: Nhà văn Nga M.Gorki, trong một bức thư gửi nhà đạo diễn Xtanixlapxki năm 1912 có viết: " Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó là cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng." ( M.Gorki bàn về văn học, NXB văn học, Hà Nội) . Anh (chị) hãy phân tích một số bài thơ để làm sáng tỏ chất nghệ sĩ độc đáo theo quan niệm của M.Gorki. -----------------------HẾT--------------------------- Trang 1
  3. SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH AN GIANG Khóa ngày 20/10/2012 --ooOoo-- ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian : 180 phút (không kể thời gian phát đề) SBD : …….. Phòng : ……... ĐỀ BÀI : Câu 1 : (8.0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống mà người cha dạy con qua đoạn trích bài thơ Gửi con của Bùi Nguyên Trường Kiên ? “Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đừng quá buồn. Sẽ đến lúc vui Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi dừng lại .v n Chẳng sao 4 h Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm nhiều bước nữa 2 Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao” c (Bài đăng trên Báo Nhân dân, số 38, ra ngày 20/9/2009) h o Câu 2 : (12.0 điểm) u i V Viên quan coi ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, một thanh âm trong trẻo giữa chốn đề lao hỗn loạn, xô bồ. -------------------------- Hết --------------------------
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 - KHÓA NGÀY 20/10/2012 NĂM HỌC 2012 - 2013 ----------------------------------- A. YÊU CẦU CHUNG 1. Về kiến thức : có kiến thức vững chắc về tác phẩm văn học ; có vốn kiến thức cơ bản về vấn đề xã hội nêu ra trong đề bài. 2. Về kỹ năng : có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, trên cơ sở làm tốt các yêu cầu của một bài văn nghị luận. Bài viết thể hiện được năng lực tiếp nhận và cảm thụ tốt một vấn đề xã hội, tác phẩm văn học ; năng lực phân tích và tổng hợp ; năng lực diễn đạt và trình bày ; năng lực tư duy, sáng tạo. Bài viết có cảm xúc, nội dung thuyết phục, có chất văn. B. NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 : I. NỘI DUNG .v n yêu cầu của đề. 1. Hiểu nội dung ý nghĩa đoạn thơ : 4 h Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau trên cơ sở giải quyết được hành vi không hay. c 2 - Vui – buồn là qui luật của cuộc đời. Vui quá, buồn quá dễ dẫn đến những nên. h o - Thăng tiến bằng mọi giá, thủ đoạn, mất nhân cách đó là điều cực kì không i - “Lùi bước” để hiểu mình, để là con người có nhân cách, có văn hóa, trung thực là điều nên làm và cũng không nên sợ không thăng tiến. V u - Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của mình còn thua kém nhiều trong bể học mênh mông và vị thế xã hội. 2. Người cha dạy con về lẽ sống, cách sống ở đời từ kinh nghiệm sống - Bình tâm trước những vấn đề được, mất. - Thăng tiến bằng chính tài năng của mình. - Luôn giữ gìn đức độ, nhân cách. 3. Nghệ thuật(*) : người cha gửi con bằng bài thơ với ngôn từ hết sức hàm súc, hình thức độc đáo chứ không không phải bằng bức thư thông thường. II. HÌNH THỨC Yêu cầu trình bày thành văn, không kiểu ý gạch đầu dòng. III. MỘT SỐ MỨC ĐIỂM ĐỂ CHẤM Điểm 8 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài thiếu sót nhỏ nhưng lại có được những ý có ý nghĩa sáng tạo.
  5. Điểm 6 : - Trình bày được khoảng 2/3 ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP : văn viết khá trôi chảy ; diễn đạt sáng sủa ; còn mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 4 : - Hiểu được nội dung, ý nghĩa đoạn thơ hoặc trình bày được khoảng nửa số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP : văn viết khá trôi chảy. Còn mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 2 : - Trình bày được khoảng 1/3 số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP : diễn đạt thiếu mạch lạc ; mắc nhiều lỗi chính tả. Điểm 1 : - Nội dung trình bày còn sơ sài, nhưng không sai lệch. - Về HT-PP : diễn đạt không hệ thống ; mắc nhiều lỗi chính tả. Lưu ý : Mục I.3 (nghệ thuật) được tính riêng cho điểm sáng tạo. Câu 2 : I. NỘI DUNG n Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người .v tử tù, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau : h 1. Nêu được ý nghĩa luận đề : viên quan coi ngục, một con người thiên lương, có nhân cách tốt phải làm nơi môi trường không phù hợp, nơi hỗn loạn, xô bồ đầy tàn nhẫn ở chốn đề lao. 24 2. Viên quan coi ngục một thanh âm trong trẻo : c - Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, viên quan coi ngục lại có tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay…”. o i h - Ngay từ đầu khi tiếp nhận phiến trát, viên quan đã ngờ ngợ nhận ra Huấn Cao. Suốt đêm một mình trước ngọn đèn leo lét băn khoăn, nghĩ ngợi xót xa cho thân phận Huấn Cao. trong tay mình. V u Điều trớ trêu, khổ tâm nhất của viên quan là việc một người như Huấn Cao lại - Là quan coi ngục nhưng ông không đối xử với tù nhân như những quan coi ngục khác (như đánh đập, giở những mánh khóe hành hạ thường tình) làm cho bọn lính áp giải và cả sáu tên tử tù ngạc nhiên. - Biết trân trọng, biệt nhỡn liên tài, ở đây không phải riêng đối với Huấn Cao mà cả năm người còn lại (dọn lại phòng giam, thết rượu, cơm nước…). - Có sở thích chơi chữ, một sở thích tao nhã của một kẻ sĩ khác hẳn với bọn phàm phu tục tử. Chính thái độ, nhân cách của viên quản ngục đã chinh phục Huấn Cao, để Huấn Cao phải tự trách : “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. - Là người ý thức rất rõ về nhân cách và nhận thức về việc “chọn nhầm nghề” của mình nên càng bái lĩnh trước lời khuyên chân tình của Huấn Cao.
  6. II. HÌNH THỨC Yêu cầu trình bày thành bài làm văn hoàn chỉnh. III. MỘT SỐ MỨC ĐIỂM ĐỂ CHẤM Điểm 12 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài thiếu sót nhỏ nhưng lại có được những ý có ý nghĩa sáng tạo. - Bài viết hay, có cảm xúc. Điểm 10 : - Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Có thể chưa thật đủ ý nhưng bài viết đã làm nổi bật được vấn đề theo yêu cầu. - Bài viết hay, có cảm xúc. Điểm 8 : - Về nội dung : bài viết thể hiện hiểu nội dung luận đề, có được khoảng 2/3 số ý đã nêu ở phần trên. - Về hình thức và phương pháp (HT-PP) : văn viết trôi chảy ; diễn đạt sáng sủa ; còn mắc vài lỗi chính tả. Bài viết có cảm xúc. .v n Điểm 6 : - Về nội dung : bài viết cơ bản hiểu nội dung luận đề, có được khoảng hơn nửa số ý đã nêu ở phần trên. h - Về HT-PP : văn viết khá trôi chảy. Còn mắc vài lỗi diễn đạt. 4 2 Điểm 4 : - Về nội dung : bài viết cơ bản hiểu nội dung luận đề, có được khoảng 1/3 số ý đã nêu ở phần trên. o c - Về HT-PP : biết phân tích nhưng ở một số chỗ còn diễn xuôi. Văn viết chưa hay nhưng đúng ý, không mắc nhiều lỗi diễn đạt. i h Điểm 2 : - Về nội dung : xác định đúng yêu cầu đề, song các ý trình bày còn sơ sài. - Về HT-PP : có ý thức trong việc trình bày bố cục bài viết nhưng chưa được rõ V * Một số vấn đề chung : u ràng ; diễn đạt thiếu mạch lạc, lô gíc. - Giám khảo cho điểm đến 0,5 điểm. - Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản. Thí sinh có thể nêu những ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lý thì vẫn chấp nhận và vận dụng biểu điểm để đánh giá. - Cần đặc biệt chú ý đối với các bài có nhiều sáng tạo thể hiện ở : cách đặt vấn đề, cách lập luận chặt chẽ ; biết vận dụng lý luận văn học tăng tính thuyết phục trong bài viết ; có ý phát hiện mới, hay... Đối với những bài như thế, giám khảo cần mạnh dạn cho thêm điểm khuyến khích từ 0,5 - 1.0 điểm/ mỗi sáng tạo (nhưng không quá điểm toàn câu).
  7. SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN -HUẾ NĂM HỌC 2006- 2007 THPT HAI BÀ TRƯNG ................................... Môn : VĂN - Lớp 12- THPT Thời gian:150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ............................................................................. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN A. YÊU CẦU CHUNG: - Nắm vững phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học. - Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để giải thích vấn đề một cách chính xác, rõ ràng. - Chọn được những điển hình văn học tiêu biểu để phân tích, lám sáng tỏ vấn đề một cách thuyết phục. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: Một số ý cần đạt : 1. Giải thích vấn đề : *. Ý nghĩa câu nói :Định nghĩa của Biêlinxki thực chất nêu lên nét chung và nét riêng, tính phổ quát và tính cá biệt của điển hình nói chung và điển hình văn học nói riêng. + “Người lạ mặt”: là nét riêng ,nét cá biệt, nét độc đáo mà nhìn vào đó ta có thể phân biệt đươc với nhân vật khác- đó là “con người này”(Hêghen). +”Người lạ mặt” nhưng “quen biết” là do những nét chung, nét phổ quát của điển hình nghệ thuật. Điểm chung đó giúp ta nhận ra một loại người, một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc với những đặc điểm, phẩm chất đặc trưng. *. Giải thích lí do: - Điển hình nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan. Bước vào tác phẩm, hiện thực ấy mang đậm dấu ấn sáng tạo, qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Như vậy, do yêu cầu của tính riêng về phong cách cá nhân, mỗi điển hình nghệ thuật phải thể hiện được nét độc đáo, mới mẻ,từ nội dung đến hình thức, để phân biệt với hình tượng khác. - Sự sáng tạo của người nghệ sĩ vô cùng quan trọng, song hình tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo không phải chỉ để cho riêng mình, mà còn là để nói hộ người khác. Do đó, điển hình nghệ thuật bao giờcũng phải mang tính khái quát cao, nó phải phản ánh được đặc điểm, tâm lí, tính cách, tư tưởng và nguyện vọng Trang 1
  8. của một tầng lớp xã hội, một giai cấp hay một loại người nào đó. Điển hình nghệ thuật là người “quen biết”, khi mỗi người đều có thể thấy hình bóng mình trong đó. - Điển hình nghệ thuật phải hài hoà giữa tính chung và tính riêng, cụ thể và khái quát, cá biệt và phổ quát. Nếu chỉ chú ý tính chung thì hình tượng mất đi tính sinh động, cụ thể, thủ tiêu cá tính sáng tạo của nhà văn, xoá nhoà phong cách riêng độc đáo của nhà văn. Ngược lại, nếu chỉ chú ý tính riêng thì hình tượng sẽ trở nên xa lạ, tính phổ quát sẽ mất, hình tượng sẽ thiếu sức truyền cảm, không tạo được sự đồng điệu, đồng cảm với bạn đọc. 2. Phân tích một số điển hình văn học để làm sáng tỏ vấn đề: Học sinh có thể chọn lựa phân tích một số điển hình văn học trong và ngoài nhà trường, cả VHVN và VHNN, miễn sao các hình tượng thực sự là điển hình, có tính cá biệt nhưng cũng mang tầm khái quát cao. (Ví dụ: Chí Phèo, Bá Kiến (“Chí Phèo”- Nam Cao), Xuân Tóc Đỏ (“Số đỏ”-Vũ Trọng Phụng), Hoàng(“Đôi mắt”-Nam Cao), Mị (“Vợ chồng A Phủ”-Tô Hoài),...). C.BIỂU ĐIỂM: Điểm 20:Bài làm tỏ rõ nắm vững kiến thức LLVH, hiểu biết sâu rộng, phong phú. Có nhiều phát hiện tinh tế, độc đáo. Biết chọn và phân tích được những điển hình văn học xuất sắc.Bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Diễn đạt truyền cảm. Điểm 18: Nội dung bài làm rõ ràng, phong phú. Hiểu và giải thích chính xác những ý cơ bản. Phân tích vấn đề một cách thuyết phục bằng các điển hình tiêu biểu. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. Điểm 16: Nội dung đầy đủ. Nắm vững vấn đề, phân tích sáng tỏ. Có nhiều ý phát hiện, sáng tạo. Diễn đạt tốt, bố cục rõ. Điểm 14: Đảm bảo các ý chính, song phân lượng chưa hợp lí. Hiểu và giải thích được vấn đề. Phân tích đúng hướng. Diễn đạt trôi chảy. Điểm 10: Nắm được vấn đề nhưng hiểu chưa sâu sắc. Giải thích đúng nhưng chưa thuyết phục. Phân tích hướng tới vấn đề nhưng còn hời hợt. Diễn đạt khá rõ ràng. Điểm 7: Tỏ ra hiểu vấn đề nhưng chưa giải quyết được một cách đầy đủ, trọn vẹn. Phân tích hời hợt, ý nghèo nàn. Diễn đạt còn vụng. Điểm 4: Chưa hiểu rõ vấn đề. Chọn dẫn chứng thiếu tiêu biểu. Ý quá nghèo nàn. Diễn đạt vụng về. Điểm 1: Bài lạc đề. Trang 2
  9. SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN -HUẾ NĂM HỌC 2006- 2007 THPT HAI BÀ TRƯNG ................................... Môn : VĂN - Lớp 12- Thời gian:150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ............................................................................. Đề ra: Nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki định nghĩa: điển hình nghệ thuật như là “một người lạ mặt quen biết”. Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào? Bằng một số điển hình văn học, hãy làm sáng tỏ cách hiểu đó. -----------------------HẾT--------------------------- Trang 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2