intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 11 (Lần 2) TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Năm học: 2020 – 2021 Môn: LỊCH SỬ. (Đề thi gồm có 34 câu, 4 trang) Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 115 Câu 1: Kế hoạch của Pháp khi bắt đầu xâm chiếm Việt Nam là A “đánh nhanh thắng nhanh”. B. đánh chiếm dần dần. C. “chinh phục từng gói nhỏ” D. “đánh nhanh thắng nhanh”, vừa đánh chiếm. Câu 2: Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là A. quốc gia phong kiến có độc lập, chủ quyền. B. một nước thuộc địa của Pháp. C. một nước thuộc địa của Tây Ban Nha. D. một nước phụ thuộc vào Pháp. Câu 3: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. cách mạng tư sản. Câu 4: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được hình thành lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục đích A. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. B. Giải quyết tranh chấp giữa các nước thắng trận. C. Giải quyết tranh chấp quốc tế. D. Duy trì trật tự thế giới mới. Câu 5: Chiến thắng nào của quân ta có ý nghĩa lớn nhất khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất? A. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất 1873 B. Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà (Hà Nội). C. Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội. D. Nhân dân các tỉnh Bắc Kì chống Pháp quyết liệt. Câu 6: Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương A. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc B. Vườn không nhà trống C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc D. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc Câu 7: Sau khi làm chủ hầu hết các vùng Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì? A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh C. Tiêu diệt chúa Trịnh lập nên triều đại mới D. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước Câu 8: Hội nghị kí kết các hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Hội nghị hòa bình tại Oasinh tơn. B. Hội nghị hòa bình tại Vecxai. C. Hội nghị hòa bình Vecxai–Oasinhtơn. D. Hội nghị Ianta. Câu 9: Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? A. Thực hiện “Chính sách kinh tế mới”. B. Thực hiện “Chính sách mới”. C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. Dân chủ hóa lao động. Câu 10: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, Việt Nam có thể rút ra bài học nào trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước ta hiện nay? A. Xây dựng đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp B. Quan tâm đến giải quyết những vấn đề dân sinh, dân chủ cho nhân dân C. Tập trung phát triển những nghành kinh tế mũi nhọn D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ. Câu 11: Khi Đức tấn công Ba Lan đã áp dụng chiến lược gì? A. Đánh nhanh thắng nhanh. B. Chiến tranh hạt nhân. C. Chiến tranh chớp nhoáng. D. Đánh chắc tiến chắc. Câu 12: Nội dung nào không đúng về nguyên nhân khiến quân Pháp quyết định kéo vào Gia Định A. Gia Định là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cho việc mở rộng việc xâm lược Lào và Cam- pu-chia. Trang 1/4 - MĐ 115 - Lịch sử 11 - KS lần 2
  2. B. Chiếm được Gia Định Pháp dễ dàng làm chủ lưu vực sông Mê Công. C. Pháp muốn chiếm vựa lúa của Việt Nam phục vụ cho âm mưu đánh lâu dài. D. Chiếm được Gia Định sẽ buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng. Câu 13: Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, ở nước Nga giai cấp nào không còn đóng vai trò làm chủ đất nước và vận mệnh của mình? A. Nhân dân lao động. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp công nhân. D. Các dân tộc bị áp bức ở Nga Câu 14: Chính sách đối ngoại nào của quốc hội Mĩ góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động A. Các đạo luật giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột B. Quốc hội Mĩ quyết định ủng hộ phát xít C. Các đạo luật cổ vũ chạy đua vũ trang để buôn bán vũ khí D. Quốc hội Mĩ thiết lập quan hệ với Mĩ la tinh và Liên Xô Câu 15: Nguyên nhân chủ quan nào khiến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại ? A. Triều đình không được nhân dân ủng hộ. B. Thực dân Pháp còn mạnh, tăng cường mở rộng xâm lược và đàn áp. C. Triều đình không kiên quyết chống giặc. D. Các cuộc đấu tranh còn liễn ra lẻ tẻ, chưa có sự liên kết chặt chẽ. Câu 16: Một tình thế vô cùng độc đáo, lần đầu tiên xuất hiện ở nước Nga sau cách mạng tháng Hai 1917 là gì? A. Thành lập chính quyền Xô viết đại diện quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân. B. Hai chính quyền song song tồn tại. C. Đất nước có hai vua. D. Thành lập chính phủ tư sản lâm thời đại diện cho quyền lợi giai cấp tư sản. Câu 17: Tại sao phải tới đầu năm 1942, khối Đồng minh chống phát xít mới được hình thành? A. Do sự xâm lược tàn bạo của CNPX, sự tham chiến của Liên Xô đã làm thay đổi tính chất, cục diện của cuộc chiến. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn quyết liệt cần phải có sự hợp tác của các nước để đánh bại chủ nghĩa phát xít. C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc các nước hợp tác với nhau để được phân chia quyền lợi. D. Do sự xâm lược tàn bạo của CNPX, sự tham chiến của Liên Xô đã làm thay đổi tính chất, cục diện của cuộc chiến và sự hợp tác của Mĩ, Anh với Liên Xô. Câu 18: Yếu tố phản ánh không đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX là A. phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ Nga hoàng lan rộng. B. đời sống của công nhân, nông dân và hơn 100 dân tộc Nga khổ cực. C. Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ được nữa. D. Nga hoàng tiến hành cải cách kinh tế để giải quyết tồn tại của đất nước. Câu 19: Thái độ của Liên Xô đối với chủ nghĩa phát xít A. Không coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất. B. Liên kết với chủ nghĩa phát xít. C. Không quan tâm tới sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít. D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất. Câu 20: Sự kiện nổi bật nhất của tình hình châu Âu đầu thế kỉ XX là A. chiến tranh bùng nổ nhiều khu vực trên thế giới. B. đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. C. giai cấp công nhân giành được quyền lãnh đạo cách mạng. D. nhiều đảng phái chính trị thành lập. Câu 21: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). A. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. B. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. C. Thái tứ Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Câu 22: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), đã đưa đến nguy cơ lớn nhất là Trang 2/4 - MĐ 115 - Lịch sử 11 - KS lần 2
  3. A. đảng cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động. B. các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu. C. một cuộc chiến tranh thế giới mới từ sự ra đời hai khối đế quốc đối lập. D. phong trào đấu tranh của nhân dân. Câu 23: Nội dung nào không đúng khi nói về việc Pháp chọn Đà Nẵng là nơi đầu tiên tấn công xâm lược Việt Nam 1858 A. Đà Nẵng là nơi có nhiều giáo dân. B. Chiếm Đà nẵng rồi tấn công ra Huế, buộc nhà nguyễn đầu hàng. C. Đà Nẵng có cảng biển nước sâu. D. Đà Nẵng là vựa lúa của triều đình Huế. Câu 24: Nội dung nào không phản ánh đúng những hành động của Đuy -puy ở Bắc Kì? A. Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu phải nộp thành. B. Đóng quân trên bờ sông Hồng. C. Cướp thuyền gạo của triều đình bắt lính đem xuống tàu. D. Tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán. Câu 25: Vì sao Mỹ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Chờ phe Liên minh suy yếu. B. Muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí. C. Sợ quân Đức tấn công. D. Chưa đủ tiềm lực mọi mặt để tham gia chiến tranh. Câu 26: Điểm khác nhau trong việc giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 giữa Mĩ và Nhật Bản là A. phát xít hóa bộ máy nhà nước. B. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội. C. tiến hành xâm lược thuộc địa. D. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. Câu 27: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. B. Khai thác tài nguyên khoáng sản. C. Giải quyết vụ Đuy puy. D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862. Câu 28: Tại sao từ khi Liên Xô tham chiến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai lại mang tính chất chính nghĩa? A. Liên Xô tham chiến đã làm cho âm mưu tiêu diệt Liên Xô của các nước đế quốc không thực hiện được. B. Từ khi Liên Xô tham chiến cuộc chiến trở thành chính nghĩa là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới. C. Từ khi Liên Xô tham chiến quyền lợi của các nước đế quốc chủ nghĩa đã được bảo vệ. D. Khi Liên Xô tham chiến chỉ đấu tranh và bảo vệ nền độc lập của đất nước Liên Xô. Câu 29: Điểm khác biệt căn bản của khởi nghĩa Lam Sơn so với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là A. cuộc kháng chiến được nhân dân hưởng ứng tham gia tích cực. B. kháng chiến thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc. C. khởi nghĩa Lam Sơn là giành lại độc lập từ tay nhà Minh. D. khởi nghĩa thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 30: Nguyên cớ để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là A. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn B. Quân Nguyễn nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới của Chân Lạp – thuộc quốc của Xiêm C. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn D. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm Câu 31: Trận đánh nào được coi là “mồ chôn người” trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)? A. Trận Xa-ra-tô-ga. B. Trận Oa- téc- lô. C. Trận I-ooc-tao. D. Trận Véc- đoong Câu 32: Cho đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản được coi là một quốc gia A. phong kiến quân phiệt. B. tư bản chủ nghĩa. C. phong kiến trì trệ. D. công nghiệp phát triển. II. Tự luận (2.0 điểm) Câu 33 (1.0 điểm): Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu bị phán sản như thế nào? Câu 34 (1.0 điểm): Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất năm 1873 Trang 3/4 - MĐ 115 - Lịch sử 11 - KS lần 2
  4. - Tướng giặc bị tiêu diệt Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất năm 1873 là? - Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy. ………….……..Hết………………….. Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - MĐ 115 - Lịch sử 11 - KS lần 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2