intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 03 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 602 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Câu 1: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga là A. lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. B. lật đổ các Xô viết trong nước. C. lật đổ giai cấp tư sản và chế độ phong kiến Nga hoàng. D. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. Câu 2: Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật? A. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu. B. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. C. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau: “Bắt đầu từ thập niên 60 -70 của thế kỉ XIX, do sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghiệp, tự do cạnh tranh đạt tới mức độ cao, đã dẫn tới sự tập trung sản xuất và tích tụ tư bản. Nhiều tổ chức lũng đoạn đã ra đời dưới các hình thức các- ten, xanh – đi – ca, tơ – rớt”. (Phan Ngọc Liên – Lịch sử thế giới cận đại, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2007, Tr.116- 117) Đoạn tư liệu trên phản ánh quá trình chuyển biến của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn A. Chủ nghĩa tự do cạnh tranh. B. Chủ nghĩa tư bản hiện đại. C. Chủ nghĩa đế quốc. D. Chủ nghĩa tư bản độc quyền. Câu 4: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tự do cạnh tranh phát triển đến giai đoạn nhất định sẽ A. xuất hiện các tổ chức độc quyền. B. xuất hiện các cuộc cách mạng tư sản. C. thống trị toàn thế giới. D. hình thành xu thế toàn cầu hóa. Câu 5: Sự ra đời của Chính quyền Xô viết (Nga) gắn liền với sự kiện nào sau đây? A. Sau khi nước Nga đánh bại sự tấn công của 14 nước đế quốc. B. Sau khi lật đổ chế độ Nga hoàng. C. Sau khi Cách mạng tháng Hai thành công. D. Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công. Câu 6: Nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã A. chính thức được xác lập. B. trở thành chủ nghĩa đế quốc. C. thống trị toàn bộ châu Á. D. hoàn thành quá trình xâm lược thuộc địa. Câu 7: Kết quả của các cuộc cách mạng tư sản ở các nước Âu – Mĩ thời kì cận đại là A. thiết lập chế độ cộng sản chủ nghĩa. B. thiết lập chế độ phong kiến. C. thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ. D. thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Câu 8: Các cuộc Cách mạng tư sản Anh và Cách mạng tư sản Pháp trong thời kì cận đại đều đã A. thiết lập chế độ phong kiến. B. đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền. C. lật đổ nền quân chủ chuyên chế. D. lật đổ chính phủ tư sản. Câu 9: Hình thức tiêu biểu của các tổ chức độc quyền ở Mỹ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. công-xooc-xi-om. B. tơ-rớt. C. các-ten. D. xanh-đi-ca. Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về những tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? A. Có khả năng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế ở các nước tư bản. Trang 1/3 - Mã đề 602
  2. B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh. C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản. D. Chỉ hình thành các liên kết giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế. Câu 11: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa là A. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài. B. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây. C. mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc. D. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất. Câu 12: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, kinh tế tư bản ở Âu – Mỹ phát triển mạnh, đặc biệt là ở các lĩnh vực A. nông nghiệp và công thương nghiệp. B. công nghệ thông tin và dịch vụ. C. nông nghiệp, dịch vụ và công nghiệp. D. công thương nghiệp và dịch vụ. Câu 13: Tháng 01/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập A. nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. B. chính đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp. C. các Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu. D. nhà nước chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới. Câu 14: Ý nào phản ánh không đúng tầm quan trọng đặc biệt của thuộc địa đối với các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Thuộc địa là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công. B. Thuộc địa là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa. C. Thuộc địa là thị trường khai thác du lịch. D. Thuộc địa đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Câu 15: Mục tiêu của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là A. thực hiện hiệu quả Chính sách Kinh tế mới. B. chống lại cuộc tấn công của phát xít Đức. C. hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. D. chống lại các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 16: Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ 1918 – 1920 là A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá. B. Chính quyền Xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ. C. 14 nước đế quốc câu kết với bọn phản động trong nước tấn công nước Nga. D. Bọn phản động trong nước nổi dậy chống chính quyền cách mạng. Câu 17: Đến cuối thế kỷ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á ngoại trừ A. Nhật Bản và Xiêm. B. Trung Quốc và Ấn Độ. C. Nhật Bản và Ấn Độ. D. Xiêm và Trung Quốc. Câu 18: Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân. B. Chính phủ lâm thời. C. Nhà nước dâm chủ nhân dân. D. các Xô Viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. Câu 19: Giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thời kì cận đại ở các nước Âu - Mĩ? A. Tăng lữ, tư sản. B. Tư sản, quý tộc mới. C. Nông dân, bình dân thành thị. D. Quý tộc, nông dân. Trang 2/3 - Mã đề 602
  3. Câu 20: Một trong những mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại ở các nước Âu – Mĩ là A. lật đổ chế độ cộng sản. B. lật đổ chế độ tư sản. C. lật đổ chủ nghĩa xã hội. D. lật đổ chế độ phong kiến. Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải là tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Có nền tảng pháp chế kiện toàn, cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh. B. Bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng, chênh lệch mức sống. C. Có trình độ phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần thế kỉ. D. Xu thế toàn cầu hoá sẽ tạo ra những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm). Câu 1 ( 2,0 điểm). Trong những cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII - XVIII, cuộc cách mạng nào là triệt để nhất? Vì sao? Câu 2 ( 1,0 điểm). Quan sát các hình 1, 2, hãy cho biết mối liên hệ giữa Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. Hình 1. Lễ tuyên bố Tuyên ngôn Độc lập Hình 2. Lễ tuyên bố Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ) (Việt Nam) ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 602
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2