
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Tôn Đức Thắng, Đồng Nai
lượt xem 0
download

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Tôn Đức Thắng, Đồng Nai" giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Tôn Đức Thắng, Đồng Nai
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MẪU TRÌNH BÀY ĐỀ THAM KHẢO (Kèm theo Công văn số: 246/SGDĐT-GDPT&GDTX ngày 15/01/2025 của Sở GDĐT) Ra đề: Trường THPT Tôn Đức Thắng ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP Phản biện đề: Trường THPT Đắc Lua THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 05 trang) PHẦN I: Thí sinh trả lời câu hỏi từ 1 đến 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1924)? A. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). C. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch. B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội. Câu 3. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã giành được thắng lợi nào sau đây? A. Rạch Gầm - Xoài Mút. B. Ngọc Hồi - Đống Đa. C. Như Nguyệt. D. Tây Kết, Hàm Tử. Câu 4. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ? A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam. B. Tài năng, mưu lược của những người lãnh đạo, chỉ huy. C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược. D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự. Câu 5. Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6-1945, 50 nước họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua nội dung nào sau đây? A. Tiêu diệt tận gốc phát xít Nhật. B. Xét xử tội phạm chiến tranh thế giới. C. Kết thúc chiến tranh Triều Tiên. D. Hiến chương Liên hợp quốc.
- Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Sự suy giảm thế mạnh kinh tế của Mĩ và Liên Xô B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu. D. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về vị thế của Mỹ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt? A. Là nước có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới. B. Là nước có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế. C. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất thế giới. D. Vươn lên thành một cực trong trật tự thế giới đa cực. Câu 8. Quốc gia nào sau đây trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN? A. Việt Nam B. Lào C. Bru-nây D. Mi-an-ma Câu 9. Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là A. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu. B. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự. C. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự. D. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa. Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng triển vọng trong Cộng đồng ASEAN? A. Phát triển với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu rộng. B. Vị thế ngày càng được nâng cao trong khu vực và thế giới. C. Cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực. D. Là một khu vực phát triển và năng động nhất thế giới. Câu 11. Những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. B. Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội. C. Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Quảng Nam, Đà Nẵng. D. Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Giang, Hải Dương. Câu 12. Thắng lợi quân sự của quân dân ta trong thu - đông năm 1947 đã buộc thực dân Pháp rút đại bộ phận quân khỏi A. Tây Nguyên. B. Việt Bắc. C. Bắc Bộ. D. Tây Bắc. Câu 13. Chiến thắng Bình Giã (2-12-1964) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược chiến tranh nào của Mĩ? A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. B. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
- Câu 14. Nguyên nhân khách quan góp phần làm lên thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng, do Hồ Chí Minh đứng đầu. B. chiến thắng của Liên Xô và quân Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít. C. đảng có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, chớp đúng thời cơ. D. dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường. Câu 15. Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) vẫn còn nguyên giá trị đối với hôm nay? A. Thực hiện thế trận chiến tranh nhân dân. B. Xây dựng liên minh quân sự với Ấn Độ. C. Gia nhập vào các khối liên minh quân sự. D. Liên kết chặt chẽ với các nước Đông Âu. Câu 16. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam được xem là Đại hội mở đầu cho công cuộc A. xây dựng đoàn kết. B. phát triển kinh tế. C. đổi mới đất nước. D. chỉnh đốn Đảng. Câu 17. Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là A. Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội. B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển. D. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội. Câu 18. Đâu là bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (12-1986) đến nay? A. Huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới. B. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong nhóm ASEAN. C. Tập trung khắc phục tình trạng tham nhũng và lãng phí. D. Đẩy mạnh các mối quan hệ đối ngoại hòa bình, ổn định. Câu 19. Trong giai đoạn 1905 - 1909, những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra ở A. Liên Xô. B. Xiêm (Thái Lan). C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 20. Ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diện của Chính phủ Pháp bản hiệp định nào sau đây? A. Bàn Môn Điếm. B. Giơ-ne-vơ. C. Hiệp định Pa-ri. D. Hiệp định Sơ-bộ. Câu 21. Các hoạt động đối ngoại thực hiện trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày 19/12/1946 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? A. Tạo điều kiện cho các chiến dịch quân sự diễn ra.
- B. Tập hợp quần chúng đứng dưới ngọn cờ của Đảng. C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để chờ sự chi viện. D. Bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 22. Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động trong tổ chức nào sau đây ở Pháp năm 1918? A. Đảng Xã hội Pháp. B. Đảng Cộng hòa. C. Đảng Dân chủ. D. Đảng Cộng sản Pháp. Câu 23. Nội dung nào sau đây là một trong những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kì 1965 - 1968? A. Cùng với Trung ương Đảng phân tích, dự báo tình hình và quyết tâm đánh thắng quân Mỹ. B. Cùng với các tướng lĩnh trực tiếp xuống trận địa để chỉ huy các trận đánh của quân đội Việt Nam. C. Đi thăm các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, tranh thủ các nước nhờ giúp Việt Nam đánh Mỹ. D. Cùng với Trung ương Đảng hoạch định đường lối chiến lược cho cách mạng hai miền Nam - Bắc. Câu 24. Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, xứng đáng với sự hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ cha anh đi trước? A. Tuyên truyền, giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội. C. Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. D. Tìm hiểu lịch sử dân tộc. PHẦN II: Thí sinh trả lời câu hỏi từ 1 đến 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho những thông tin trong bảng sau đây: Thời gian Nội dung Năm 1945 Các hội nghị Ianta (Liên Xô), Hội nghị Pốt-xđam (Đức) được tổ chức. Năm 1947 Thông điệp của Tổng thống Mỹ xem Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất được phát đi. Năm 1949 Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập. Năm 1955 Tổ chức hiệp ước Vácsava được Liên Xô và 6 nước Đông Âu thành lập. Năm 1989 Tổng thống Mỹ và Liên Xô gặp nhau tại Malta, tuyên bố kết thúc Chiến tranh lạnh. a) Bảng tư liệu đề cập quá trình hình thành, phát triển và chấm dứt của Chiến tranh lạnh. b) Chiến tranh lạnh là cuộc xung đột quân sự trực tiếp giữa hai siêu cường Liên Xô, Mỹ. c) Chiến tranh lạnh xuất phát từ âm mưu bá chủ thế giới của Mỹ sau Chiến tranh thế giới. d) Chiến tranh lạnh bất phân thắng bại đã gây hậu quả nặng nề đối với tình hình thế giới. Câu 2: Cho đoạn tư liệu sau đây: “Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953- 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa rất to lớn. Thắng lợi đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh đã chỉ huy kiên quyết vững vàng và chính xác. Bộ đội trên mặt trận Điện Biên Phủ đã quyết
- tâm tiêu diệt địch, chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, anh dũng chiến đấu. Bộ đội và dân quân du kích trên khắp các chiến trường toàn quốc đã tích cực, liên tục hoạt động phối hợp chiến đấu có hiệu quả.” (Nguyễn Văn Nhật, Lịch sử Việt Nam, tập 11 (2017), NXB Khoa học xã hội, trang 428) a) Tư liệu đề cập đến chiến thắng quân sự lớn nhất của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. b) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. c) Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là nhân tố quyết định dẫn tới thắng lợi ở Điện Biên Phủ. d) Các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp đều có sự phối hợp giữa chiến trường chính diện và sau lưng địch. Câu 3: Cho đoạn tư liệu sau đây: “Ngày 17/10/1994, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là thành viên chính thức của ASEAN từ ngày 25/7/1995. Tháng 12/1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trước đó, tháng 6 năm 1994 Việt Nam đã đã được công nhận là quan sát viên của WTO. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đang tích cực đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và tham gia các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương khác.” (Trần Văn Cường: Giáo trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Xây dựng, trang 12) a) Tư liệu đề cập đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ sau công cuộc đổi mới. b) Việc gia nhập ASEAN là bước đầu tiên trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. c) Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. d) Trong quá trình hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ với Mỹ là hoạt động quan trọng nhất. Câu 4: Cho đoạn tư liệu sau đây: “Hoạt động quốc tế sôi nổi của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh và hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là hành trình tìm kiếm bạn Đồng minh và thiết lập mối quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế của cách mạng Việt Nam, định vị Việt Nam và Đông Dương trên bản đồ chính trị thế giới. Đặc biệt là hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp, Liên Xô và Trung Quốc đã xây dựng hệ thống lí luận về đối ngoại và đặt cơ sở mối quan hệ quốc tế của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh”. (Hoàng Hải Hà, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giáo trình lịch sử ngoại giao Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm, 2022, tr. 166). a) Tư liệu đề cập đến những chính sách đối ngoại đầu tiên của Việt Nam đầu thế kỷ XX. b) Những hoạt động đối ngoại đầu thế kỷ XX đã khẳng định nền độc lập của Việt Nam. c) Thông qua hoạt động tại Pháp, Phan Châu Trinh đã tìm ra con đường cứu nước mới. d) Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đã đặt cơ sở cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
150 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
179 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
200 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
187 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
152 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
183 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
116 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
99 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
129 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
142 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
121 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
151 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
