
Trang 1/5 - Mã đề thi 132
SỞ GD& ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
(Đề thi có 05 trang)
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 5
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: HÓA HỌC, khối A, B
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề
Mã đề 132
Cho: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;K = 39;
Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 40 câu, từ câu {<1>} đến câu {<40>})
Câu 1: Có các nhận xét sau:
(1) Quá trình chuyển electron tử lớp K sang lớp L là quá trình thu nhiệt.
(2) Hạt nhân ion Na+ mang điện tích dương còn hạt nhân ion Cl- mang điện tích âm.
(3) Hai nguyên tử là đồng vị của nhau sẽ có cùng số hạt mang điện.
(4) Số obitan tối đa có trên lớp L là 8.
(5) Trong mọi nguyên tử đều có tổng số hạt nơtron lớn hơn hoặc bằng tổng số hạt proton.
Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 2: Trong số các phát biểu sau:
(1) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron [Ar] 3d104s24p6 . X là nguyên tố d.
(2) Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron [Ar] 3d54s2. Y là nguyên tố nhóm VB.
(3) Các nguyên tố nhóm IB đều có nhiều trạng thái oxi hoá.
(4) Nguyên tử của nguyên tố T có cấu hình electron [Kr] 4d105s25p5. T là nguyên tố nhóm VIIA.
Những phát biểu đúng là
A. (3), (4). B. (1), (2). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 3: Ion Xn+ tồn tại trong dung dịch và có cấu hình electron là [Ar]. Số nguyên tố X thỏa mãn đề bài là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 4: Một hỗn hợp X gồm CH3OH; C2H4(OH)2; CH2=CH-CH2OH; C3H5(OH)3. Cho 3,98 gam hỗn hợp X tác dụng
với Na dư thu được 1,344 lít H2 (đktc). Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn 3,98 gam hỗn hợp X thu được m gam CO2
và 3,42 gam H2O. Giá trị của m là
A. 6,16. B. 7,04. C. 5,28. D. 6,60.
Câu 5: Cho BaO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm một lượng dư bột
nhôm vào dung dịch Y thu được dung dịch E và khí H2 . Thêm NaHCO3 vào E thấy tạo kết tủa G và khí bay lên. Kết
luận đúng là
A. dung dịch Y ; H2SO4 ; dung dịch E : Al2(SO4)3 và H2SO4 .
B. dung dịch Y Ba(OH)2 ; dung dịch E : Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2.
C. dung dịch Y Ba(OH)2 ; dung dịch E : Ba(AlO2)2.
D. dung dịch Y : H2SO4 ; dung dịch E : Al2(SO4)3.
Câu 6: Chia 102,45 gam hỗn hợp X gồm hai muối HCO3− và CO32− của cùng một ion mang điện tích 1+ thành ba
phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư được 40 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với dung dịch
BaCl2 dư được 29,55 gam kết tủa. Phần 3 tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch KOH 2M. Giá trị vủa V là
A. 0,4 lít. B. 0,15 lít. C. 0,125 lít. D. 0,075 lít.
Câu 7: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3 . X tác dụng với Na, NaOH , Na2CO3 và HCOOH. Có
bao nhiêu công thức cấu tạo của X phù hợp:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 8: Đốt a mol X là este 3 lần este của glixerol và 3 axit đơn chức thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b – c =
4a. Hiđro hóa m gam X cần 5,6 lít H2 đktc thu được 32 gam X’. Nếu đun m gam X với dd NaOH vừa đủ thu được
bao nhiêu gam muối khan?
A. 35,0 B. 40,6. C. 35,5. D. 39,6.
Câu 9: Hỗn hợp T gồm 3 hiđrocacbon ở thể khí(ở đktc), mạch hở có công thức tổng quát là: CmH2n, CnH2n, Cn + m -
1H2n (n,m có cùng giá trị trong cả ba chất và m < n). Khi cho 15,12 gam hỗn hợp T (mỗi chất có số mol bằng nhau)
qua bình đựng dung dịch brom dư đến phản ứng hoàn toàn, thì khối lượng bình brom tăng lên là
A. 7,56 g B. 11,52 g C. 15,12 g D. 10,08 g
Câu 10: Hãy cho biết dung dịch nào không tác dụng với FeBr2?
A. H2SO4 đặc B. HClO3 C. H2S D. AgNO3
Câu 11: Từ các chất : NH4NO3, dung dịch H2SO4 loãng, Cu, dung dịch NaOH loãng( chỉ dùng thêm nhiệt độ) có thể
điều chế trực tiếp được các chất khí nào?
A. NO, N2O, NH3, N2, O2 và H2 B. NH3, N2O, NO, O2 và N2