intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2025 - Trường THPT Tam Hiệp, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2025 - Trường THPT Tam Hiệp, Đồng Nai" giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2025 - Trường THPT Tam Hiệp, Đồng Nai

  1. TRƯỜNG THPT TAM HIỆP KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 MÔN: ĐỊA LÍ ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… Số báo danh:……………………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Vị trí địa lí của nước ta A. nằm hoàn toàn ở khu vực ngoại chí tuyến. B. gần trung tâm của khu vực Tây Nam Á. C. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương. D. giáp với Biển Đông và Bắc Băng Dương. Câu 2. Nhờ có biển Đông mà nước ta có A. thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. B. thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh. C. thiên nhiên phân hóa đa dạng theo bắc - nam. D. khí hậu khô và nóng như các nước ở châu Phi. Câu 3. Tính nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện qua A. thời tiết luôn ấm áp, ít chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai. B. lượng mưa trong năm lớn, nhiệt độ trung bình năm thấp. C. sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và sự đối lập về mùa. D. số giờ nắng nhiều, tổng lượng bức xạ lớn và nhiệt độ trung bình năm cao. Câu 4. Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là A. nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. B. cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm. C. cận nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. D. ôn đới gió mùa, lạnh quanh năm. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về sử dụng lao động ở nước ta hiện nay? A. Tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. B. Tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm; công nghiệp, dịch vụ tăng. C. Tỉ lệ lao động ở trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm. D. Tỉ lệ lao động thành thị giảm, tỉ lệ lao động nông thôn tăng. Câu 6. Dân cư nước ta hiện nay A. cơ cấu dân số trẻ, ít biến động theo nhóm tuổi. B. gia tăng dân số cao, phân bố đều giữa các vùng. C. phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng và ven biển. D. còn tăng rất nhanh, quy mô dân số ngày càng lớn. Câu 7. Ngành trồng lúa nước ta hiện nay A. có năng suất và sản lượng tăng. B. ít quan tâm đến việc xuất khẩu gạo. C. chỉ sử dụng giống lúa cổ truyền. D. có năng suất không cao và giảm Câu 8. Khó khăn chủ yếu đối với phát triển công nghiệp ở miền núi nước ta là A. giao thông trở ngại. B. thiếu nhiều lao động. C. tài nguyên nhỏ bé. D. có nhiều thiên tai. Câu 9. Mạng lưới đường ô tô nước ta hiện nay A. có mật độ cao nhất ở các vùng núi. B. hầu hết là các tuyến đường cao tốc. C. hoàn toàn đạt trình độ rất hiện đại. D. đã mở rộng và phủ kín ở các vùng.
  2. Câu 10. Hoạt động thương mại ở nước ta hiện nay phát triển mạnh chủ yếu là do A. thị trường được mở rộng, nhiều thành phần tham gia. B. kinh tế tăng trưởng nhanh, chất lượng sống nâng cao. C. đẩy mạnh liên kết nước ngoài, nhu cầu tiêu dùng tăng. D. hội nhập quốc tế sâu rộng, đất nước có nhiều đổi mới. Câu 11. Đồng bằng sông Hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của hệ thống sông nào sau đây? A. hệ thống sông Hồng và sông Cầu. B. hệ thống sông Hồng và sông Thương. C. hệ thống sông Hồng và sông Lục Nam. D. hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Câu 12. Việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay A. sản lượng còn thấp do phương tiện đánh bắt chưa được đầu tư. B. được đẩy mạnh nhằm tăng sản lượng và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. C. gặp nhiều khó khăn do có xu hướng suy giảm nguồn lợi hải sản. D. khó khăn do môi trường gần bờ nhiều nơi bị ô nhiễm. Câu 13. Thế mạnh chủ yếu để phát triển công nghiệp khai khoáng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. trữ năng thuỷ điện dồi dào ở các sông Hồng, sông Đà, sông Chảy,... B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao. C. địa hình đa dạng (núi, cao nguyên, đồi núi thấp...), đất feralit rộng. D. giàu khoáng sản, một số loại có trữ lượng lớn. Câu 14. Ngành kinh tế thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ là A. dầu khí. B. thuỷ sản. C. du lịch. D. lâm nghiệp Câu 15. Thuận lợi chủ yếu để phát triển mạnh nghề nuôi cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. lao động đông và có kinh nghiệm sản xuất hàng hoá. B. nguồn vốn đầu tư lớn, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. C. công nghiệp chế biến phát triển, nhiều giống tôm, cá. D. mạng lưới sông ngòi, ao hồ phong phú. Câu 16. Vai trò quan trọng của rừng đặc dụng ở Bắc Trung Bộ là A. ngăn chặn nạn cát bay và cát chảy. B. cung cấp nhiều lâm sản có giá trị. C. hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. D. bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm. Câu 17: Cho biểu đồ: Diện tích và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 2008 - 2021 (Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2022) Nhận xét nào sau đây đúng với sự biến động diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2021? A. Tổng diện tích rừng có xu hướng giảm. B. Tỉ lệ che phủ rừng nước ta tăng 3,3%. C. Diện tích rừng trồng giảm qua các năm. D. Diện tích rừng không đổi qua các năm. Câu 18. Xâm nhập mặn xảy ra nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
  3. A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn thông tin sau: Chế độ gió mùa đã hình thành nên khí hậu nội chí tuyến gió mùa ở Việt Nam, với hai mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4, phía bắc là mùa lạnh khô, phía nam là mùa nóng khô, riêng miền trung có mưa vào đầu mùa. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10, cả nước đều nóng ẩm, riêng miền Trung lại khô vào đầu mùa. a) Trong chế độ khí hậu, miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh, ít mưa. b) Miền Nam nước ta có sự phân hóa thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. c) Giữa Tây Nguyên với ven biển Trung Bộ có sự phân mùa giống nhau. d) Gió phơn là nguyên nhân khiến miền Trung có mùa mưa đến sớm. Câu 2. Cho đoạn thông tin sau: Trình độ phát triển kinh tế và sự phân bố các ngành kinh tế khác có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở nước ta. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu về dịch vụ như thương mại, du lịch và giáo dục cũng tăng theo. Hơn nữa, sự phát triển của các ngành kinh tế khác tạo ra động lực cho ngành dịch vụ, thúc đẩy tính cạnh tranh và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. a) Nền kinh tế ngày càng phát triển ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, mở rộng quy mô ngành dịch vụ. b) Kinh tế phát triển làm mức sống người dân tăng cao thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ. c) Sự phân bố các ngành nông nghiệp, công nghiệp có ảnh hưởng đến sự phân bố mạng lưới ngành dịch vụ. d) Việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp còn chưa đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Câu 3. Cho đoạn thông tin sau: Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp và bằng phẳng với độ cao trung bình từ 2 - 4m so với mực nước biển. Vùng có 3 nhóm đất chính, bao gồm đất phù sa sông chiếm khoảng 30% diện tích, đất phèn chiếm khoảng 40% diện tích, đất mặn chiếm khoảng 19% diện tích. a) Đất phèn là loại đất chiếm diện tích lớn nhất của vùng. b) Đất phù sa sông là loại đất khá màu mỡ thuận lợi trồng lúa. c) Đất mặn thuận lợi cho trồng cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày. d) Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất nguyên nhân là do đồng bằng có ba mặt tiếp giáp biển. Câu 4. Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hằng năm, phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoàn 2000-2021 (Đơn vị:%) Khu vực 2000 2010 2015 2021 Nông thôn 76,9 71,7 68,8 63,3 Thành thị 23,1 28,3 31,2 36,7 (Nguồn: niên giám thống kê các năm 2001, 2011, 2016, 2022) a) Tỉ lệ lao động khu vực nông thôn tăng liên tục. b) Tỉ lệ lao động khu vực thành thị tăng và chiếm tỉ trọng nhỏ. c) Giai đoạn 2000 – 2021, tỉ lệ lao động khu vực thành thị tăng do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. d) Để thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm, phân theo thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2000 – 2021, biểu đồ đường là thích hợp nhất.
  4. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 Câu 1. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm quan trắc Hà Nội (Láng) năm 2022 (Đơn vị: 0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ 18,6 15,3 23,1 24,8 26,8 31,4 30,6 29,9 29,0 26,2 26,0 17,8 (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2023, NXB Thống kê Việt Nam, 2024) Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính biên độ nhiệt độ năm tại trạm quan trắc Hà Nội (Láng) năm 2022 (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của 0C) Đáp án: 16,1 Câu 2. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng của nước ta đạt 2 955 806 tỉ đồng, tổng GDP đạt 7 592 323 tỉ đồng. Cho biết giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu GDP của nước ta? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của %) Đáp án: 38,9 Câu 3. Năm 2021, tổng số dân nước ta là 98,5 triệu người, sản lượng điện là 244,9 tỉ kWh. Cho biết sản lượng điện bình quân đầu người của nước ta năm 2021 là bao nhiêu kWh/người? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Đáp án. 2486 Câu 4. Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa đông xuân của nước ta, giai đoạn 2010 - 2022 Năm 2010 2015 2020 2022 Diện tích (nghìn ha) 3 085,9 3 168,0 3 024,0 2 992,3 Sản lượng (nghìn tấn) 19 216,6 21 091,7 19 874,4 19 976,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê,2023) Cho biết năng suất lúa đông xuân của nước ta năm 2022 tăng lên bao nhiêu tạ/ha so với năm 2010? (làm tròn kết quá đến 1 chữ số thập phân) Đáp án: 4,5 Câu 5. Biết tổng diện tích rừng của nước ta năm 2021 là 14,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên là 10,1 triệu ha. Hãy cho biết tỉ lệ diện tích rừng trồng trong tổng diện tích rừng cả nước là bao nhiêu phần trăm? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %) Đáp án: 31,3 Câu 6. Theo thống kê, năm 2021 cả nước vẫn còn 3,2 % lao động thất nghiệp và 3,1 % lao động thiếu việc làm. Số lao động của nước ta là 50,6 triệu người. Cho biết số lượng người lao động cần giải quyết việc làm của nước ta năm 2021 là bao nhiêu triệu người? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất). Đáp án: 3,2 ---------------------HẾT--------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2