intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 - Trường THPT Trần Phú, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 - Trường THPT Trần Phú, Đồng Nai”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 - Trường THPT Trần Phú, Đồng Nai

  1. ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 RA ĐỀ : TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT PHẢN BIỆN ĐỀ: TRƯỜNG THPT Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) TRƯƠNG VĨNH KÝ (Đề thi có 04 trang) PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Quá trình phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất để tạo ra sản phẩm là nội dung của khái niệm A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 2. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 3. Trong nền kinh tế thị trường khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã sẽ làm cho lãi suất thực tế của đồng tiền nước đó có xu hướng A. giảm. B. tăng. C. không đổi. D. giữ nguyên. Câu 4. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. B. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài. C. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất. D. Khó khăn của chủ thể sản xuất. Câu 5. Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện công dân bình đẳng về A. tập tục. B. quyền. C. trách nhiệm. D. nghĩa vụ. Câu 6. Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? A. kế hoạch giao kết hợp đồng lao động. B. Nhận quyết định điều chuyển công tác. C. phát hiện tội phạm truy nã. D. vận động tranh cử. Câu 7. Quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Phát triển kinh tế. B. Tăng trưởng kinh tế. C. Hội nhập kinh tế. D. Kinh tế đối ngoại. Câu 8. Theo quy định của pháp luật, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu đủ điều kiện có thể được hưởng chế độ A. trợ cấp đi lại. B. trợ cấp thất nghiệp. C. trợ cấp lưu trú. D. trợ cấp thai sản. Câu 9. Quyền của người nộp thuế không thể hiện ở việc mọi công dân đều được A. cung cấp thông tin về nộp thuế. B. hoàn thuế nếu có đủ điều kiện. C. từ chối nộp thuế nếu có nhu cầu. D. giữ bí mật thông tin nộp thuế. Câu 10. Một trong những ưu điểm của mô hình sản xuất hộ kinh doanh là A. quy mô nhỏ. B. không phải đóng thuế. C. không cần đăng ký. D. quy mô lớn. Câu 11. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề A. cơ bản và quan trọng nhất. B. cơ bản và cụ thể hóa mọi vấn đề. C. quan trọng nhất đối với ngân sách. D. quan trọng nhất đối với Đảng. Câu 12. Trong buổi họp của khu dân cư ông H đã nêu lên những bức xúc của mình về quy trình bổ nhiệm nhân sự. Ông H đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Sử dụng pháp luật. B. Tự do ngôn luận. C. Khiếu nại, tố cáo. D. Giám sát nhân dân. Câu 13. Theo quy định của pháp luật, quyền tự do báo chí của công dân thể hiện ở việc, mọi công dân nếu có đủ năng lực đều có quyền được A. xúc phạm danh dự người khác. B. miễn mọi loại phí dịch vụ. C. sáng tạo tác phẩm báo chí. D. mạo danh tác giả để xuất bản.
  2. Câu 14. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm A. lao động. B. cạnh tranh. C. thất nghiệp. D. cung cầu. Câu 15. Việc nhiều chủ sản xuất và kinh doanh hàng giả là phản ánh nội dung nào dưới đây của việc cạnh tranh không lành mạnh? A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương. C. Làm cho môi trường suy thoái. D. Triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh. Đọc thông tin và trả lời các câu 16, 17 Hệ thống bảo hiểm xã hội được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham gia. Số người tham gia bảo hiểm bắt buộc tăng nhanh, từ 4,8 triệu (năm 2001) lên 9,7 triệu (năm 2011). Sau gần 3 năm triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến năm 2010 có khoảng 96,6 nghìn người tham gia. Năm 2011 có khoảng 7,6 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 13,4% dân số (năm 2000) lên khoảng 62% (năm 2010). Đặc biệt, đã thực hiện chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, một số đối tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo, v.v..Bên cạnh đó việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế được thực hiện rộng hơn cả về quy mô và đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng. Kinh phí trợ giúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước và số người được thụ hưởng tăng nhanh, từ 113 tỉ đồng cho hơn 180 nghìn người (năm 2001) tăng lên 4.500 tỉ đồng cho hơn 1,6 triệu người (năm 2010). Hằng năm Nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỉ đồng và hàng chục nghìn tấn lương thực, thuốc men, chủ yếu để trợ giúp khắc phục thiên tai. Câu 16. Việc các đối tượng yếu thế được nhận sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước là thể hiện chính sách an sinh xã hội nào dưới đây của nhà nước? A. Chính sách bảo hiểm xã hội. B. Chính sách giảm nghèo, thu nhập. C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản. D. Chính sách trợ giúp xã hội. Câu 17. Hệ thống bảo hiểm là một trong những trụ cột của chính sách an sinh xã hội nào dưới đây? A. Chính sách việc làm. B. Chính sách thu nhập. C. Chính sách giảm nghèo. D. Chính sách bảo hiểm. Câu 18. Việc xác định các nguồn thu nhập trong gia đình sẽ giúp mỗi gia đình biết được nội dung nào dưới đây? A. Mối quan hệ giữa các thành viên. B. Tình hình việc làm và thu nhập. C. Tình hình tài chính hiện tại. D. Tình trạng hôn nhân gia đình. Câu 19. Nội dung nào dưới đây được liệt kê vào nguồn thu nhập của gia đình khi xây dựng kế hoạch thu chi trong gia đình? A. Chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu. B. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh. C. Thu nhập từ lương của bố mẹ. D. Thu nhập tiền lãi gửi ngân hàng. Câu 20. Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân cần tránh thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Sản xuất hàng hoá không cần tính đến việc bảo vệ môi trường B. Tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường C. Đảm bảo tiếng ồn trong phạm vi cho phép theo quy định. D. Vận chuyển và phân loại các chất thải ở nơi tập kết. Câu 21. Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá? A. Bạn S tỏ thái độ phê phán các bạn có hành vi vứt rác tại khu di tích. B. Anh N giới thiệu di sản văn hoá của quê hương trên mạng xã hội. C. Ông H phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống. D. Chị M mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Ca trù cho trẻ em. Câu 22. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam luôn kiên định quan điểm “ lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” điều này thể hiện nguyên tắc nào khi hội nhập kinh tế quốc tế? A. Bình đẳng. B. Thỏa thuận. C. Công bằng. D. Cùng có lợi. Câu 23. Ông V tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá của mình để khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. Hành vi của ông V phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Phạt tiền. B. Phạt tù. C. Phạt cảnh cáo. D. cấm đánh bắt cá. Câu 24. Theo luật biển Việt Nam 2012, vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam được gọi là A. nội thuỷ. B. ngoại thuỷ. C. lãnh hải. D. lãnh địa.
  3. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG /SAI: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Vị thế của Việt Nam trên thế giới đã được củng cố toàn diện trong giai đoạn 2011 - 2022. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Đến năm 2022, tổng số quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam đã nâng lên thành 230 nước và vùng lãnh thổ. Với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất nước tiếp tục được cải thiện đáng kể. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. a) Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và chiến lực toàn diện là thể hiện hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ khu vực. b) Hội nhập kinh tế quốc tế không góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam. c) Nước ta đang phát triển vì vậy khi hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam phải chấp nhận từ bỏ lợi ích của mình để hội nhập. d) Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đưa hàng hóa của Việt Nam đến với các thị trường trên thế giới. Câu 2. Trên cùng địa bàn một huyện có anh D là chủ hai doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi; anh K là giám đốc một công ty tư nhân có chị P là kế toán, còn anh V là nhân viên của anh K. Để tăng vốn kinh doanh, anh K chỉ đạo chị P là kế toán kê khai không đầy đủ số tiền thuế phải nộp của công ty nên anh K đã bị cơ quan chức năng xử phạt. Nghi ngờ anh V là tố cáo hành vi của mình, anh K cố tình trì hoãn đóng bảo hiểm xã hội cho anh V như đã cam kết. Bức xúc, anh V tự ý nghỉ việc ở công ty của anh K và sang làm việc cho anh D. Một lần chứng kiến anh D bị cơ quan chức năng xử phạt về hành vi cung cấp sản phẩm không đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã công bố, anh V đã kể lại sự việc cho vợ mình là chị T. Vô tình phát hiện việc anh D bị xử phạt, chị P đã viết và đăng bài xuyên tạc về doanh nghiệp của anh D lên mạng xã hội khiến lượng khách hàng của anh D giảm sút a) Anh D và anh K đều được thực hiện quyền của công dân về kinh doanh. b) Anh K thực hiện tốt nghĩa vụ kinh doanh nhưng vi phạm nghĩa vụ nộp thuế. c) Anh K vừa vi phạm trách nhiệm kinh tế vừa vi phạm trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh. . d) Anh K và anh D đều chưa thực hiện tốt nghĩa vụ kinh doanh. Câu 3. Công ty D chuyên sản xuất máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Từ khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty luôn chú trọng bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp giảm lượng chất thải như rác, khói bụi, nước xả thải các chất thải rắn. Công ty D còn hợp tác với tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế và Uỷ ban nhân dân tỉnh K để bảo tồn các vùng đất ngập nước tự nhiên và các môi trường sống khác. Công ty đầu tư xây dựng ba công trình công công cho cộng đồng, đáp ứng các tiêu chí công trình xanh, được công nhận là sản phẩm xanh. a) Biện pháp giảm chất thải, xử lý rác, khói bụi và chất thải rắn là phù hợp với trách nhiệm pháp lý mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện khi kinh doanh. b) Quá trình công ty hợp tác với các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế là thể hiện hình thức hội nhâp kinh tế quốc tế. c) Hoạt động hợp tác với tổ chức quốc tế và chính quyền địa phương để bảo tồn vùng đất ngập nước tự nhiên là thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. d) Việc đóng góp xây dựng các công trình công cộng cho cộng đồng là việc làm phù hợp với trách nhiệm nhân văn của doanh nghiệp. Câu 4. Năm 1979, một cuộc cách mạng nổi dậy ở Nicaragua thành công đưa Phong trào Sadino lên nắm quyền. Hoa Kỳ từ lâu đã chống đối Sadino, nên sau khi lực lượng Sadino lên nắm quyền, chính quyền Tổng thống Carter nhanh chóng hành động, ủng hộ tài chính cho phe đối lập để chống đối chính phủ của Phong trào Sadino ở Nicaragua. Khi ông Ronald Reagan làm Tổng thống, ông gia tăng hỗ trợ cho các nhóm Contras chống Sandino, thông qua ủng hộ tài chính, huấn luyện quân sự với âm mưu bạo động lật đổ chính phủ Sandino ở Nicaragua. Nicagua kiện Hoa Kỳ lên Toà án Công lí quốc tế. Năm 1986, Toà án Công lí quốc tế ra phán quyết, rằng Hoa Kỳ đã không tuân thủ trách nhiệm đối với pháp luật quốc tế. a) Tòa án công lý quốc tế là cơ quan tư pháp trong hệ thống pháp luật quốc tế. b) Việc Hoa Kỳ can thiệp ủng hộ tài chính cho phe đối lập để chống đối chính phủ của Phong trào Sadino ở Nicaragua la vi phạm nguyên tắc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
  4. c) Hoạt động ủnh hộ tài chính, huấn luyện quan sự với âm mưu bạo động lật đổ chính phủ Sandino ở Nicaragua của Hoa Kỳ là vi phạm nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác. d) Việc Toà án Công lí quốc tế ra phán quyết khẳng định Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế là thể hiện vai trò của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia. ----- Hết-----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
37=>1