
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Lê Qúy Đôn, Quãng Ngãi
lượt xem 1
download

Dưới đây là “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Lê Qúy Đôn, Quãng Ngãi” giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Lê Qúy Đôn, Quãng Ngãi
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI ĐỀ THI MINH HOẠ TỐT NGHIỆP THPT 2025 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Hóa học (Đề thi có 05 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ở nhiệt độ thường, các kim loại ở thể ...(1)... và có cấu tạo ...(2)... (trừ thủy ngân). Các từ thích hợp cần điền vào vị trí (1) và (2) lần lượt là A. rắn và tinh thể. B. lỏng và tinh thể. C. rắn và phân tử. D. khí và tinh thể. Câu 2. Trong các hợp chất, kim loại nhóm IA có số oxi hóa là A. +4. B. +1. C. +2. D. +3. Câu 3. Chất dẻo được sử dụng rất phổ biến trên thế giới để tạo nhiều sản phẩm ứng dụng trong đời sống, công nghiệp , xây dựng. Thành phân chính của chất dẻo là … A. chất độn. B. chất hoá dẻo. C. chất tạo màu. D. polymer. Câu 4. Đốt một sợi dây kim loại X trong bình khí chlorine (Cl2) thấy tạo ra khói màu nâu đỏ. X là kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 5. Có thể dát mỏng, kéo sợi kim loại Au là do kim loai Au có A. tính dẻo cao. B. tính dẫn điện tốt. C. độ cứng cao. D. nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 6. Hai chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu? A. NaCl và Ca(OH)2. B. Na2CO3 và Na3PO4. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. Na2CO3 và HCl. Câu 7. Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà một chất cháy tự cháy trong không khí mà không cần tiếp xúc với nguồn lửa. Khi nhựa poly(styrene) (PS) bị cháy sẽ sinh ra khí độc như CO, HCN,... Trong tình huống thoát khỏi khu vực cháy, cần lưu ý: (a) Đeo mặt nạ phòng độc có thể hạn chế hít phải khí độc. (b) Không được cúi thấp người khi thoát khỏi đám cháy. (c) Khói cháy nhựa PS độc hại hơn khói cháy gỗ. (d) Dùng nước chữa cháy nhằm giảm sự lan rộng của đám cháy. Các phát biểu đúng là: A. (a), (b), (c). B. (a), (c), (d). C. (b), (c), (d). D. (a), (b), (d). Câu 8. Trong trồng trọt, không nên sử dụng phân đạm ammonium nitrate (NH4NO3) cùng với vôi sống (CaO) vì: A. làm thất thoát nitrogen dưới dạng khí N2. B. tạo ra hợp chất không tan trong đất. C. làm mất nitrogen do giải phóng khí NH3. D. làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Câu 9. Dựa vào phổ IR của hợp chất X thuộc loại ester có công thức CH3COOCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O?
- A. A B. B C. C D. D Câu 10. Glucose có trong thành phần quả nho chín, glucose có CTPT là A. C6H10O5. B. C6H12O6. C. C6H10O5. D. C12H22O11. Câu 11. Aniline thường được sử dụng để sản xuất A. phẩm nhuộm, mỹ phẩm . B. phẩm nhuộm, dược phẩm. C. thực phẩm, dược phẩm. D. phẩm nhuộm, mỹ phẩm. Câu 12. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide? A. Tinh bột. B. Cellulose. C. Fructose. D. Saccharose. Câu 13. Phản ứng của benzene với bromine (xúc tác FeBr3) xảy ra theo cơ chế sau: Bước 1: Br Br FeBr3 [FeBr4 ] Br Bước 2: Bước 3: Biết: Tác nhân electrophile là tác nhân có ái lực với electron, chúng thường là các tiểu phân mang điện tích dương (như H , NO2,…) hoặc có trung tâm mang một phần điện tích dương (như C H3 -Cl ,…) + + Tác nhân nucleophile là tác nhân có ái lực với hạt nhân, chúng thường là các tiểu phân mang điện tích âm (như Br-, HO-, CH3O-,…) hoặc có cặp electron hóa trị tự do (như NH3, H2O,…) Phát biểu nào sau đây sai ? A. Tác nhân Br là tác nhân nucleophile của phản ứng. B. Bước 2 là quá trình tương tác giữa benzene và tác nhân Br .
- C. Sản phẩm được hình thành chủ yếu ở bước 3. D. Sản phẩm phản ứng có tên gọi là bromobenzene. Câu 14. Quần áo bị dính bẩn bởi dầu luyn (dầu nhớt). Nên sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ vết bẩn đó? A. Dung dịch muối ăn. B. Chất giặt rửa tổng hợp. C. Dung dịch HC1. D. Dung dịch NaOH. Câu 15. Tên gọi của amine có công thức phân tử CH5N là A. phenylamine. B. alanine. C. methylamine. D. ethylamine. Câu 16. Vai trò nào sau đây không phải của protein A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng ra, vào tế bào. B. Lưu trữ một số chất cần thiết cho tế bào. C. Duy trì pH của máu. D. Là thành phần tạo nên cao su. Câu 17. Pin điện hóa Zinc carbon (Zn–C) đã được sử dụng từ lâu. Pin Zn–C có giá rẻ phù hợp cho các thiết bị tiêu thụ ít điện năng như điều khiển tivi, đồng hồ treo tường, đèn pin, đồ chơi, … Tuy nhiên, điện trở trong của loại pin này lớn, không phù hợp cho các thiết bị như máy ảnh. Khi pin này hoạt động thì A. Zn đóng vai trò cực âm, C đóng vai trò cực dương. B. ở điện cực âm, anode xảy ra quá trình khử Zn. C. không phát sinh dòng điện. D. dòng electron chuyển từ cực dương sang cực âm. Câu 18. Cho các cặp oxi hóa - khử và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hóa – khử Cu2+/Cu Zn2+/Zn Fe2+/Fe Ag+/Ag Thế điện cực chuẩn (V) +0,34 -0,762 -0,44 +0,799 Pin có sức điện động lớn nhất là A. Pin Zn – Cu . B. Pin Fe – Cu . C. Pin Cu – Ag . D. Pin Fe – Ag . PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 . Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamylacetate (có mùi chuối chín) theo thứ tự các bước sau đây: Bước 1. Cho 3 mL isoamylalcohol (ở 250C có d = 0,81 gam/mL), 4 mL acetic acid (ở 250C có d = 1,049 gam/mL) và 5 mL H2SO4 đặc vào bình cầu, lắc đều và đun nhẹ trong khoảng 7 – 8 phút. Bước 2. Để nguội chất lỏng ở bình hứng, thêm 10 mL dung dịch NaCl bão hoà và cho sang phễu chiết để tách sản phẩm thu được. a. Phản ứng điều chế isoamylacetate trong thí nghiệm trên là phản ứng ester hoá. b. H2SO4 đặc vừa là chất xúc tác vừa là chất hút nước để phản ứng xảy ra nhanh hơn. c. Trong phễu chiết, lớp chất lỏng phía dưới có thành phần chính là isoamylacetate. d. Sau bước 2, khối lượng ester thu được là 1,785 gam. Biết hiệu suất phản ứng đạt 50%. Câu 2. Glutamic acid có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng cấu trúc tế bào của con người. Ngoài ra, muối monosodium glutamate còn được dùng chế biến gia vị thức ăn (bột ngọt hay mì chính). Glutamic acid có cấu trúc như hình vẽ bên dưới và có điểm đẳng điện pI = 3,2 (pI là giá trị pH mà khi đó amino acid
- có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại. Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion) a. Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức b.Trong Glutamic acid., nguyên tố C chiếm 40,816% về khối lượng c. Trong dung dịch pH = 3,2 glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COO-. d. Trong dung dịch pH = 6, có thể tách hỗn hợp gồm glutamic acid và lysine (pI = 9,7) bằng phương pháp điện di. Câu 3. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây: - Bước 1: Nhỏ vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch HCl loãng cùng nồng độ. - Bước 2: Cho lần lượt mẫu Al, mẫu Fe, mẫu Cu có số mol bằng nhau vào 3 ống nghiệm. - Bước 3: Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 vào các ống nghiệm. a. Ở bước 2, H2 thoát ở 2 ống nghiệm chứa Al và Fe; Al và Fe bị ăn mòn hoá học. b. Mẫu Fe bị hòa tan nhanh hơn so với mẫu Al. c. Ở bước 3, Al, Fe bị ăn mòn điện hoá, Cu bị ăn mòn hoá học. d. Ở bước 3, khí thoát ra nhanh hơn so với ở bước 2. Câu 4. Nhỏ muối thiocyanate (SCN–) vào dung dịch muối Fe3+ loãng, dung dịch từ màu vàng nhạt chuyển sang màu đỏ máu là do 1 phối tử nước trong phức chất aqua có dạng hình học bát diện của Fe3+ bị thay thế bởi 1 phối tử SCN–. a. Phức chất aqua có công thức hoá học là [Fe(H2O)6]3+. b. Phức chất có màu đỏ máu là phức chất của Fe3+ có chứa 1 phối tử SCN– và 6 phối từ nước. c. Phức chất màu đỏ máu có công thức hoá học là [Fe(H2O)5(SCN)]2+. d . So với anion SCN- , anion F - dễ thay thế phối tử H2O trong [Fe(OH)6]3+ hơn. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 . Câu 1. Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn các dung dịch sau: KCl, CuSO4, AgNO3, CuCl2, MgCl2, NiSO4, ZnCl2. số dung dịch sau điện phân có pH < 7 là Câu 2. Trong y học, glucose làm thuốc tăng lực cho người bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá nhiều năng lượng. Dung dịch glucose 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/mL, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2 và H2O tỏa ra một nhiệt lượng là 2803 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 250 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là? Câu 3. Cho các thí nghiệm sau: (1) Glucose phản ứng thuốc thử Tollens (2) Glucose phản ứng với nước bromine (3) Glucose phản ứng với copper(II) hydroxide và NaOH đun nóng. (4) Saccharose phản ứng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường. (5) Cellulose phản ứng với HNO3 đặc có mặt H2SO4 đặc, đun nóng. Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử?
- Câu 4. Nhiều enzyme tham gia có chọn lọc với các liên kết peptide nhất định. Chẳng hạn trypsin là một enzyme tiêu hóa xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptide ở phía carboxyl của các amino acid arginine (Arg) và lysine (Lys). Thủy phân peptide sau: Ala−Phe−Lys−Val−Met−Tyr−Gly−Arg−Ser−Trp−Leu−His bằng enzyme trypsin thu được tối đa bao nhiêu peptide có mạch ngắn hơn? Câu 5. Ion Ca2+cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion calcium không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion calcium, người ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion calcium dưới dạng calcium oxalate (CaC2O4) rồi cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium permanganate trong môi trường acid theo phản ứng sau: KMnO4 + CaC2O4 + H2SO4 CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu một người tác dụng vừa hết với 2,05 mL dung dịch potassium permanganate (KMnO4) 4,88.10-4M. Xác định nồng độ ion calcium trong máu người đó bằng đơn vị mg Ca2+/100 mL máu. Câu 6. Dung dịch FeCl3 có môi trường acid do sự thủy phân của ion Fe3+ theo phản ứng đơn giản hóa: Fe3+ (aq) + H2O (l) ⇌ [Fe(OH)]2+ (aq) + H+(aq) Ka = 10-2,19 Tính pH của dung dịch FeCl3 0,1M. (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
- HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ở nhiệt độ thường, các kim loại ở thể ...(1)... và có cấu tạo ...(2)... (trừ thủy ngân). Các từ thích hợp cần điền vào vị trí (1) và (2) lần lượt là A. rắn và tinh thể. B. lỏng và tinh thể. C. rắn và phân tử. D. khí và tinh thể. Câu 2. Trong các hợp chất, kim loại nhóm IA có số oxi hóa là A. +4. B. +1. C. +2. D. +3. Câu 3. Chất dẻo được sử dụng rất phổ biến trên thế giới để tạo nhiều sản phẩm ứng dụng trong đời sống, công nghiệp , xây dựng. Thành phân chính của chất dẻo là … A. chất độn. B. chất hoá dẻo. C. chất tạo màu. D. polymer. Câu 4. Đốt một sợi dây kim loại X trong bình khí chlorine (Cl2) thấy tạo ra khói màu nâu đỏ. X là kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 5. Có thể dát mỏng, kéo sợi kim loại Au là do kim loai Au có A. tính dẻo cao. B. tính dẫn điện tốt. C. độ cứng cao. D. nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 6. Hai chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu? A. NaCl và Ca(OH)2. B. Na2CO3 và Na3PO4. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. Na2CO3 và HCl. Câu 7. Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà một chất cháy tự cháy trong không khí mà không cần tiếp xúc với nguồn lửa. Khi nhựa poly(styrene) (PS) bị cháy sẽ sinh ra khí độc như CO, HCN,... Trong tình huống thoát khỏi khu vực cháy, cần lưu ý: (a) Đeo mặt nạ phòng độc có thể hạn chế hít phải khí độc. (b) Không được cúi thấp người khi thoát khỏi đám cháy. (c) Khói cháy nhựa PS độc hại hơn khói cháy gỗ. (d) Dùng nước chữa cháy nhằm giảm sự lan rộng của đám cháy. Các phát biểu đúng là: A. (a), (b), (c). B. (a), (c), (d). C. (b), (c), (d). D. (a), (b), (d). Câu 8. Trong trồng trọt, không nên sử dụng phân đạm ammonium nitrate (NH4NO3) cùng với vôi sống (CaO) vì: A. làm thất thoát nitrogen dưới dạng khí N2. B. tạo ra hợp chất không tan trong đất. C. làm mất nitrogen do giải phóng khí NH3. D. làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Câu 9. Dựa vào phổ IR của hợp chất X thuộc loại ester có công thức CH3COOCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O?
- A. A. B. B. C. C. D. D. Câu 10. Glucose có trong thành phần quả nho chín, glucose có CTPT là A. C6H10O5. B. C6H12O6. C. C6H10O5. D. C12H22O11. Câu 11. Aniline thường được sử dụng để sản xuất A. phẩm nhuộm, mỹ phẩm . B. phẩm nhuộm, dược phẩm. C. thực phẩm, dược phẩm. D. phẩm nhuộm, mỹ phẩm. Câu 12. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide? A. Tinh bột. B. Cellulose. C. Fructose. D. Saccharose. Câu 13. Phản ứng của benzene với bromine (xúc tác FeBr3) xảy ra theo cơ chế sau: Bước 1: Br Br FeBr3 [FeBr4 ] Br Bước 2: Bước 3: Biết: Tác nhân electrophile là tác nhân có ái lực với electron, chúng thường là các tiểu phân mang điện tích dương (như H+, +NO2,…) hoặc có trung tâm mang một phần điện tích dương (như C H3 -Cl ,…) Tác nhân nucleophile là tác nhân có ái lực với hạt nhân, chúng thường là các tiểu phân mang điện tích âm (như Br-, HO-, CH3O-,…) hoặc có cặp electron hóa trị tự do (như NH3, H2O,…) Phát biểu nào sau đây sai ?
- A. Tác nhân Br là tác nhân nucleophile của phản ứng. B. Bước 2 là quá trình tương tác giữa benzene và tác nhân Br . C. Sản phẩm được hình thành chủ yếu ở bước 3. D. Sản phẩm phản ứng có tên gọi là bromobenzene. Câu 14. Quần áo bị dính bẩn bởi dầu luyn (dầu nhớt). Nên sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ vết bẩn đó? A. Dung dịch muối ăn. B. Chất giặt rửa tổng hợp. C. Dung dịch HC1. D. Dung dịch NaOH. Câu 15. Tên gọi của amine có công thức phân tử CH5N là A. phenylamine. B. alanine. C. methylamine. D. ethylamine. Câu 16. Vai trò nào sau đây không phải của protein A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng ra, vào tế bào. B. Lưu trữ một số chất cần thiết cho tế bào. C. Duy trì pH của máu. D. Là thành phần tạo nên cao su. Câu 17. Pin điện hóa Zinc carbon (Zn–C) đã được sử dụng từ lâu. Pin Zn–C có giá rẻ phù hợp cho các thiết bị tiêu thụ ít điện năng như điều khiển tivi, đồng hồ treo tường, đèn pin, đồ chơi, … Tuy nhiên, điện trở trong của loại pin này lớn, không phù hợp cho các thiết bị như máy ảnh. Khi pin này hoạt động thì A. Zn đóng vai trò cực âm, C đóng vai trò cực dương. B. ở điện cực âm, anode xảy ra quá trình khử Zn. C. không phát sinh dòng điện. D. dòng electron chuyển từ cực dương sang cực âm. Câu 18. Cho các cặp oxi hóa - khử và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hóa – khử Cu2+/Cu Zn2+/Zn Fe2+/Fe Ag+/Ag Thế điện cực chuẩn (V) +0,34 -0,762 -0,44 +0,799 Pin có sức điện động lớn nhất là A. Pin Zn – Cu . B. Pin Fe – Cu . C. Pin Cu – Ag . D. Pin Fe – Ag . PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 Câu 1. Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamylacetate (có mùi chuối chín) theo thứ tự các bước sau đây: Bước 1. Cho 3 mL isoamylalcohol (ở 250C có d = 0,81 gam/mL), 4 mL acetic acid (ở 250C có d = 1,049 gam/mL) và 5 mL H2SO4 đặc vào bình cầu, lắc đều và đun nhẹ trong khoảng 7 – 8 phút. Bước 2. Để nguội chất lỏng ở bình hứng, thêm 10 mL dung dịch NaCl bão hoà và cho sang phễu chiết để tách sản phẩm thu được. a. Phản ứng điều chế isoamylacetate trong thí nghiệm trên là phản ứng ester hoá. b. H2SO4 đặc vừa là chất xúc tác vừa là chất hút nước để phản ứng xảy ra nhanh hơn. c. Trong phễu chiết, lớp chất lỏng phía dưới có thành phần chính là isoamylacetate. d. Sau bước 2, khối lượng ester thu được là 1,785 gam. Biết hiệu suất phản ứng đạt 50%. Đáp án: a. Đúng. b. Đúng. c. Sai, vì isoamylacetate ở lớp chất lỏng phía trên..
- d. Đúng. Câu 2. Glutamic acid có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng cấu trúc tế bào của con người. Ngoài ra, muối monosodium glutamate còn được dùng chế biến gia vị thức ăn (bột ngọt hay mì chính). Glutamic acid có cấu trúc như hình vẽ bên dưới và có điểm đẳng điện pI = 3,2 (pI là giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại. Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion) a. Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức b.Trong Glutamic acid., nguyên tố C chiếm 40,816% về khối lượng c. Trong dung dịch pH = 3,2 glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COO-. d. Trong dung dịch pH = 6, có thể tách hỗn hợp gồm glutamic acid và lysine (pI = 9,7) bằng phương pháp điện di. Đáp án: a. Đúng. b. Đúng. c. Sai, vì pH = pI glutamic acid tồn tại chủ yếu dạng ion lưỡng cực. d. Đúng vì pH = 6 glutamic acid tồn tại chủ yếu dạng anion và lysine tồn tại chủ yếu dạng cation nên tách được bằng phương pháp điện di. Câu 3. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây: - Bước 1: Nhỏ vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch HCl loãng cùng nồng độ. - Bước 2: Cho lần lượt mẫu Al, mẫu Fe, mẫu Cu có số mol bằng nhau vào 3 ống nghiệm. - Bước 3: Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 vào các ống nghiệm. a. Ở bước 2, H2 thoát ở 2 ống nghiệm chứa Al và Fe; Al và Fe bị ăn mòn hoá học. b. Mẫu Fe bị hòa tan nhanh hơn so với mẫu Al. c. Ở bước 3, Al, Fe bị ăn mòn điện hoá, Cu bị ăn mòn hoá học. d. Ở bước 3, khí thoát ra nhanh hơn so với ở bước 2. Đáp án: a..Đúng b. Sai vì Al sẽ hoà tan nhanh hơn c. Sai vì Al, Fe bị ăn mòn điện hoá, Cu không bị ăn mòn. d. Đúng. Câu 4. Nhỏ muối thiocyanate (SCN–) vào dung dịch muối Fe3+ loãng, dung dịch từ màu vàng nhạt chuyển sang màu đỏ máu là do 1 phối tử nước trong phức chất aqua có dạng hình học bát diện của Fe3+ bị thay thế bởi 1 phối tử SCN–. a. Phức chất aqua có công thức hoá học là [Fe(H2O)6]3+. b. Phức chất có màu đỏ máu là phức chất của Fe3+ có chứa 1 phối tử SCN– và 6 phối từ nước. c. Phức chất màu đỏ máu có công thức hoá học là [Fe(H2O)5(SCN)]2+. d . So với anion SCN- , anion F - dễ thay thế phối tử H2O trong [Fe(OH)6]3+ hơn. Đáp án: a. Đúng. b. Sai. Phức chất có màu đỏ máu là phức chất của Fe3+ có chứa 1 phối tử SCN– và 5 phối từ nước. c. Đúng d. Đúng.
- PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 . Câu 1. Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn các dung dịch sau: KCl, CuSO4, AgNO3, CuCl2, MgCl2, NiSO4, ZnCl2. số dung dịch sau điện phân có pH < 7 là Hướng dẫn giải Dung dịch sau điện phân có pH < 7 là CuSO4, AgNO3, NiSO4. Câu 2. Trong y học, glucose làm thuốc tăng lực cho người bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá nhiều năng lượng. Dung dịch glucose 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/mL, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2 và H2O tỏa ra một nhiệt lượng là 2803 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 250 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là? Hướng dẫn giải nC6H12O6 = 250.1,02.5%/180 = 0,07083 Năng lượng tối đa = 0,07083.2803 = 199 kJ Câu 3. Cho các thí nghiệm sau: (1) Glucose phản ứng thuốc thử Tollens (2) Glucose phản ứng với nước bromine (3) Glucose phản ứng với copper(II) hydroxide và NaOH đun nóng. (4) Saccharose phản ứng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường. (5) Cellulose phản ứng với HNO3 đặc có mặt H2SO4 đặc, đun nóng. Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử? Hướng dẫn giải 3 gồm 1,2,3 Câu 4. Nhiều enzyme tham gia có chọn lọc với các liên kết peptide nhất định. Chẳng hạn trypsin là một enzyme tiêu hóa xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptide ở phía carboxyl của các amino acid arginine (Arg) và lysine (Lys). Thủy phân peptide sau: Ala−Phe−Lys−Val−Met−Tyr−Gly−Arg−Ser−Trp−Leu−His bằng enzyme trypsin thu được tối đa bao nhiêu peptide có mạch ngắn hơn? Hướng dẫn giải 5 Câu 5. Ion Ca+2 cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion calcium không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion calcium, người ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion calcium dưới dạng calcium oxalate (CaC2O4) rồi cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium permanganate trong môi trường acid theo phản ứng sau: KMnO4 + CaC2O4 + H2SO4 CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O a) Lập phương trình hóa học của phản ứng xảy ra bằng phương pháp thăng bằng electron. b) Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu một người tác dụng vừa hết với 2,05 mL dung dịch potassium permanganate (KMnO4) 4,88.10-4M. Xác định nồng độ ion calcium trong máu người đó bằng đơn vị mg Ca+2/100 mL máu. Hướng dẫn giải
- 7 3 2 4 2 K Mn O4 5Ca C2 O4 8H2SO4 5CaSO4 K 2SO4 2 M nSO4 10CO2 8H2O C.OXH C.K b) n KMnO4 = 106 mol n CaC2O4 = 2,5.106 mol PTHH mCaC2O4 (100 mL M) = 2,5.106 .40.103.100 = 10 mg/100 mL Câu 6. Dung dịch FeCl3 có môi trường acid do sự thủy phân của ion Fe3+ theo phản ứng đơn giản hóa: Fe3+ (aq) + H2O (l) ⇌ [Fe(OH)]2+ (aq) + H+(aq) Ka = 10-2,19 Tính pH của dung dịch FeCl3 0,1M. (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm). Hướng dẫn giải Đáp án 1,65 Fe3+ (aq) + H2O (l) ⇌ [Fe(OH)]2+ (aq) + H+(aq) Ka = 10-2,19 Ban đầu: 0,1 0 0 Cân bằng: 0,1 - x x x x2 Ta có: K a 102,19 x 2, 24.102 (M) (0,1 x) pH lg(2, 24.102 ) 1,65

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
