intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Long Khánh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Long Khánh, Đồng Nai’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Long Khánh, Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Ra đề: Trường THPT Long Khánh MÔN: LỊCH SỬ Phản biện đề: Trường THPT Hoàng Diệu Thời gian làm bài: 50 phút Đề có 05 trang PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chế độ chính trị của Nga sau Cách mạng tháng 1905-1907 là gì? A. Chế độ Cộng hòa. B. Chế độ dân chủ. C. Chế độ quân chủ chuyên chế. D. Chế độ quân chủ lập hiến. Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội mở rộng từ châu Âu sang châu Á? A. Năm 1940, Mông Cổ đi theo con đường XHCN. B. Năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. C. Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. D. Năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Câu 3. Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. C. giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản. D. giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn. Câu 4. “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp cho người ta!”. Câu nói trên là của nhân vật nào sau đây? A. Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) B. Bà Trưng Trắc C. Nữ tướng Bùi Thị Xuân D. Công chúa Lê Ngọc Hân Câu 5. Nguyên nhân chủ quan nào mang tính quyết định đối với thắng lợi của các cuộc kháng chiến? A. Đường lối quân sự đúng đắn, linh hoạt, độc đáo, sáng tạo. B. Các tướng lĩnh yêu nước, dũng cảm, tài năng mưu lược. C. Sự đoàn kết đồng lòng, dũng cảm, kiên cường của nhân dân. D. Sức mạnh kinh tế, văn hoá, quân sự mạnh. Câu 6. Cuộc kháng chiến nào đã mở đầu truyền thống kết thúc chiến tranh một cách mềm dẻo để giữ vững hoà hiếu với nước ngoài của dân tộc ta? A. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. B. Kháng chiến chống Tống thời Lý. C. Kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần. D. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. Câu 7. Nội dung nào sau đây là yếu tố quyết định dẫn đến Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ? A. Tác động cùa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thử ba. B. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước và tổ chức quốc tế. C. Liên Xô và Mỹ bị suy giảm vị thế do phải chạy đua vũ trang. D. Chủ nghĩa xã hội ờ Liên Xô lâm vào khủng hoảng và tan rã. 1
  2. Câu 8. Nội dung nào sau đây là vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế? A. Góp phần ngăn ngừa không để xảy ra cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội. C. Giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học. D. Xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Câu 9. Một trong những mục đích thành lập của ASEAN là A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội trong khu vực. B. tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh và hình thành liên minh phòng thủ. C. thành lập một tổ chức chính trị, quân sự chung trong khu vực Đông Nam Á. D. giải quyết tranh chấp trong khu vực bằng biện pháp quân sự hoà bình. Câu 10. Theo hiệp ước Ba-li thì yếu tố nào không được xem là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. C. Chỉ sự dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên. D. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hoá và xã hội. Câu 11. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là A. Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa- Xã hội. B. Chính trị , Kinh tế, Văn hóa- Xã hội. C. An ninh, Chính trị, Văn hóa – Xã hội. D. Chính trị, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội. Câu 12. Thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là A. Mĩ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagayaki để tiêu diệt phát xít Nhật. B. Phát xít Nhật lần lượt rút khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương. C. Quân Đồng minh dồn dập tấn công quân đội Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương. D. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai của Nhật hoang mang. Câu 13. Trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1945 – 1954), chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 có điểm chung là A. làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. B. buộc Pháp phải thay đổi kế hoạch chiến tranh. C. buộc Pháp nhượng bộ trên bàn đàm phán. D. Quân đội Việt Nam chủ động tiến công quân Pháp. Câu 14. Trong những năm 1961-1965, Mỹ tiến hành chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến tranh cục bộ. B. Chiến tranh đơn phương. C. Việt Nam hoá chiến tranh. D. Chiến tranh đặc biệt. Câu 15. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam trong những năm 1979 - 1989, diễn ra trên những địa bàn nào sau đây? A. Trên toàn tuyến biên giới đất liền của lãnh thổ Việt Nam. B. Chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. C. Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng, Lai Châu. D. Các tỉnh biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Câu 16. Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12- 2
  3. 1986) thuộc lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 17. Trong nội dung đổi mới về đối ngoại giai đoạn 1996 - 2006, chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm A. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. B. mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. C. xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. D. xây dựng và tăng cường an ninh - quốc phòng. Câu 18. Đâu là bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước (12 - 1986) đến nay? A. Huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới. B. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong khu vực. C. Tập trung khắc phục tình trạng tham nhũng lãng phí. D. Đẩy mạnh các mối quan hệ đối ngoại hòa bình, ổn định. Câu 19. Duy Tân hội tổ chức phong trào Đông du là đưa thanh niên Việt Nam đến nước nào? A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Nga. Câu 20. Quan hệ giữa Việt Nam với phần lớn các nước trên thế giới đã từng bước được cải thiện và mở rộng trong hoàn cảnh nào? A. Việt Nam trong quá trình thống nhất đất nước. B. Từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới. C. Trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN. D. Sau khi cách mạng tháng Tám (1945) thành công. Câu 21. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX có chung mục đích gì? A. Tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài. B. Thể hiện chủ trương bạo động cách mạng. C. Thành lập các tổ chức yêu nước cách mạng. D. Học tập trình độ phát triển của các nước lớn. Câu 22. Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc do chịu tác động bởi cuộc cách mạng nào sau đây? A. Cách mạng tư sản Pháp. B. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc. C. Cách mạng Tháng Mười Nga. D. Cách mạng tư sản Mĩ. Câu 23. Sự kiện nào dưới đây không phải là một phần của hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh? A. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Tham gia Hội nghị Véc-xai. C. Ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. D. Đọc Tuyên ngôn Độc lập. Câu 24. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học chủ yếu nào từ thất bại của việc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai (1919)? A. Phân biệt được bạn và thù của dân tộc. B. Nhận thức rõ vai trò của sự đoàn kết trong công cuộc giải phóng. C. Sự đúng đắn của con đường cách mạng vô sản. D. Muốn giải phóng đất nước chỉ có thể dựa vào sức lực của chính mình. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước 3
  4. Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICS. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kĩ thuật”. (Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2001, tr.401) a) Đoạn trích đề cập đến hệ quả tích cực của quan hệ quốc tế sau thời kì Chiến tranh lạnh. b) Cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ và các nước đế quốc phát động nhằm tập hợp lực lượng chống lại Liên Xô. c) Quan hệ quốc tế ngày nay đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia. d) Cuộc Chiến tranh lạnh là một biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Hiệp định Giơnevơ đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương trên cơ sở các nước tham gia Hội nghị công nhận và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương và cũng là thắng lợi to lớn của lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới.” (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện sử học, Lịch sử Việt Nam, Tập 11, NXB Khoa học xã hội, 2017, tr.448) a) Hiệp định Giơnevơ là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của riêng nhân dân Việt Nam. b) Hiệp định Giơnevơ là văn kiện ngoại giao quốc tế phản ánh đầy đủ thiện chí hòa bình của các bên tham gia kí kết. c) Hiệp định Giơnevơ tạo cơ sở pháp lí để Việt Nam tiếp tục đấu tranh đòi kẻ thù thực hiện đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản. d) Các quyền dân tộc cơ bản quy định trong Hiệp định Giơnevơ đã được thực hiện trọn vẹn trên thực tế ngay trong năm 1954. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây. “Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các đơn vị kinh tế và quần chúng lao động hăng hải phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, ngày 18-12-1986, trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 47, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.902) a) Đoạn tư liệu thể hiện quan điểm đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1996. b) Việc cải cách cơ chế quản lí kinh tế nói trên xuất phát từ tình trạng kém hiệu quả của cơ chế thị trường. c) Việc cải cách cơ chế quản lí kinh tế nói trên đã giải phóng sức sản xuất, tạo ra động lực to lớn đối với các tổ chức và cá nhân trong sản xuất, kinh doanh. d) Từ nội dung tư liệu và thực tiễn cho thấy nhiều thành tựu về kinh tế ở Việt Nam hiện nay gắn liền với chính sách cải cách cơ chế quản lí kinh tế. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 4
  5. “... Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo:“Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”. (Hồ Chí Minh, Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562) a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lê-nin tháng 7- 1920. b) Sự kiện đề cập trong đoạn tư liệu trên đánh dấu Việt Nam hoàn toàn đi theo cách mạng vô sản. c) “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” trong đoạn tư liệu chính là đề cập đến con đường cách mạng vô sản. d) Ý nghĩa lớn của việc Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lê-nin là người đã khẳng định được con đường giải phóng dân tộc đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. ---------------- HẾT ---------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. 5
  6. SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH Môn thi: LỊCH SỬ PHẦN ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THI THỬ SỐ 2 (Đáp án, thang điểm có 01 trang) PHẦN I. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) 1 C 2 C 3 D 4 A 5 A 6 B 7 D 8 A 9 A 10 C 11 A 12 D 13 B 14 D 15 D 16 B 17 B 18 A 19 A 20 B 21 A 22 C 23 C 24 D PHẦN II. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu Lệnh hỏi Đáp án Câu Lệnh hỏi Đáp án 1 a S 3 a S b Đ b S c Đ c Đ d S d Đ 2 a S 4 a Đ b S b S c Đ c Đ d S d Đ ---------------- HẾT ---------------- 6
  7. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1