
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân, Đồng Nai
lượt xem 1
download

Dưới đây là “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân, Đồng Nai” giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân, Đồng Nai
- Ra đề: Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Phản biện đề: Trường THPT Trấn Biên MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài:50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có 04 trang) Mã đề 101 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ngày 30-12-1922, Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập trên cơ sở những thành tựu của các nước Xô viết đạt được trong A. công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. B. lật đổ chế độ Nga hoàng, tư sản mại bản. C. phân chia thành quả ở Hội nghị Vécxai. D. việc thực hiện quyết định Hội nghị Ianta. Câu 2. Năm 981, người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân Đại Cồ Việt kháng chiến chống quân Tống xâm lược là A. Ngô Quyền. B. Lý Thường Kiệt. C. Đinh Bộ Lĩnh. D. Lê Hoàn. Câu 3. Nội dung nào sau đây là biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông-Tây xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX? A. Bước đầu hạn chế vũ khí chiến lược. B. Mĩ đề ra, thực hiện Kế hoạch Mácsan. C. Trật tự thế giới đa cực đã hình thành. D. Liên Xô thành lập Hiệp ước Vácsava. Câu 4. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là A. sự phát triển của xu thế khu vực hóa. B. nhu cầu của xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. cục diện Chiến tranh lạnh đã kết thúc. D. tăng cường sức mạnh quân sự khu vực. Câu 5. Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng một tổ chức hợp tác liên chính phủ có liên kết sâu rộng, dựa trên cơ sở pháp lí là A. Tuyên bố Băng Cốc (1976). B. Tầm nhìn ASEAN 2020. C. Hiến chương ASEAN (2007). D. Hiệp ước Bali II (2003). Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. B. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. C. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động. D. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. Câu 7. Một trong những thuận lợi của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì? A. Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc giải giáp quân Nhật. B. Chính phủ Việt Nam đã nắm giữ được Ngân hàng Đông Dương. C. Quân Anh vào miền Nam giải giáp quân Nhật. D. Nhân dân giành được quyền làm chủ đất nước. Câu 8. Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 là A. cả nước độc lập, thống nhất. B. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. C. đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền. D. miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Câu 9. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương A. tập trung đổi mới về kinh tế - xã hội. B. đổi mới toàn diện và đồng bộ. C. đổi mới căn bản và toàn diện. D. tập trung đổi mới về chính trị, tư tưởng. Câu 10. Trong những năm 1918 - 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Gia nhập Đảng Xã hội Pháp. B. Tổ chức phong trào Đông du. C. Thành lập ra Cộng sản đoàn. D. Lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Câu 11. Trong giai đoạn 1965 - 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Đàm phán, kí kết Hiệp định Pari. B. Tham dự Hội nghị quốc tế Giơnevơ. C. Đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. D. Đặt quan hệ ngoại giao với Angiêri. Câu 12. Đầu thế kỉ XX, hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh diễn ra chủ yếu ở A. Nhật Bản. B. Pháp. C. Triều Tiên. D. Anh. Mã đề 101-Trang 4/4
- Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng đường lối chung của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ tháng 12 - 1978)? A. Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt. B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện đại mang đặc sắc Trung Quốc. C. Đưa Trung Quốc trở thành nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh. D. Cho phép đa nguyên chính trị, đa đảng cầm quyền ở Trung Quốc. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) ở Đại Việt? A. Nhà Minh thi hành chính sách cai trị hà khắc, chế độ thuế khóa nặng nề. B. Nhà Thanh thiết lập ách thống trị, áp bức trong dân chúng nhất là phụ nữ. C. Triều Hồ bị thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. D. Chính quyền đô hộ triệt để vơ vét của cải, thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt. Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Ianta? A. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của các quốc gia độc lập. B. Sự khủng hoảng, suy yếu rồi tan rã của nước đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa. C. Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới, với sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu. D. Đế quốc Mỹ đã thực hiện thành công chiến lược toàn cầu trên phạm vi toàn thế giới. Câu 16. Nội dung nào sau đây không là triển vọng của Cộng đồng ASEAN? A. Sự vươn lên của khu vực Đông Nam Á. B. ASEAN có quan hệ rộng lớn với các đối tác bên ngoài. C. Vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. D. ASEAN trở thành một trong những trung tâm toàn cầu về quân sự. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của trận thắng “Điện Biên Phủ trên không” ở Việt Nam (cuối năm 1972)? A. Mỹ phải tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc. B. Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược. C. Mỹ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam. D. Thắng lợi đã tạo thêm thực lực cho ta tại bàn đàm phán Pari. Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải thành tựu của đổi mới chính trị ở Việt Nam trong thời kì từ năm 1986 đến nay? A. Đổi mới đối ngoại và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. B. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả. C. Đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục và đào tạo, trình độ dân trí được cải thiện. D. Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Câu 19. Trong giai đoạn 1975 - 1985, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây đối với Trung Quốc? A. Hai bên thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. B. Tiến hành thương lượng, bình thường hóa quan hệ ngoại giao. C. Việt Nam tuyên bố cắt đứt quan hệ với Trung Quốc do bất ổn. D. Đàm phán giải quyết xung đột về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải. Câu 20. Cuối thế kỉ XlX đầu thế kỉ XX, hoàn cảnh đất nước nào sau đây đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh? A. Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế - xã hội nặng nề do cơ chế quản lí kinh tế bao cấp. B. Nhân dân Việt Nam cùng cực dưới ách thống trị của đế quốc Pháp và phát xít Nhật. C. Phong trào đấu tranh theo con đường cách mạng vô sản giành được nhiều thắng lợi. D. Các phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến, dân chủ tư sản đều bị thất bại. Câu 21. Sau Chiến tranh lạnh các quốc gia trên thế giới đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm không bắt nguồn từ lí do nào sau đây? A. Quan hệ đối đầu về chính trị - quân sự không còn phù hợp. B. Kinh tế phát triển tạo nên sức mạnh thực sự cho quốc gia. C. Kinh tế trở thành một nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. D. Tình hình thế giới ổn định, không còn xung đột và tranh chấp. Câu 22. Nhận xét nào sau đây ghi nhận Đảng Cộng sản Việt Nam đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị? A. Đổi mới toàn diện trong đó trọng tâm và đi đầu là đổi mới chính trị. B. Đổi mới chính trị đi trước tạo điều kiện pháp lí cho đổi mới kinh tế. Mã đề 101-Trang 4/4
- C. Hoàn thành xây dựng nhà nước pháp quyền phù hợp với kinh tế thị trường. D. Xây dựng nền kinh tế thị trường phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa. Câu 23. Nội dung nào sau đây là một trong những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Không thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh giai cấp và sức mạnh thời đại. B. Đổi mới toàn diện, nhanh chóng, từ đổi mới chính trị, xã hội đến đổi mới kinh tế, văn hóa. C. Kiên quyết giữ vững bản sắc văn hóa, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước. D. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân. Câu 24. Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân Việt Nam vì đã A. để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giá trị văn hóa, khoa học - kĩ thuật. B. lãnh đạo cả nước hoàn thành đường lối công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. C. đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, thống nhất đất nước. D. chỉ đạo kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho bảng dữ kiện sau đây về một số vấn đề lịch sử thế giới từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Vấn đề Sự kiện lịch sử Hệ thống xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng, sau đó hệ thống chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa sụp đổ (1991). Hệ thống tư bản Mỹ bị suy giảm thế mạnh kinh tế, từng bước hạn chế chạy đua vũ trang; Nhật Bản chủ nghĩa và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Phong trào giải Hệ thống thuộc địa thực dân cũ (ở Môdămbích, Anggôla, Dimbabuê,...) và mới phóng dân tộc (Việt Nam, Lào, Campuchia,...) sụp đổ nhanh chóng. Cách mạng công Dẫn đến sự xuất hiện xu thế toàn cầu hoá, gia tăng các mối liên hệ, tác động, phụ nghiệp lần thứ ba thuộc lẫn nhau giữa các đân tộc. a) Sự kiện tan rã của Liên Xô năm 1991 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực Ianta. b) Sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập xác lập hoàn chỉnh Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. c) Sự thay đổi cán cân kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa là một nguyên nhân sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Ianta. d) Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn và Mỹ bị suy giảm thế mạnh trên thế giới. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á. Đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ở Đông Nam châu Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác”. (Thừa Thiên Huế trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.22) a) Năm 1955, Mỹ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam, đã thiết lập một thuộc kiểu cũ của Mỹ ở Đông Dương. b) Có quan điểm cho rằng: cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam trong thời kì 1954-1975 là một cuộc nội chiến dân tộc. c) Cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ và phản ánh mâu thuẫn trong thời kì Chiến tranh lạnh. d) Mỹ coi miền Bắc Việt Nam là tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á, Mỹ lấy miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Mã đề 101-Trang 4/4
- “Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học-kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi”. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.81) a) Đoạn tư liệu trên phản ánh đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời kì đổi mới. b) Chủ trương đối ngoại trên để phá thế bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch đối với nước Việt Nam. c) Đoạn tư liệu trên thể hiện quan điểm về “lợi ích quốc gia” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chính sách đối ngoại thời kì đổi mới. d) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam thiết lập quan hệ đối ngoại với hai nhà nước trong hệ thống chủ nghĩa xã hội là Lào và Liên Xô. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “ Vào cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, một số nước Đông Nam Á c ó ý tưởng thành lập một tổ chức khu vực nhưng đều không thành công. Cuối năm 1966, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao các nước Inđônêxia, Malaixia, Philíppin và Xingapo bản dự thảo về việc tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về hợp tác khu vực. Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 08-8-1967, Bộ trưởng Ngoại giao năm nước đã họp ở Băng Cốc và chính thức đưa ra Tuyên b ố Băng Cốc về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association o/Southeast Asian Nations -ASEAN)”. (Tìm hiểu về ASEAN, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr. 16) a) Trước khi ASEAN thành lập (1967), đã tồn tại một số tổ chức khu vực nhưng đều “chết yểu” do mâu thuẫn lợi ích dân tộc giữa các nước. b) Khác với các tổ chức tiền thân trước đây trong khu vực, ASEAN chủ trương mở rộng tổ chức cho tất cả các nước trong khu vực tham gia. c) Từ 5 nước sáng lập ban đầu (1967), cho đến hiện nay Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức của tất cả các quốc gia nằm trong khu vực địa lí Đông Nam Á. d) Sau những thí nghiệm đầu tiên thất bại, các nước vẫn nỗ lực thiết lập tổ chức hợp tác khu vực đầu tiên xuất phát từ những biến đổi chính trị và an ninh đang diễn ra trong khu vực. ------ HẾT ------ Mã đề 101-Trang 4/4

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
150 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
179 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
196 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
187 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
150 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
182 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
115 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
99 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
129 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
140 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
121 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
151 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
