intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Bình Sơn, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Bình Sơn, Đồng Nai" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Bình Sơn, Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TẠO ĐỒNG NAI MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN Thời gian: 50 phút ( Không tính phát đề) ( Đề tham khảo) ( đề thi có 4 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 000 Câu 1. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921). B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922). C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922). D. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924). Câu 2. Tháng 1/1789, quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào dưới đây? A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. B. Đánh tan gần 5 vạn quân Xiêm xâm lược. C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. D. Đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược. Câu 3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định bởi văn kiện quan trọng nào? A. Hiến chương. B. Hiến pháp. C. Tuyên ngôn. D. Hiệp định. Câu 4. Văn kiện nào đã nêu rõ mục đích thành lập của tổ chức ASEAN? A. Tuyên bố ASEAN. B. Hiệp định Giơ-ne-vơ. C. Hiệp định Pa-ris. D. Tuyên bố Lahay. Câu 5. Cộng đồng ASEAN có bao nhiêu trụ cột? A. 5 B. 7 C. 9 D. 3 Câu 6. Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập? A. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). B. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945). C. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945). D. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946). Câu 7. Một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là A. đoàn kết kháng chiến. B. vườn không nhà trống. C. toàn dân kháng chiến. D. đánh nhanh thắng nhanh. Câu 8. Từ năm 1961 - 1965, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến tranh đặc biệt. B. Chiến tranh cục bộ. C. Chiến tranh đơn phương. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 9. Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ tháng 12/1986 trong hoàn cảnh như thế nào? A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã sụp đổ. B. Tình hình thế giới có rất nhiều điểm thuận lợi. C. Đất nước đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ. D. Đang lâm vào khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Câu 10. Một trong những địa điểm diễn ra các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu là A. Nhật. B. Anh. C. Đức. D. Ấn Độ. Câu 11. Trong giai đoạn 1975 đến 1985 Việt Nam đã tham gia A. Phong trào không liên kết. B. Cộng đồng văn hóa ASEAN . C. Hiệp hội các quốc gia độc lập. D. Cộng đồng kinh tế ASEAN. Câu 12. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động nào sau đây? A. Thành lập Mặt trận Việt Minh. B. Soạn thảo Luận cương chính trị. C. Hợp nhất các tổ chức cộng sản. D. Trở về nước lãnh đạo cách mạng. Câu 13. Từ khi tiến hành cải cách -mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có điểm gì mới so với giai đoạn 1949 -1978? Mã đề 000 Trang Seq/4
  2. A. Nhà nước nắm độc quyền trong các hoạt động sản xuất và điều tiết nền kinh tế. B. Cơ chế quản lí bao cấp, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu. C. Kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, kinh tế Nhà nước được tăng cường, củng cố. D. Nền kinh tế hàng hóa vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 14. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam? A. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa. B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt. C. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược. D. Sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi. Câu 15. Sự kiện nào sau đây đánh dấu trật tự hai cực I-an-ta chấm dứt? A. Liên Xô chính thức tan rã (12/1991). B. Chiến tranh lạnh kết thúc (1989). C. Bức tường Béc-lin sụp đổ (1989). D. Khủng hoảng năng lượng (1973). Câu 16. Một trong những thách thức mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển là A. sự đa dạng về chế độ chính trị. B. gặp những khó khăn về địa lý. C. một số quốc gia không có biển. D. khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Câu 17. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) đã quyết định A. tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng các căn cứ địa. B. phát lệnh tổng khởi nghĩa tiến công trên toàn miền Nam. C. để nhân dân nhân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng. D. phái lực lượng ra miền Bắc chở vũ khí vào Nam đánh Mỹ. Câu 18. Trọng tâm của đường lối Đổi mới mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra năm 1986 là A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. tư tưởng. Câu 19. Nội dung nào sau đây là mục đích của các hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày 19/12/1946? A. Tranh thủ, tập trung phát triển kinh tế đất nước. B. Xin gia nhập vào các tổ chức hòa bình quốc tế. C. Yêu cầu các nước thiết lập quan hệ ngoại giao. D. Để tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Câu 20. Nội dung nào sau đây thể hiện đúng vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam (1945-1969)? A. Lãnh tụ tối cao của cách mạng Việt Nam. B. Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương. C. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản. D. Soạn thảo các bản Hiến pháp cho dân tộc. Câu 21. Các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực có vai trò A. là cầu nối giữa các quốc gia, đã thúc đẩy kinh tế phát triển. B. giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực. C. hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế, tài chính để các nước nghèo phát triển. D. thúc đẩy nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển vững chắc. Câu 22. Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) vẫn còn nguyên giá trị đối với hôm nay A. thực hiện thế trận chiến tranh nhân dân. B. xây dựng liên minh quân sự với Ấn Độ. C. gia nhập vào các khối liên minh quân sự. D. liên kết chặt chẽ với các nước Đông Âu. Câu 23. Đâu là bài học kinh nghiệm xuyên suốt trong lịch sử đã đem lại thành công cho công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay? A. Đặt lợi ích của Nhân dân lên hàng đầu. B. Kiên trì lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. C. Tận dụng các cơ hội đến từ bên ngoài. D. Tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ. Mã đề 000 Trang Seq/4
  3. Câu 24. Mục đích của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khi phát động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là A. tăng khối đại đoàn kết với các lực lượng tiến bộ, dân chủ. B. thể hiện được sự đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa. C. tăng cường, củng cố quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. D. phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. PHẦN 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Ngày 1-1-1942, đại diện 26 nước chống phát xít đã ký bản tuyên bố về Liên hợp quốc, cam kết thành lập một tổ chức quốc tế vì hoà bình và an ninh sau chiến tranh… Tại hội nghị Tê-hê-ran (Iran, từ 28-11 đến 1-12-1943), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc. Tại hội nghị I-an-ta (Liên Xô, tháng 2- 1945), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc và đồng ý triệu tập hội nghị để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. Từ ngày 25-4-1945 đến ngày 26-6-1945, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.” a). Liên hợp quốc được thành lập nhằm liên minh các lực lượng để chống phát xít. b). Mục tiêu chính của Liên hợp quốc là nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. c). Tại hội nghị Xan Phran-xi-xcô, Hiến chương Liên Hợp quốc chính thức có hiệu lực. d). Liên hợp quốc ban đầu có 26 thành viên, năm 1945 là 50, năm 2020 là hơn 200. a. S b. Đ c. S d. S Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên chính quyền tay sai đứng đầu là Ngô Đình Diệm (chính quyền Sài Gòn) ở miền Nam Việt Nam. Âm mưu của Mỹ là chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng đang dâng cao ở khu vực này, dân tộc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà.” a). Với quyết định của Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam bị chia cắt làm hai quốc gia. b). Miền Nam đã trở thành quốc gia độc lập tự chủ và là thuộc địa kiểu mới của Mỹ. c). Miền Bắc có hòa bình và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương lớn. d). Cách mạng Việt Nam sau năm 1954 nhiệm vụ chung cả 2 miền là chống Mỹ cứu nước. a. S b. S c. Đ d. Đ Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây. “Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị-xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng năng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lí luận về công cuộc Đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường di lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên Mã đề 000 Trang Seq/4
  4. những nét cơ bản ”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 65, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr. 177) a) .Công cuộc Đổi mới đất nước đã đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và hoàn thiện nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. b) . Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn. c) . Phát huy nội lực, đồng thời coi trọng huy động các nguồn ngoại lực, đã tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. d) . Các thành tựu trong quá trình Đổi mới đất nước là một trong những cơ sở để Đảng nhận thức rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. a. S b. S c. Đ d. Đ Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho tiếng nói của nhân dân Việt Nam vạch trần tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ. Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực dùng giải pháp ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của nước bạn, đóng góp vào việc khôi phục và tăng cường sự đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của cách mạng Việt Nam.” a). Tư liệu đề cập vai trò của Hồ Chủ tịch trên mặt trận đấu tranh ngoại giao chống Mỹ. b). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa bỏ hoàn toàn mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc. c). Nét nổi bật về quan điểm ngoại giao của Hồ Chí Minh là đường lối độc lập, tự chủ. d). Chính sách ngoại giao có đóng góp quyết định đến thắng lợi kháng chiến chống Mỹ. a. Đ b. S c. Đ d. S ------ HẾT ------ Mã đề 000 Trang Seq/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
433=>1