intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Nam Hà, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Nam Hà, Đồng Nai’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Nam Hà, Đồng Nai

  1. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THAM KHẢO THPT 2025 TRƯỜNG THPT NAM HÀ MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ 1 I. MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2025 Mức độ đánh Tổng giá Chủ đề TNKQ nhiều TNKQ đúng TT lựa chọn sai Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Chủ nghĩa xã 1 hội từ năm 1/c1 1/c13 1/c21 3 1917 đến nay Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc 2 trong lịch sử 1/c2 1/c14 1/c22 3 Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945). Thế giới trong 3 và sau Chiến 1/c3 1/c15 c1-a c1-b c1-c,d 6 tranh lạnh ASEAN: 4 Những chặng 2/c4,5 1/c16 3 đường lịch sử 5 Cách mạng 3/c6, 1/c17 c2-a c2-b c2-c,d 12 tháng Tám 7,8 c3-a c3-b c3-c,d
  2. năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) Công cuộc Đổi mới ở 6 Việt Nam từ 1/c9 1/c18 1/c23 c4-a c4-b c4-c,d 7 năm 1986 đến nay Lịch sử đối ngoại Việt 2/ 7 1/c19 3 Nam thời cận c10,11 - hiện đại Hồ Chí Minh 8 trong Lịch sử 1/c12 1/c20 1/c24 3 Việt Nam Tổng 12 8 4 4 4 8 36 Tỉ lệ 30% 20% 10% 10% 10% 20% 100% Điểm tối đa 6 4 10 II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2025 TT Chương/ Nội dung/đơn Yêu cầu cần Số lượng câu hỏi ở các mức độ vị kiến thức đạt chủ đề
  3. Trắc nghiệm Tự luận (Đã được tách ra theo các mức độ) Đúng-Sai Trả lời ngắn (1) (2) (3) (4) (6) (7) (8) 1 Chủ đề 1 Nội Nhận biết dung 1 Chủ nghĩa xã hội từ năm – Trình bày được quá trình hình thành Liên bang Cộng hoà xã 1917 đến nay Sự hình hội chủ nghĩa Xô viết. (NLTH) thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nội Thông hiểu dung 2: – Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ Sự PT nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. (NLTD) của CNXH sau 1945. Nội Vận dụng dung 3: – Có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa Chủ xã hội, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng
  4. nghĩa xã chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. (NLVD) hội từ năm 1991 đến nay 2 Chủ đề 2: Nội Nhận biết dung 2: CT BV tổ quốc , CT GPDT – Trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến trước 1945 Một số thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam về thời gian, địa cuộc điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả. khởi (NLTH) nghĩa và Thông hiểu chiến tranh – Giải thích được lý do Việt Nam phải tiến hành nhiều cuộc GPDT chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử. (NLTH) trong . Vận dụng LSVN (TK II – Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch TCN - sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuối TK nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự XIX) nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. (NLVD) 3 Chủ đề 3: Nội Nhận biết dung 2: TG trong và sau CTL – Trình bày được quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự Trật tự thế giới hai cực Yalta. (NLTH) thế giới Thông hiểu trong Chiến – Phân tích được tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực tranh Yalta đối với tình hình thế giới. (NLTD) lạnh
  5. Nội Nhận biết dung 3: – Trình bày được những nhân tố hình thành nên xu thế đa cực Trật tự 1 (1a) trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. TG sau Thông hiểu Chiến tranh - Nhận thức được nhân tố quan trọng tác động đến sự hình 1 (1b) lạnh thành trật tự thế giới đa cực. Vận dụng – Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để phân tích vai trò chi phối quan hệ quốc tế của các cường quốc trong cả trật tự hai cực I-an-ta và trật tự đa cực. 1 (1c) (NLVD) – Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để nhận thức được cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật 1 (1d) vừa là nguyên nhân dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta, vừa là nhân tố tác động đến sự hình thành của trật tự thế giới đa cực. (NLVD) 4 Chủ đề 4: Nội Nhận biết dung 1 ASEAN những chặng đường – Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập lịch sử Tổ chức của ASEAN. (NLTH) ASEAN Thông hiểu - Phân tích được yếu tố có ý nghĩa quyết định đến quá trình mở rộng thành viên của ASEAN (NLTD) Nội Nhận biết dung 2: - Nêu được quá trình hình thành và mục tiêu của Cộng đồng Cộng ASEAN. (NLTH) đồng ASEAN 5 Chủ đề 5: Nội Nhận biết: Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, dung 1: diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. CMT Tám 1945, Chiến tranh 1 (2a) CM (NLTH) GPDT và CT BV TQ
  6. ( 8/1945 - nay) tháng Thông hiểu: Lý giải được vì sao giành chính quyền ở Hà Tám năm Nội, Huế, Sài Gòn là quan trọng trong Cách mạng tháng 1 (2b) 1945 Tám. (NLTH) Vận dụng: - Rút ra được bài học về nghệ thuật giành chính quyền trong 1 (2c) Cách mạng tháng Tám năm 1945. (NLTD) - Rút ra được ý nghĩa của sự kiện vua Bảo Đại thoái vị đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. (NLTD) 1 (2d) Nội Nhận biết: Trình bày được con đường đấu tranh của nhân dung 3: dân miền Nam theo Nghị quyết của Hội nghị 15 BCHTƯ 1 (3a) Kháng Đảng. (NLTH) chiến Thông hiểu: Lý giải được tầm quan trọng của Hội nghị 15 chống BCHTƯ Đảng đối với cách mạng miền Nam và phong trào 1 (3b) Mỹ “Đồng Khởi”. (NLTH) (1954 - 1975) Vận dụng: Vận dụng kiến thức đã học, nhận định được hình thức và đối tượng đấu tranh của phong trào “Đồng Khởi”. 1 (3c) (NLTD) Vận dụng: Rút ra nhận định/ đánh giá về vai trò Nghị quyết của Hội nghị 15 BCHTƯ Đảng đối với cách mạng miền 1 (3d) Nam. (NLTD) Nội Nhận biết dung 5: – Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, Đấu diễn biến chính của: cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng tranh bảo biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 vệ Tổ năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu quốc từ tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc sau tháng và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay. 4 năm 1975 đến (NLTH)
  7. nay Thông hiểu – Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. (NLTH) 6 Chủ đề 6: Công cuộc đổi Nội Nhận biết: Trình bày được nội dung chính của công cuộc đổi mới ở VN (1986 - nay) dung 1 mới ở Việt Nam từ (1996 - 2006). (NLTH) Khái - Nêu được bối cảnh đất nước trước công cuộc đổi mới. quát về (NLTH) 1 (4a) công Thông hiểu: Lí giải được nội dung đổi mới về kinh tế trong cuộc đổi Đường lối đổi mới ở Việt Nam. (NLTH) mới - Lý giải được một trong những nguyên nhân dẫn đến đất nước khủng hoảng trầm trọng trước công cuộc đổi mới. 1 (4b) (NLTH) Nội Vận dụng: Rút ra được bài học kinh nghiệm của công cuộc dung 2: đổi mới ở VN từ năm 1986 đến nay. (NLTD) Thành - Rút ra được một số nguyên tắc và bài học trong công cuộc tựu cơ đổi mới. (NLTD) bản và bài học 2 (4c 4d) kinh nghiệm … 7 Chủ đề 7: Lịch sử đối ngoại Nội Nhận biết: Nêu được những nhà yêu nước tiêu biểu trong của VN dung 1: hoạt động đối ngoại đầu thế kỷ XX. (NLTH) HĐ đối ngoại của Nhận biết: Nêu được địa điểm hoạt động đối ngoại của VN đầu Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920). (NLTH) TK XX -
  8. 1975 Thông hiểu: Lý giải được mục đích hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX. (NLTH) 8 Chủ đề 8: Nội Nhận biết: Trình bày được sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái dung 2: Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Hồ Chí Minh trong LS VN HCM (NLTH) -Anh Thông hiểu: Chỉ ra được nội dung cơ bản của con đường cứu hùng giải nước của Hồ Chí Minh sau khi đọc bản Sơ thảo luận cương phóng về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin (7/1920). dân tộc (NLTH) Vận dụng: Rút ra được bài học chủ yếu từ thất bại của việc Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai (1919). (NLTD) 9 Tổng số câu 28 4 10 Tỉ lệ 100 40 11 Số điểm 10 4
  9. III. ĐỀ MINH HỌA SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THAM KHẢO THPT 2025 TRƯỜNG THPT NAM HÀ MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 4 trang, 28 câu) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới? A. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. B. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. C. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Câu 2. Trong thời kỳ phong kiến, đối tượng xâm lược Việt Nam chủ yếu đến từ A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Pháp. D. Thái Lan. Câu 3. Nội dung nào sau đây là một trong những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945)? A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
  10. B. Xây dựng một trật tự thế giới mới nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề hậu chiến tranh. C. Đồng ý thành lập tổ chức Hội Quốc liên đề duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Thoả thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô ở châu Phi. Câu 4. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia thành lập tổ chức ASEAN là A. Thái lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin. B. Thái lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin. C. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin. D. Thái lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin. Câu 5. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN đã A. đáp ứng nguyện vọng của các nước thành viên về một khu vực gắn kết, hữu nghị, hợp tác. B. làm cho mục tiêu hợp tác về chính trị- an ninh giữa các nước bị chi phối bởi quốc tế. C. đời sống nhân dân thay đổi đáng kể do gia tăng số lượng thành viên trong Cộng đồng. D. đáp ứng được tất cả các yêu cầu của các nước thành viên về sự phát triển kinh tế. Câu 6. Ngày 13-8-1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào sau đây? A. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. B. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng. C. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì. D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. Câu 7. Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi A. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. B. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam. C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng. D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh trong nước thuận lợi để tiến hành các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ sau tháng 4-1975? A. Đất nước đã hoàn thành công nghiệp hóa hiện đại hóa. B. Đất nước đã đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước. C. Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Câu 9. Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12- 1986) thuộc lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế.
  11. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 10. Những nhà yêu nước tiêu biểu trong hoạt động đối ngoại đầu thế kỷ XX là A. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc. B. Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Ái Quốc. C. Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc. D. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng. Câu 11. Từ năm 1911 đến 1920 Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động đối ngoại nổi bật tại đâu? A. Xiêm. B. Pháp. C. Lào. D. Trung Quốc. Câu 12. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên? A. Tìm thấy con đường cứu nước khi đọc Sơ thảo luận cương của Lê-nin (1920). B. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai (1919). C. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12/1920). D. Từ nước Anh trở lại Pháp, tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước (1917). Câu 13. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX)? A. Khi cải tổ lại mắc phải nhiều thiếu sót và sai lầm. B. Sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài. C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. D. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật. Câu 14. Trong lịch sử, Việt Nam luôn phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vì lý do nào sau đây? A. Do có vị trí địa chiến lược quan trọng. B. Có diện tích và dân số lớn nhất khu vực. C. Có trữ lượng lớn về tài nguyên dầu khí. D. Chế độ phong kiến luôn khủng hoảng. Câu 15. Nội dung nào sau đây là đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh lạnh? A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở nước thắng trận thống trị nước bại trận. B. Xác lập trật tự thế giới mới của các nước tư bản chủ nghĩa đo Mỹ đứng đầu, chi phối. C. Hình thành trật tự thể giới hai cực đối lập: cực Liên Xô và cực Mỹ đứng đầu mỗi bên. D. Trật tự thê giới đa cực, nhiều trung tâm được thiêt lập trên cơ sở hòa bình, ổn định và hợp tác.
  12. Câu 16. Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến quá trình mở rộng thành viên của ASEAN? A. Chiến tranh lạnh chấm dứt. B. Xu thế hòa hoãn Đông Tây. C. Nhu cầu hợp tác của các nước trong khu vực. D. Vấn đề Campuchia được giải quyết. Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ sau tháng 4 năm 1975? A. Làm thất bại ý đồ và hành động xâm lược, chống phá của các thế lực thù địch. B. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. C. Góp phần bảo vệ độc lập dân tộc, hòa bình ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. D. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Câu 18. Nội dung nào sau đây không được đề cập trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006? A. Xây dựng và tăng cường an ninh - quốc phòng. B. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới. C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. D. Chuyển từ đổi mới kinh tế sang đổi mới về chính trị làm trọng tâm. Câu 19. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX có chung mục đích gì? A. Tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài. B. Thể hiện chủ trương bạo động cách mạng. C. Thành lập các tổ chức yêu nước cách mạng . D. Học tập trình độ phát triển của các nước lớn. Câu 20. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận gì sau khi đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin (7/1920)? A. Kết hợp vấn đề dân tộc và thời đại. B. Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. C. Kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. D. Kết hợp cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Câu 21. Bài học quan trọng rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là A. kiên trì đấu tranh với các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá. B. phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật trên thế giới để không tụt hậu. C. nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước. D. phải có sự thay đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Câu 22. Nhận xét nào sau đây là đúng về bài học dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII)?
  13. A. Có vũ khí, trang bị tốt hơn kẻ thù. B. Biết phát huy đoàn kết quốc tế. C. Biết phát huy sức mạnh nội lực. D. Luôn sử dụng cách đánh lâu dài. Câu 23. Một trong những bài học Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra từ công cuộc Đổi mới đất nước vẫn vẹn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là A. phải đảm bảo lợi ích cho nhân dân. B. phải liên kết với các cường quốc. C. phát triển nhanh các ngành kinh tế. D. thực hiện chế độ tam quyền phân lập. Câu 24. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học chủ yếu nào từ thất bại của việc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai (1919)? A. Phân biệt được bạn và thù của dân tộc. B. Nhận thức rõ vai trò của sự đoàn kết trong công cuộc giải phóng. C. Sự đúng đắn của con đường cách mạng vô sản. D. Muốn giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của chính mình. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Trật tự thế giới mới này [đa cực] được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,…; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,…); Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”. (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2021, tr.424). a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về những biểu hiện của trật tự thế giới đa cực đang được hình thành hiện nay. (S) b) Cuộc chạy đua về sức mạnh tổng hợp của các cường quốc là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới đa cực. (Đ) c) Mỹ, Nga, Trung Quốc là những cường quốc giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế trong cả trật tự hai cực I-an-ta và trật tự đa cực. (S) d) Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vừa là nguyên nhân dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta, vừa là nhân tố tác động đến sự hình thành của trật tự thế giới đa cực. (Đ) Câu 2. Cho bảng dữ kiện về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 Thời gian Sự kiện 14,15-8-1945 Khởi nghĩa thắng lợi ở một số xã, huyện thuộc Thanh Hóa, Nghệ An…
  14. 18-8-1945 Khởi nghĩa thắng lợi ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam 19-8-1945 Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội 23-8-1945 Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế 25-8-1945 Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn 28-8-1945 Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là hai tỉnh cuối cùng giành chính quyền 30-8-1945 Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập a) Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra trong thời gian từ ngày 14-8 đến ngày 28-8-1945. (Đ) b) Trong cách mạng tháng Tám, giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn là quan trọng nhất vì đây là những đô thị lớn, có cơ quan đầu não của kẻ thù. (Đ) c) Bài học về nghệ thuật giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là chờ đón thời cơ, kết hợp với tạo ra thời cơ và tận dụng đúng thời cơ. (Đ) d) Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế đánh dấu chế độ phong kiến hoàn toàn sụp đổ, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập. (S) Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
  15. “… Hội nghị lần thứ 15 của BCHTƯ Đảng được tiến hành tại Hà Nội. Hội nghị đã phân tích đặc điểm tình hình mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu của xã hội miền nam từ sau khi cuộc kháng chiến chống pháp kết thúc. Hội nghị chỉ rõ: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở Việt Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. (Lê Mậu Hãn, Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III. NXB Giáo dục, 2006, tr165) a) Nghị quyết của Hội nghị 15 BCHTƯ Đảng đã chỉ ra con đường đấu tranh chống Mĩ và chính quyền tay sai của nhân dân miền Nam. (Đ) b) Nguyên nhân khách quan dẫn đến phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam Việt Nam là nghị quyết của Hội nghị 15 BCHTƯ Đảng. (S) c) Phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam (1959-1960) là kết quả của việc tiến hành bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân, trong đó đối tượng chủ yếu phong kiến tay sai. (S) d) Nghị quyết 15 làm xoay chuyển tình thế, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. (S) Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chúng ta không thể né tránh, kiêng kị cơ chế thị trường, vì đó là sự vận động của quy luật khách quan ngoài ý muốn của ta. Trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chúng ta đã bác bỏ cơ chế thị trường, làm trái quy luật khách quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng kéo dài, rốt cuộc vẫn phải bị động chạy theo tính tự phát của thị trường tự do. Đó là sai lầm cần phải khắc phục”. (Trường Chinh, Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại, NXB Sự thật, Hà Nội, 1988, tr65) a) Trước khi đổi mới đất nước, cơ chế quản lí kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường. (S) b) Cơ chế quản lí kinh tế của nước ta là tập trung, quan liêu, bao cấp đã trái với quy luật khách quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng kéo dài, đất nước khủng hoảng trầm trọng. (Đ) c) Đổi mới là đòi hỏi bức thiết và phải tiến hành toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức, cách làm phù hợp. (Đ) d) Mặc dù công cuộc đổi mới lấy kinh tế làm trọng tâm nhưng Việt Nam vẫn chú trọng đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. (Đ) ----------- HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1