
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai
lượt xem 1
download

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC (Trường ra đề) (Trường phản biện) ĐỀ MINH HỌA KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: .................................................. Số báo danh: .................... Mã đề thi 002 PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN xuất hiện từ khi nào? A. Tổ chức ASEAN được thành lập (1967). B. Hội nghị I-an-ta được triệu tập (1945). C. Hiến chương ASEAN có hiệu lực (2007). D. Quá trình “ASEAN 10” được hoàn tất (1999). Câu 2. Chủ nghĩa xã hội được mở rộng sang khu vực Mỹ La-tinh sau thắng lợi của cách mạng ở quốc gia nào dưới đây? A. Ác-hen-ti-na. B. Chi-lê. C. Cu-ba. D. Cô-lôm-bi-a. Câu 3. Cộng đồng ASEAN được thành lập (2015) dựa trên một trong những trụ cột nào sau đây? A. Cộng đồng Khoa học ASEAN. B. Cộng đồng Quốc phòng ASEAN. C. Cộng đồng Kinh tế ASEAN. D. Cộng đồng Giáo dục ASEAN. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. B. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc. C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. D. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Câu 5. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết số 24C/18.65, ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phỏng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam vì Chủ tịch Hồ Chí Minh A. là phái viên của Quốc tế Cộng sản, phụ trách cách mạng ở Đông Dương. B. nêu cao tinh thần quốc tế vô sản và hoạt động chỉ trong lĩnh vực quân sự. C. tiêu biểu cho ý chí và khát vọng độc lập, tự do, hòa bình của nhân loại. D. tích cực tham gia vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học của nhiều quốc gia. Câu 6. Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 với hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975) ở Việt Nam là A. luôn nhận được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi. C. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi. D. có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng. Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu của ngoại giao Việt Nam sau năm 1991? A. Thiết lập mối quan hệ đặc biệt với Cộng hòa Cu-ba. B. Gia nhập tổ chức Liên hợp quốc và tổ chức ASEAN. C. Trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga. D. Buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. Trang 1/4 – Mã đề thi 002
- Câu 8. Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1945 - 1946 có ý nghĩa nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Làm thất bại âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. B. Buộc thực dân Pháp phải công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập. C. Kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. D. Tăng cường được nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 9. Trong giai đoạn 1961 - 1965, nhân dân miền Nam Việt Nam giành được chiến thắng nào sau đây? A. Chiến thắng Phước Long. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ. D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Câu 10. Năm 1977, Việt Nam gia nhập tổ chức nào sau đây? A. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Tổ chức Y tế thế giới. C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Tổ chức Liên hợp quốc. Câu 11. Văn bản nào sau đây được Nguyễn Ái Quốc cho xuất bản vào năm 1927 và trở thành bảo vật quốc gia của Việt Nam? A. Bản Tuyên ngôn độc lập. B. Tác phẩm Nhật ký trong tù. C. Bản Di chúc. D. Tác phẩm Đường Kách mệnh. Câu 12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Nghị quyết về hiện đại hóa đất nước. C. đường lối Đổi mới đất nước. D. kế hoạch giải phóng miền Nam. Câu 13. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)? A. Phát huy vai trò của nhân dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. B. Sự ủng hộ của lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình thế giới. C. Được sự ủng hộ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa. D. Sự lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 14. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. B. Chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng. C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Mở lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ, xuất bản báo Thanh niên. Câu 15. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789) là thắng lợi quân sự của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại thế lực ngoại xâm nào dưới đây? A. Tống. B. Minh. C. Thanh. D. Tần. Câu 16. Một trong những sáng lập viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là A. Lào. B. Việt Nam. C. Cam-pu-chia. D. Xin-ga-po. Câu 17. Nội dung nào dưới đây phản ánh ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch Biên giới năm 1950? A. Ta giành thắng lợi, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. B. Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc bộ). C. Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân dân ta. D. Đây là trận quyết chiến chiến lược trong kháng chiến chống Pháp. Câu 18. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quyết định để các cường quốc tham gia xác lập trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh? A. Sự ra đời và ngày càng mở rộng của các tổ chức liên kết khu vực. B. Là 1 trong 5 cường quốc của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. C. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia, trong đó trụ cột là kinh tế. D. Sức mạnh quân sự của quốc gia với lực lượng quân sự hùng hậu. Trang 2/4 – Mã đề thi 002
- Câu 19. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam (1945 – 1975)? A. Bài học về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. B. Lực lượng vũ trang ba thứ quân của cách mạng ngày càng trưởng thành và giữ vai trò nòng cốt. C. Mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định kết cục các cuộc kháng chiến. D. Các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới đã ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Câu 20. Ý nào dưới đây phản ánh bản chất của việc lập “ấp chiến lược” được Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam? A. Đề cao vai trò của quân đội Mĩ. B. Thi hành chiến thuật “thiết xa vận”. C. Tách nhân dân ra khỏi cách mạng. D. Triển khai chiến thuật “trực thăng vận”. Câu 21. Đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh có hoạt động ngoại giao ở quốc gia nào sau đây? A. Hà Lan. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Ấn Độ. Câu 22. Nội dung nào sau đây là một trong những bài học Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra được từ công cuộc đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986 đến nay)? A. Phải liên kết với các cường quốc. B. Phải đảm bảo lợi ích cho nhân dân. C. Lấy chính trị là lĩnh vực trọng tâm. D. Duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp. Câu 23. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Cách mạng Cu-ba giành thắng lợi (1959). B. Hội nghị I-an-ta được triệu tập (1945). C. Nước Đức tái thống nhất (1990). D. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tan rã (1991). Câu 24. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995) chứng tỏ Việt Nam đã A. trở thành nước có nền kinh tế dẫn đầu ở Đông Nam Á. B. có nhiều nỗ lực đóng góp tích cực, nổi bật cho tổ chức này. C. hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. phá thế bị bao vây, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “… Trên cơ sở khẳng định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tay sai Nguyễn Văn Thiệu – kẻ đang phá hoại hòa bình, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, Hội nghị của Đảng nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và nhấn mạnh trong bất cứ tình huống cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, với tính chủ động, linh hoạt cao, không ngừng giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, đánh thắng từng bước và chủ động trong mọi tình huống, đưa cách mạng miền Nam tiến lên.” (Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III, NXB Giáo dục, 2006, tr. 258) a) Mĩ chấm dứt mọi dính líu tại miền Nam Việt Nam sau khi ký Hiệp định Pa-ri (27/01/1973). b) Tư liệu đề cập đến Hội nghị thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. c) Nghị quyết Hội nghị 15 và Hội nghị 21 của Đảng đều khẳng định vai trò của đấu tranh chính trị. d) Nghị quyết trên quyết định trực tiếp đến việc hoàn tất cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 2. Cho bảng thông tin sau đây: Thời gian Nội dung 18-8-1945 Khởi nghĩa thắng lợi ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. 19, 23, 25/8-1945 Khởi nghĩa lần lượt thắng lợi ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn. 30-8-1945 Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Trang 3/4 – Mã đề thi 002
- a) Cách mạng tháng Tám năm 1945 mang tính bạo lực, được chuẩn bị chu đáo. b) Quảng Bình là một trong những tỉnh giành chính quyền sớm nhất trên cả nước. c) Kết quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ nhân tố chủ quan quyết định. d) Bản Tuyên ngôn độc lập đánh dấu sự ra đời nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới [1986-2021], 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội [1991 - 2021], lí luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay ”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 103 - 104) a) Cơ đồ, vị thế Việt Nam có được như hiện nay là nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới. b) Từ thực tiễn Đổi mới, lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dần hoàn thiện. c) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội được Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng ngay khi bắt đầu công cuộc Đổi mới. d) Một trong những hạn chế của công cuộc Đổi mới là đời sống vật chất của nhân dân tăng lên nhưng đời sống tinh thần chưa được cải thiện tương xứng. Câu 4: Cho đoạn tư liệu sau đây: “Tháng 3/1947, ông cho ra đời học thuyết mang tên ông. Ông đã nói: “Tôi tin rằng chính sách của Hoa Kỳ là phải hỗ trợ các dân tộc tự do – những người đang phải chống trả mưu toan nô dịch hóa của thiểu số những kẻ có vũ trang hay của một thế lực nào đó từ bên ngoài”. (Nguyễn Văn Ninh, Hệ thống tư liệu lịch sử gốc trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, tr.137) a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến nội dung của Học thuyết Tru-man. b) Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va là một sản phẩm trực tiếp từ học thuyết này. c) Học thuyết này được coi như mốc mở đầu cho tình trạng Chiến tranh lạnh. d) Việc triển khai Kế hoạch Mác-san là mốc đánh dấu sự suy yếu của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. -------------------- HẾT -------------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4 – Mã đề thi 002

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
