
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Xuân Hưng, Đồng Nai
lượt xem 1
download

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Xuân Hưng, Đồng Nai” để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Xuân Hưng, Đồng Nai
- TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ THAM KHẢO THI TN THPT NĂM 2025 MÔN LỊCH SỬ I. Phần trắc nghiệm (24 câu) Câu 1: Cách mạng tháng 2 năm 1917 đã A. lật đổ chế độ Nga Hoàng. B. lật đô chính phủ lâm thời Tư sản C. thông qua sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất. D. đánh bại thù trong giặc ngoài. Câu 2: Hệ quả của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gì? A. Đưa Liên Xô trở thành quốc gia cường quốc. B. Chế độ chủ nghĩa xã hội thành công ra đời. C. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Đánh dấu sự hình thành khối liên minh Xô – Mỹ. Câu 3: Sự kiện nào kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Hiệp định Paris. B. Nước Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. C. Cuộc tấn công của quân đội Liên Xô vào Berlin. D. Quân Đồng Minh giải phóng Paris. Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự kiện nào dẫn đến việc Mỹ phải đến ký kết Hiệp định Paris (1973)? A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. C. Hiệp định Gionevơ. D. Cuộc tấn công của quân đội Việt Nam vào Sài Gòn. Câu 5: Ngày 8 tháng 8 năm 1967 diễn ra sự kiện gì sau đây? A. Tổ chức Liên hợp quốc thành lập. B. Cộng đồng ASEAN thành lập. C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời. D. Liên minh Châu Âu thành lập. Câu 6: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào sau đây? A. Thế giới và khu vực đang có những chuyển biến quan trọng. B. Tất cả các nước khu vực Đông Nam Á đều giành được độc lập. C. Chiến tranh lạnh kết thúc, các dân tộc đang hòa hợp, hòa giải.
- D. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây trở thành chủ đạo trên thế giới. Câu 7: Sự kiện nào dưới đây là bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam năm 1945? A. Cuộc biểu tình của nông dân. B. Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. C. Đội quân giải phóng tiến vào Hà Nội. D. Sự kiện Quân đội Nhật đầu hàng. Câu 8: Kết quả của cuộc cách mạng tháng Tám 1945 là gì? A. Giành được độc lập cho Việt Nam, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Tạo ra cuộc chiến tranh nhân dân. C. Thành lập một chính phủ độc tài. D. Lập nên chế độ quân chủ. Câu 9. Ý tưởng xây dựng cộng đồng ASEAN xuất hiện từ A. ASEAN mới thành lập (1967). B. khi Chiến tranh lạnh kết thúc. C. khủng hoảng năng lượng (1973). D. khủng hoảng tài chính (1997). Câu 10: Hiệp định nào được ký kết để giải quyết vấn đề Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc năm 1954? A. Hiệp định Paris. B. Hiệp định Gionevo C. Hiệp định Versailles. D. Hiệp định Chicago. Câu 11: Cuộc khởi nghĩa nào đã đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến ở Việt Nam? A. Khởi nghĩa Lam Sơn. B. Khởi nghĩa của Lê Lợi. C. Khởi nghĩa Tháng Tám. D. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga. Câu 12: “Không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu”. Đoạn thông tin trên phản ánh đặc điểm của trật tự thế giới nào sau đây? A. Trật tự đa cực. B. Trật tự đơn cực. C. Trật tự hai cực I-an-ta. D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn. Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu sự ra đời của Liên Hợp Quốc? A. Hội nghị San Francisco.
- B. Hội nghị Potsdam. C. Hội nghị Yalta. D. Hội nghị Hòa Bình Paris. Câu 14: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến dịch nào là chiến dịch quyết định nhất dẫn đến chiến thắng cuối cùng? A. Chiến dịch Tết Mậu Thân. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ. C. Chiến dịch Hồ Chí Minh. D. Chiến dịch Quảng Trị. Câu 15: Sự kiện nào đã trực tiếp dẫn đến việc Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai? A. Quân đội Liên Xô tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản. B. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. C. Quân đội Mỹ chiếm đóng Tokyo. D. Nhật Bản ký kết hiệp định hòa bình với Liên Hợp Quốc. Câu 16: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu giữa hai hệ thống nào? A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. B. Hệ thống dân chủ và phong kiến. C. Hệ thống thực dân và thuộc địa. D. Hệ thống cộng sản và đế quốc. Câu 17: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào thời điểm nào? A. 1930. B. 1945. C. 1954. D. 1975. Câu 18: Quân đội nào đã chiếm đóng Việt Nam từ năm 1858? A. Quân đội Anh. B. Quân đội Mỹ. C. Quân đội Pháp. D. Quân đội Nhật. Câu 19. Nội dung nào sau đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám nổ ra? A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ. B. Phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh. C. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
- Câu 20: Nước nào là quốc gia đầu tiên công nhận độc lập của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945? A. Liên Xô. B. Trung Quốc. C. Pháp. D. Mỹ. Câu 21: Sự kiện nào là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nga? A. Cách mạng Tháng Mười Nga. B. Hội nghị Potsdam. C. Hiệp định Paris. D. Hội nghị Yalta (Liên Xô) Câu 22: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu đã trở thành A. Các quốc gia thuộc chủ nghĩa thực dân. B. Các quốc gia độc lập theo mô hình xã hội chủ nghĩa. C. Các quốc gia dân chủ tư bản. D. Các quốc gia theo chế độ quân chủ. Câu 23. Bản chất hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam là A. cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. B. xung đột, tranh chấp biên giới. C. để xác lập địa vị số một châu Á. D. chiến tranh thống nhất đất nước. Câu 24: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), trận chiến nào đã chấm dứt hoàn toàn dã tâm xâm lược nước ta của thực dân Pháp? A. Trận Độc Lập. B. Trận Tân Sơn Nhất. C. Trận Điện Biên Phủ. D. Trận Mộc Hóa. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây. Tư liệu 1: “Đổi mới ở Việt Nam là quá trình thử nghiệm, trong quá trình đó cái mới và cái cũ xen kẽ nhau, cái cũ không mất đi ngay mà lùi dần, có lúc, có nơi còn chiếm ưu thế hơn so với cái mới, nhưng xu hướng chung là cái mới dần được khẳng định và đưa tới thành công”.
- (Nguyễn Duy Quý, Hai mươi năm đổi mới - thành tựu và những vấn đề đặt ra, trích trong: Việt Nam 20 năm đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.581) Tư liệu 2: “Chúng ta không thể né tránh, kiêng kị cơ chế thị trường, vì đó là sự vận động của quy luật khách quan ngoài ý muốn của ta. Trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chúng ta đã bác bỏ cơ chế thị trường, làm trái quy luật khách quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng kéo dài, rốt cuộc vẫn phải bị động chạy theo tính tự phát của thị trường tự do. Đó là sai lầm cần phải khắc phục”. (Trường Chinh, Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đấ nước và của thời đại, NXB Sự thật, Hà Nội, 1988, tr.65) a) Tư liệu 1 khẳng định đổi mới là việc thay đổi ngay cái cũ bằng cái mới tiến bộ hơn. b) Tư liệu 2 chỉ ra một trong những sai lầm của xây dựng cơ chế kinh tế trước đổi mới. c) Trong đổi mới, Việt Nam tiến hành thận trọng, từng bước theo quy luật chủ quan. d) Trong đổi mới kinh tế, cần chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây. “Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lí của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". (Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.25-26). a) Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa hướng tới phát triển, hiện đại, hội nhập và đồng bộ. b) Định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa là nâng cao vai trò quản lý kinh tế của đảng.
- c) Trong phát triển kinh tế XHCN, cần tuân theo mọi quy luật của kinh tế thị trường. d) Mục tiêu phát triển kinh tế là đảm bảo dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng... Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây. “Bản yêu sách” đã trở thành tuyên ngôn chính trị bảo hiệu sự mở đầu của giai đoạn mới trong việc phát triển phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam,... Người Pháp coi cuộc đấu tranh đó là một “quả bom” làm chấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam cho đó là tiếng sấm mùa xuân”. (E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ- va, 1985,tr.53) a) Tư liệu đề cập đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Véc xai. b) Sự kiện trên đã đưa Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành người cộng sản. c) Sau sự kiện, Nguyễn Ái Quốc khẳng định phải dựa vào sức mình để tự giải phóng. d) Sau năm 1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành lãnh đạo chủ chốt của Quốc tế Cộng sản. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây. “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam: làm cuộc “tư sản dân quyền cách mạng – giải phóng dân tộc và thổ địa cách mạng – cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản, lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân; lực lượng cách mạng là toàn dân tộc (nòng cốt công – nông). Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là “Độc lập, tự do”. (SGK Lịch sử 12, Bộ Cánh diều, trang 93). a) Cương lĩnh chính trị được thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. b) Cương lĩnh đã xác định cách mạng Việt Nam sẽ trải qua ba giai đoạn chiến lược. c) Theo Cương lĩnh, lãnh đạo cách mạng sẽ là đội tiên phong của giai cấp công nhân. d) Độc lập, tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị.
- ---------------- HẾT ---------------- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TẠO MÔN: LỊCH SỬ ( ĐỀ SỐ 2) ĐỂ THAM KHẢO Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian (Đề thi có 04 trang) phát đề Họ, tên thí sinh: ............................................................ Số báo danh: ................................................................. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là A. có hai chính quyền song song tồn tại. B. giai cấp vô sản lên nắm chính quyền. C. giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. D. đế quốc Nga thành lập. Câu 2. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789 là A. trận Ngọc Hồi - Đống Đa. B. trận Bạch Đằng. C. trận Như Nguyệt. D. trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Câu 3. Theo quyết định của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2-1945), vùng ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Á là A. phía bắc vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên. B. phía nam vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên. C. khu vực Tây Á, Nam Á và Đông Nam Á. D. khu vực Trung Đông và bán đảo Triều Tiên. Câu 4. “Không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu”. Đoạn thông tin trên phản ánh đặc điểm của trật tự thế giới nào sau đây? A. Trật tự đa cực. B. Trật tự đơn cực. C. Trật tự hai cực I-an-ta. D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn. Câu 5. Năm 1967, các thành viên đồng sáng lập tổ chức ASEAN là
- A. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin. B. Thái lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin. C. Thái lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin. D. Thái lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin. Câu 6. Năm 2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ, đánh dấu sự ra đời của A. Cộng đồng ASEAN. B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. C. Liên minh vì sự tiến bộ Đông Nam Á. D. Tổ chức phòng thủ Đông Nam Á. Câu 7. Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất cả nước trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. B. Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. C. Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam. D. Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Nam. Câu 8. Chiến dịch nào sau đây được mở nhằm khai thông biên giới Việt – Trung? A. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. D. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám năm 1951. Câu 9. Một trong những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986- 1995 là A. xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. B. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế tư nhân. C. xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển văn hóa. D. đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Câu 10. Năm 1950, quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là A. Trung Quốc. B. Liên Xô. C. Cu-ba. D. Mông Cổ. Câu 11. Từ năm 1911 đến năm 1919, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động tiêu biểu nào sau đây? A. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.
- B. Tham gia hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ nhất. Câu 12. Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương đã A. phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công. B. tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8. C. thành lập Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt. D. thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Câu 13. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô là A. hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. B. đường lối lãnh đạo, chủ quan, duy ý chí. C. phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải cách, cải tổ. D. không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ. Câu 14. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam (thế kỉ X - thế kỉ XIX) thắng lợi là do A. ta có kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo. B. kẻ thù chủ quan, không có tổ chức chặt chẽ. C. tương quan lực lượng chênh lệch, địch có quân số ít hơn ta. D. địch thiếu những viên tướng chỉ huy tài năng, nhiều kinh nghiệm. Câu 15. Trong quá trình hoạt động (từ năm 1945), Liên hợp quốc đã góp phần thực hiện vai trò quan trọng nào sau đây? A. Ngăn chặn không để xảy ra cuộc chiến tranh thế giới mới. B. Ngăn chặn được mọi cuộc chiến tranh ở các khu vực. C. Góp phần vào chấm dứt nạn khủng bố trên toàn cầu. D. Góp phần chấm dứt tình trạng đói nghèo ở châu Phi. Câu 16. Quá trình mở rộng thành viên của “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” diễn ra lâu dài và đầy trở ngại vì A. thời gian giành độc lập của các nước khác nhau. B. khả năng quốc phòng của các nước yếu kém. C. nền kinh tế của các nước có nhiều cách biệt. D. các nước không có nhu cầu liên kết khu vực. Câu 17. Một trong những nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. B. sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- C. sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Pháp. D. sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đối với Việt Nam. Câu 18. Trong công cuộc Đổi mới, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được phát huy và ngày càng mở rộng là thành tựu trên lĩnh vực A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hoá - xã hội. D. đối ngoại. Câu 19. Trong thời kì 1954 - 1975, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung phục vụ sự nghiệp nào sau đây? A. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. B. Bảo vệ miền Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Bảo vệ và thống nhất chủ nghĩa xã hội. D. Thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình. Câu 20. Cuối thế kỉ XIX, hoàn cảnh nào sau đây của đất nước đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh? A. Thực dân Pháp đã đặt được ách cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. B. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản diễn ra rộng khắp. C. Cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản. D. Thực dân Pháp hoàn thành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 21. Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, cần rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? A. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. B. Tiến hành cải cách đất nước trước khi xuất hiện những biểu hiện khủng hoảng. C. Tuân thủ các quy luật phát triển khách quan, xây dựng cơ chế tập trung bao cấp. D. Thực hiện chính sách đóng cửa nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài. Câu 22. Từ sự phát triển kinh tế của Xin-ga-po ở những thập kỷ cuối thế kỉ XX, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay? A. Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại. B. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. C. Chú trọng phát triển ngành công nghệ phần mềm. D. Coi trọng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 23. Tổ chức nào sau đây là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam do Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập vào ngày 22-12-1944? A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- D. Việt Nam Giải phóng quân. Câu 24. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tổ chức nhằm A. phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. B. tiếp nhận di sản đặc biệt về chính trị, xã hội của Hồ Chí Minh. C. tiếp nhận di sản đặc biệt về triết học, phong cách của Hồ Chí Minh. D. phát huy giá trị to lớn của triết học, đạo đức Hồ Chí Minh. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân quyền và các quyền. Mọi người đều được tạo hóa ban cho lí trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”. (Trích: Điều 1, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc) a. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc là tuyên ngôn về các quyền của con người nói chung, không có sự phân biệt nước lớn, nước nhỏ. b. Theo Điều 1 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, chỉ các dân tộc trên thế giới sau khi giành được độc lập mới có quyền tự do và bình đẳng. c. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã góp phần xây dựng một thế giới công bằng hơn, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người ở mọi quốc gia trên thế giới. d. Trong việc bảo đảm quyền con người, Liên hợp quốc chỉ tập trung bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ở các nước đang chịu “di chứng” của chủ nghĩa thực dân. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “ASEAN ra đời đánh dấu bước phát triển mới của một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội bao gồm các nước Đông Nam Á trong việc xây dựng một tổ chức hợp tác khu vực. So với các tổ chức đã từng tồn tại trước đây trong khu vực, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của ASEAN chặt chẽ hơn nhằm dung hòa lợi ích các nước thành viên. Khác với các tổ chức tiền thân, ASEAN chủ trương mở rộng cho các nước trong khu vực tham gia, theo đúng tinh thần của tuyên bố Băng Cốc năm 1967: “Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia Đông Nam Á tán thành các tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích tham gia”. (Trích trong: “Tìm hiểu về ASEAN”- NXB Sự thật, Hà Nội, 2018) a. ASEAN chủ trương mở rộng thành viên cho các nước trên thế giới gia nhập. b. Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 khẳng định sự phát triển vượt bậc của tổ chức ASEAN. c. ASEAN được đánh giá là một trong những tổ chức khu vực thành công trên thế giới.
- d. Việt Nam gia nhập ASEAN là cơ hội để hội nhập khu vực và thế giới. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lí luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Nguồn: (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 103 - 104). a. Ngay khi tiến hành Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thiện lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. b. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cương lĩnh chính trị đầu tiên trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt cơ sở cho đổi mới đất nước. c. Thành tựu của công cuộc Đổi mới đã chứng minh đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn và ngày càng được hoàn thiện. d. Từ khi Đổi mới đất nước đến nay, Việt Nam không ngừng nâng cao vị thế và sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: Tháng 12/1923, khi trả lời phỏng vấn một nhà báo Nga, Người kể: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy. Nhưng trong trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới mà cả Rousseou và Montesquier cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”. (Trích: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.461). a. Tư liệu trên nói về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. b. Với sự kiện trên, Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước đã trở thành người cộng sản. c. Mục tiêu cao nhất của Nguyễn Ái Quốc khi đi về phương Tây là học tập và phát triển bản thân. d. Sự kiện trên đã đánh dấu Bác đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. HẾT!

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
