intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THPT Hoàng Diệu, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

24
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THPT Hoàng Diệu, Đồng Nai" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THPT Hoàng Diệu, Đồng Nai

  1. SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU NĂM HỌC 2024-2025 (Đề này gồm:01 trang) MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Trái tim anh bỗng rung rinh trở lại Ấy là lúc làn gió heo may thổi khẽ bên sàn Sấm bất chợt rùng mình bên tóc trắng Là những giọt hồng cầu rắc rối chạy về tim. Vầng mây thu điểm xuyết như lúm má đồng tiền Trời xanh cao hút hồn mặt đất Trái tim nhỏ, cất vào đâu cũng chật Những nỗi niềm như con suối trào dâng. Biết bầu trời còn mây bão ngổn ngang Cũng se se lòng mình heo may gió thổi Mỗi ban mai Một mái tóc trắng ngời đứng đợi Mùa thu xanh tặng trái tim xanh. (Lò Cao Nhum, Cảm xúc mùa thu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009) Thực hiện yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Mùa thu trong văn bản trên được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên nào? Câu 3. Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong đoạn thơ sau: Vầng mây thu điểm xuyết như lúm má đồng tiền Trời xanh cao hút hồn mặt đất Trái tim nhỏ, cất vào đâu cũng chật Những nỗi niềm như con suối trào dâng. Câu 4. Nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản trên. Câu 5. Từ nội dung của các dòng thơ: Mỗi ban mai/Một mái tóc trắng ngời đứng đợi/Mùa thu xanh tặng trái tim xanh trên đã đem lại cho anh/ chị cảm nhận gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp của mùa thu qua cảm nhận của nhân vật trữ tình “anh”trong văn bản ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay. ………………..Hết……………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
  2. SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) A. LƯU Ý CHUNG: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao. - Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm, cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. B. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Thể thơ: tự do 0,5 Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0.0 điểm 2 - Theo văn bản, mùa 0,5 thu được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên: + gió heo may thổi; sấm + mây thu điểm xuyết; trời xanh cao Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như ý của đáp án: 0,5 điểm. + Trả lời 01 ý: 0,25 điểm + Trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm. 3 - Tác dụng của biện 1,0 pháp tu từ so sánh: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm/ làm cho câu thơ sinh động hơn; + Lời thơ nhấn mạnh nỗi niềm trào dâng của tác giả trước vẻ đẹp của mùa thu; + Tình yêu thiên nhiên, yêu con người và cuộc
  3. sống của tác giả. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như ý của đáp án: 1,0 (điểm -Trả lời được tác dụng về mặt nội dung: 0,75 điểm - Trả lời được 01 ý về nội dung và 01 ý về nghệ thuật (hình thức): 0,5 điểm - Trả lời được tác dụng về mặt nghệ thuật (hình thức): 0,25 điểm - HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 4 Cảm hứng chủ đạo của 1,0 văn bản: - Vẻ đẹp của mùa thu - Tình cảm tha thiết gắn bó của tác giả với thiên nhiên. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được 01 ý: 0,5 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 5 Học sinh có thể nêu 1,0 những nội dung khác nhau, có thể với một trong các gợi ý sau: - Thiên nhiên và con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Thiên nhiên đem lại sự thư thái, phong phú hơn cho cuộc sống của con người … Hướng dẫn chấm: - Học sinh như gợi ý: 1,0 điểm. - Trả lời được 01 ý: 0,5 điểm - Trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.
  4. Lưu ý: Học sinh có thể trả lời bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II VIẾT 6,0 1 Anh/chị hãy viết một 2,0 đoạn văn nghị luân (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp của mùa thu qua cảm nhận của nhân vật trữ tình “anh”trong văn bản ở phần Đọc hiểu. a. Xác định được yêu 0,25 cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: -Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành - Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận Vẻ đẹp của mùa thu qua cảm nhận của nhân vật trữ tình “anh” trong văn bản ở phần Đọc hiểu. c. Triển khai vấn đề 1,0 nghị luận một cách hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ; kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định
  5. hướng sau: - Mùa thu thơ mộng, lãng mạn mang lại cảm giác xôn xao, nôn nao trong lòng nhân vật trữ tình hình ảnh: làn gió heo may thổi khẽ bên sàn, sấm bất chợt rùng mình; vầng mây thu điểm xuyết; trời xanh cao hút hồn mặt đất…) - Thiên nhiên mùa thu trở nên hữu tình, da diết gắn bó hơn với con người. (hình ảnh:Trái tim anh bỗng rung rinh trở lại; những nỗi niềm như con suối trào dâng; se se lòng mình heo may gió thổi; mùa thu xanh tặng trái tim xanh…) - Tác giả đã dùng những từ ngữ giản dị, mộc mạc để miêu tả thiên nhiên mùa thu ; Biện pháp tu từ được vận dụng một cách linh hoạt mang lại điểm nhấn cho bài thơ => góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên rất đẹp thơ mộng, lãng mạn và đặc trưng của mùa thu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 0,75 điểm - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 0,5 điểm - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm  Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  6. d. Diễn đạt: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng 0,25 tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của 4,0 anh/chị về sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay. a. Xác định được yêu 0,25 cầu của kiểu bài và cấu trúc -Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội. - Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận Sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề
  7. nghị luận: 0,25 điểm. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Giới 0,5 thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. Triển 1,5 khai vấn đề: - Giải thích : sáng tạo là sự say mê tìm tòi để tìm ra những phương pháp, cách thức tốt hơn so với phương pháp đã có; để tạo ra những giá trị mới mẻ về vật chất hoặc tinh thần - Bàn luận: Sự sáng tạo cần được kêu gọi, khích lệ ở mọi lĩnh vực, mọi lứa tuổi, song đặc biệt cần thiết đối với giới trẻ, vì: + Cuộc sống luôn thay đổi từng ngày, những người trẻ tuổi nếu không có sự sáng tạo sẽ bị thụt lùi so với thời cuộc, thậm chí bị đào thải; + Tuổi trẻ là những người đang ở giai đoạn tràn đầy năng lượng, có sự năng động và nhiệt huyết, chính vì vậy cần có sự thay đổi và bứt phá, tìm ra những phương pháp mới mẻ, hiệu quả hơn để tạo ra những giá trị ưu việt hơn cho
  8. cuộc đời; + Những người trẻ tuổi càng năng động sáng tạo càng phát huy được năng lực, khẳng định được giá trị của bản thân, thích nghi với thời cuộc, cống hiến được nhiều hơn cho đời sống xã hội (nêu dẫn chứng về sự sáng tạo của tuổi trẻ). - Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn + Liên hệ thực tế, nhiều người bị sức ì của tư duy, hoặc không ý thức được sự cần thiết nên không có sự sáng tạo trong công việc + Sáng tạo không có nghĩa là cố tình phải làm khác đi, thay đổi hoàn toàn, sáng tạo cần phải dựa trên việc xem xét tình hình thực tế, phù hợp và hiệu quả. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,25 - 1,5 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 - 1,0 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng
  9. không phù hợp (0,25 - 0,75 điểm).  Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Kết luận: 0,5 Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân Hướng dẫn chấm: - Học sinh khẳng định lại quan điểm cá nhân: 0,25 điểm. - Học sinh nêu được bài học của bản thân: 0,25 điểm. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ………………… Hết………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
290=>2