intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Long Phước, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Long Phước, Đồng Nai" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Long Phước, Đồng Nai

  1. Ra đề: TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP NĂM 2025 MÔN SINH HỌC Phản biện đề: TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN Thời gian làm bài: 50 phút Đề số 01 Đề có 04 trang PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (18 CÂU) Câu 1: Trong các bào quan dưới đây, bào quan nào không có màng bao bọc? A. Ti thể. B. Lysosome. C. Không bào. D. Ribosome. Câu 2: Nhóm phân tử nào sau đây gồm các phân tử sinh học lớn tham gia cấu tạo tế bào? A. Carbohydrate, protein, nucleic acid, aldehyde. B. Carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid. C. Protein, nucleic acid, alcohol, enzyme, hormone. D. Protein, nucleic acid, lipid, acid hữu cơ, vitamin. Câu 3. Loại tế bào nào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? A. Tế bào cơ tim. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào xương. Câu 4:Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất? A. Phổi của chim. B. Phổi và da của ếch nhái. C. Phổi của bò sát. D. Bề mặt da của giun đất. Câu 5: Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì: A. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản. B. hạt khô không còn hoạt động hô hấp. C. hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được. D. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh . Câu 6: Để chuẩn bị cho tiết thực hành vào ngày hôm sau, 4 nhóm học sinh đã bảo quản ếch theo cách sau: - Nhóm 1: Cho ếch vào thùng xốp có nhiều lỗ nhỏ, bên trong lót một lớp đất ẩm dày 5cm. - Nhóm 2: Cho ếch vào thùng xốp có nhiều lỗ nhỏ, bên trong lót một lớp mùn cưa khô dày. - Nhóm 3: Cho ếch vào thùng xốp kín, bên trong lót một lớp đất khô dày 5cm. - Nhóm 4: Cho ếch vào thùng xốp kín, bên trong lót một lớp đất ẩm dày 5cm. Cho biết kích thước các thùng xốp như nhau. Nhóm học sinh nào đã bảo quản ếch đúng cách? A. Nhóm 3. B. Nhóm 1. C. Nhóm 4. D. Nhóm 2. Câu 7: Trong quá trình nhân đôi DNA, một trong những vai trò của enzyme DNA polymerase là A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của DNA. C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử DNA. D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử DNA. Câu 8: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến? A. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể. C. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột biến lệch bội dạng thể một. Câu 9: Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố nào dưới đây làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng duy trì tần số tương đối của các alen, biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể: A. Đột biến gen. B. Di nhập gen. C. Giao phối gần. D. Chọn lọc tự nhiên. .Câu 10: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotide trên mạch mã gốc là 3’..TGTGAACTTGCA... 5’. Theo lí thuyết, trình tự nucleôtide trên mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN này là A. 5' ...TGTGAACCTGCA... 3’ B. 5'...AAAGTTACCGGT... 3’ C. 5’..TGCAAGTTCACA... 3’ D. 5’...ACACTTGAACGT... 3’.
  2. Câu 11: Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong quá trình nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là: A. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBDd và abbDd. B. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd. C. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd. D. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAaBDd và aBBbDd. Câu 12: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Protein của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại amino acid. B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. Câu 13: Theo tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Di - nhập gen. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 14: Phương thức hình thành loài cùng khu địa lí không thể hiện ở những con đường hình thành loài nào ? A. Hình thành loài bằng cách li sinh thái và cách li tập tính B. Hỉnh thành loài bằng cách li địa lí và lai xa kèm theo đa bội hóa C. Hình thành loài bằng cách li địa lí và cách li tập tính D. Hình thành loài bằng cách li địa lí và cách li sinh thái Câu 15: Nghiên cứu 3 loài chim sẻ cùng ăn hạt, trên quần đảo Galápagos thuộc vùng Trung Mỹ cho thấy: - Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài chim sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài. - Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài chim sẻ này sinh, sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng trên ? A. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài chim sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau. B. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực nguồn thức ăn dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3 loài chim sẻ cùng sống ở hòn đảo chung. C. Kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là do sử dụng thức ăn theo các hướng khác nhau. D. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài chim sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài chim sẻ. Câu 16: Khoảng thuận lợi của nhân tố sinh thái là khoảng mà tại đó A. sinh vật bị ức chế hoạt động sinh lí. B. sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. tỉ lệ tử vong của các cá thể tăng, tỉ lệ sinh giảm D. sinh vật cạnh tranh khốc liệt nhất. Câu 17: Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ Gà Cáo Vi sinh vật. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là: A. Cỏ. B. Gà. C. Cáo. D. Vi sinh vật. Câu 18: Cú và Chồn sống trong rừng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn. Mối quan hệ giữa cú và chồn là A. hội sinh. B. cộng sinh. C. cạnh tranh. D. hợp tác. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 CÂU)
  3. Câu 1: Cho 3 loài chim chích: Chích mày xám (Phylloscopus maculipennis) dài 9-10 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Trung và Nam Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim chích này là rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.525-3.050 mét. Chích đớp ruồi má xám (Phylloscopus poliogenys) dài 9-10 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 900-2.135 mét. Chích đớp ruồi đầu hung (Phylloscopus castaniceps) dài 9-11 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.000-2.500 mét. Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói 3 loài chim chích trên? a. 3 loài chim chích có 3 ổ sinh thái khác nhau nhưng cùng nơi ở. b. Trong 3 loài chim chích có 2 loài ổ sinh thái trùng nhau nhưng nơi ở khác nhau c. Nếu số lượng các loài quá đông không gian trở nên chật hẹp thì chúng lại cạnh tranh về nơi ở. d. Sự phân chia ổ sinh thái của 3 loài chim chích là do nhân tố áp suất khí quyển do chênh lệch độ cao. Câu 2: Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường glucose ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Bệnh sẽ kéo theo hàng loạt bệnh lý khác nhau và là một trong những bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Khi nói về bệnh tiểu đường, mỗi phát biểu sau đây là Đúng hay Sai? a. Bệnh do hormone insulin được tiết ra quá nhiều. b. Nồng độ glucose trong máu cao làm giảm áp suất thẩm thấu kéo nước từ dịch mô vào trong máu, làm tăng thể tích máu, làm tăng áp lực lọc máu ở cầu thận, làm tăng lượng nước tiểu dẫn đến đi tiểu nhiều. c. Bệnh tiểu đường lâu năm có thể dẫn đến suy thận. Người bị tiểu đường khó phẫu thuật do vết thương lâu lành. d. Để điều trị bệnh tiểu đường cần sử dụng biện pháp “ kiềng ba chân” là: sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn giảm chất đường bột, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý. Câu 3: Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình gồm: Ở giới cái có 100% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn; Ở giới đực có 40% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn; 40% cá thể mắt trắng, đuôi dài; 10% cá thể mắt trắng, đuôi ngắn; 10% cá thể mắt đỏ, đuôi dài. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gene quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các nhận định sau đây là Đúng hay Sai? a) Các gene quy định các tính trạng đang xét đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. b) Đã xảy ra hoán vị gene ở cả giới đực và giới cái với tần số 20%. c) Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 20%. d) Nếu cho cá thể cái F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm 5%. Câu 4: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, các phát biểu sau là đúng hay sai? a. Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li là cơ quan tương đồng. b. Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải phẫu học so sánh, tế bào học, sinh học phân tử. c. Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất giữa các loài. d. Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các thời gian địa chất. PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN (6 CÂU) Câu 1: Xét cặp NST XY ở người, trong quá trình giảm phân ở một số tế bào xảy ra rối loạn phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra bao nhiêu loại gioa tử? Câu 2: Xét các trường hợp dưới đây cho thấy trường hợp nào rễ cây hấp thụ ion Mg2+ cần phải tiêu tốn nặng lượng ATP?
  4. Câu 3: Giả sử một đoạn DNA có số lượng các loại nucleotide trên một mạch là A = 70; G = 100; C = 90; T = 80. Đoạn DNA này tái bản một lần, số nucleotit loại C mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là bao nhiêu? Câu 4: Bộ NST lưỡng bội của lúa nước có 2n= 24. Có bao nhiêu trường hợp đột biến thể 3 có thể xảy ra? Câu 5: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của allele a là bao nhiêu? Câu 6: Xương rồng là loại cây phổ biến sống ở các vùng sa mạc. Giới hạn sinh thái của cây xương rồng trong khoảng từ 0⁰C đến 56⁰C. Loài này có thể sống được ở bao nhiêu môi trường trong số 5 môi trường sau? Môi trường Giới hạn nhiệt độ 1 10⁰C  55ºC 2 -5 ºC 30ºC 3 0⁰C  30ºC 4 - 12 ºC  30ºC 5 18 ºC  60ºC
  5. PHẦN B : ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (18 CÂU) (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu Đáp Án Câu Đáp án 1 D 10 D 2 B 11 C 3 A 12 A 4 A 13 B 5 D 14 A 6 B 15 A 7 B 16 B 8 D 17 C 9 C 18 C PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 CÂU) Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm Câu Lệnh hỏi Đáp án(Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án(Đ/S) 1 a S 3 a Đ b Đ b S c Đ c S d S d Đ 2 a S 4 a Đ b S b Đ c Đ c S d Đ d Đ PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN (6 CÂU) (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án
  6. 1 6 4 12 2 4 5 0,8 3 190 6 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
64=>1