
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Đồng Nai
lượt xem 1
download

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Đồng Nai’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Đồng Nai
- TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ MINH HỌA THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TT Trảng Bom – Đồng Nai Năm học 2024-2025 PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Câu 1. Ở tế bào thực vật, bào quan có chức năng thực hiện quá trình chuyển quang năng thành hoá năng trong các liên kết hoá học của chất hữu cơ là bào quan nào sau đây? A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Nhân. D. Lysosome. Đơn vị kiến thức: Cấu trúc của tế bào nhân thực. Cấp độ tư duy: Biết. Chỉ báo năng lực: NT1 – nhận biết chức năng của lục lạp. Câu 2. Chất nào sau đây được vận chuyển qua màng theo phương thức chủ động? A. Vitamin A. B. Khí CO2 . C. Glucose. D. Khí O2 . Đơn vị kiến thức: Trao đổi chất qua màng sinh chất Cấp độ tư duy: Hiểu. Chỉ báo năng lực: NT3 – Phân biệt được hình thức vận chuyển của các chất. Câu 3. Vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng có đặc điểm nào sau đây? A. Sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là chất hữu cơ. B. Sử dụng nguồn năng lượng từ chất hữu cơ và nguồn carbon là chất hữu cơ. C. Sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn carbon là CO2 . D. Sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là CO2 . Đơn vị kiến thức: Vi sinh vật. Cấp độ tư duy: Biết. Chỉ báo năng lực: NT1 – nhận biết các kiểu dinh dưỡng của VSV. Câu 4. Trong đời sống hằng ngày, các sản phẩm như nước mắm, các loại mắm từ tôm tép, nước tương, chao… được sản xuất dựa trên ứng dụng quá trình nào ở vi sinh vật? A. Phân giải carbohydrate. B. Phân giải protein. C. Tổng hợp carbohydrate. D. Tổng hợp protein. Đơn vị kiến thức: Vi sinh vật và ứng dụng. Cấp độ tư duy: Hiểu. Chỉ báo năng lực: NT3 – Phân tích được quá trình phân giải xảy ra ở VSV. Câu 5. Loại phân bón chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới; dễ sử dụng, có tỷ lệ đạm cao, hòa tan nhanh trong nước nên giúp cho cây dễ hấp thu là loại nào sau đây? A. Đạm nitrát B. Urê C. Đạm sulfat D. Đạm amoni - Nội dung: Trao đổi vật chất và năng lượng ở sinh vật. - Cấp độ tư duy: Biết. - Chỉ báo năng lực: NT1- Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu… Câu 6: Trong các thói quen sau đây, có bao nhiêu thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh về hệ tiêu hóa ở người? I. Thường xuyên bỏ bữa ăn sáng hoặc ăn sáng quá muộn. II. Sử dụng thực phẩm sạch trong khẩu phần ăn hàng ngày. ĐỀ MINH HOẠ Trang 1
- III. Sử dụng thức ăn cay, uống trà sữa, nước ngọt mỗi tối. IV. Sử dụng nhiều dưa muối, cà muối ăn kèm với tinh bột. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. - Nội dung: Trao đổi vật chất và năng lượng ở sinh vật - Chỉ báo năng lực: NT1- Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu… - Mức độ tư duy: Biết. Câu 7. Hãy ghép các động vật cho trong bảng sau với hình thức hô hấp tương ứng. Động vật Hình thức hô hấp 1- Giun đất a- Hô hấp qua bề mặt cơ thể. 2- Châu chấu b- Hô hấp bằng phổi. 3- Cá chép c- Hô hấp bằng hệ thống ống khí. 4- Chim bồ câu d- Hô hấp bằng mang. A. 1a, 2c, 3d, 4b. B. 1c, 2a, 3d, 4c. C. 1d, 2b, 3c, 4d. D. 1b, 2c, 3a, 4d. - Nội dung: Trao đổi vật chất và năng lượng ở sinh vật - Chỉ báo năng lực: NT1- Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu… - Cấp độ tư duy: Biết. Câu 8. Các loại quả như bưởi, chuối sứ, nhãn, mít khi chuyển từ trạng thái xanh sang chín có đặc điểm chung là ? A. Biến đổi màu sắc. B. Thay đổi mùi vị. C. Thay đổi độ cứng D. Thay đổi khối lượng. - Nội dung: Sinh sản ở thực vật - Chỉ báo năng lực: NT1- Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu… - Cấp độ tư duy: Biết. Câu 9. Quá trình nào sau đây xảy ra khi sinh vật nhân thực nhiễm virus? A. Phiên mã ngược. B. Phiên mã. C. Nhân đôi DNA. D. Dịch mã. - Nội dung: Di truyền phân tử. - Chỉ báo năng lực: : NT4 - Phân tích bản chất của phiên mã ngược. - Cấp độ tư duy: Hiểu Câu 10. Hình ảnh sau đây mô tả khái quát quá trình tái bản DNA, chú thích nào dưới đây đúng? A. Chiều a → b là 5’ → 3’ B. Chiều c → d là 5’ → 3’ C. Chiều b → a là 5’ → 3’ D. Chiều d→ c là 3’ → 5’ - Đơn vị kiến thức: Di truyền phân tử (quá trình nhân đôi). - Cấp độ tư duy: Hiểu. - Chỉ báo năng lực: NT4 – Phân tích cơ chế tái bản DNA Câu 11. Hình chụp dưới đây mô tả các dạng quả và bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tương ứng của cà ĐỀ MINH HOẠ Trang 2
- độc dược. Các dạng quả này có đặc điểm chung là đều sinh ra từ thể đột biến thuộc dạng nào sau đây? A. một nhiễm. B. ba nhiễm. C. không nhiễm. D. bốn nhiễm. - Đơn vị kiến thức: Đột biến NST - Chỉ báo năng lực: NT1- Phân biệt các dạng đột biến só lượng NST. - Cấp độ tư duy: Hiểu. Câu 12. Cho các bước trong quy trình nghiên cứa của Mendel trên đậu hà lan như sau: (1)- Chọn các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho các cây đậu tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. (2)- Cho hai dòng đậu thuần chủng khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng tương phản thụ phấn chéo để tạo ra thế hệ lai F1. (3)- Cho các cây F1 tự thụ phấn để tạo thế hệ F2. (4)- Sử dụng thống kê toán học để phân tích số liệu thu thập được từ một số lượng lớn cá thể đời con F2, từ đó, đưa ra giả thuyết về kết quả thu thập được. (5)- Tiến hành các thí nghiệm để chứng minh cho giả thuyết. Hãy sắp xếp các bước theo thứ tự đúng. A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (2), (1), (3), (4), (5). C. (2), (3), (4), (5), (1). D. (1), (4), (5), (2), (3). - Đơn vị kiến thức: Di truyền MENDEL - Chỉ báo năng lực: NT1- Cách bố trí và tiến hành thí nghiệm cuae Mendel - Cấp độ tư duy: Biết. Câu 13. Khi nói về đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân ( gene trong tế bào chất), có bao nhiêuphát biểu sau đây sai? A. Hệ gene trong tế bào chất nằm trong ty thể hoặc lục lạp và chứa ít gene. B. Trong phân bào, gene trong tế bào chất được phân chia một cách ngẫu nhiên. C. Trong thụ tinh, gene tế bào chất của hợp tử chủ yếu nhận từ trứng. D. Gene nằm ở ngoài nhân được phân chia đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. - Nội dung kiến thức: Di truyền gene ngoài nhân - Chỉ báo năng lực: NT1 – Đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân. - Cấp độ tư duy: Biết. Câu 14. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố tiến hoá nào là nhân tố có hướng, đồng thời là nhân tố cơ bản nhất? A. Đột biến. C. Dòng gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên. - Đơn vị kiến thức: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá. ĐỀ MINH HOẠ Trang 3
- - Cấp độ tư duy: Biết. - Chỉ báo năng lực: NT1 – nhận biết các nhân tố tiến hoá. Câu 15. Chim và thú xuất hiện ở đại nào sau đây? A. Tân sinh. B. Trung sinh. C. Cổ sinh. D. Nguyên sinh. - Đơn vị kiến thức: Sự phát triển của sự sống (Tiến hóa). - Chỉ báo năng lực: Nhận thức sinh học. - Cấp độ tư duy và chỉ báo: NT1 – nhận biết được sự xuất hiện của đối tượng sống (chim và thú). Câu 16. Trang trại gà chuyên trứng Mười Híp (Địa chỉ: Ấp Thanh Sơn, Xã Quang Trung, Huyện Thống nhất, Tỉnh Đồng Nai). Trang trại cung cấp ra trị trường khoảng 50.000 trứng/ngày nhờ nuôi giống gà Leghorn có nguồn gốc từ Ý và phát triển ở vùng Địa Trung Hải. Giống gà này nhập vào Việt Nam vào năm 1974. Những con gà trong trang trại này được gọi là A. Quần thể. B. Quần xã. C. Tập hợp cá thể gà. D. Hệ sinh thái. - Đơn vị kiến thức: Sinh thái học quần thể. - Cấp độ tư duy: Biết. - Chỉ báo năng lực: NT1 – Nhận biết khái niệm quần thể. Lấy ví dụ minh hoạ. Câu 17. Khi vào thăm một trang trại nuôi gà tam hoàng. Một bạn học sinh đã nghi chú các số liệu mà bạn quan tâm. Số liệu nào nói về mật độ cá thể trong quần thể? A. Trong 2 tuần đầu:100 gà con/1m x 2m. B. Trong 3 ngày đầu tiên khi gà mới nở: 2 bóng 75W/100 gà con. C. Gà từ 2-3 tháng tuổi: kháng sinh + vitamin 2-3 lần/tháng. D. Gà 17-21 ngày tuổi: 22.000 – 25.000đ/con. - Đơn vị kiến thức: Quần thể sinh vật. - Cấp độ tư duy: Biết. - Chỉ báo năng lực: NT1 – nhận biết khái niệm mật độ. Câu 18. Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế của rừng để phát triển bền vững, chúng ta cần làm những việc nào sau đây? (1)- Tuyên truyền về việc cần thiết phải bảo vệ rừng và giúp cho nhân dân hiểu việc bảo vệ rừng không còn của riêng các cấp, các ngành và các tổ chức xã hội mà là của cả cộng đồng. (2)- Bảo vệ rừng không chỉ là tuần tra, giám sát mà còn kết hợp với phương pháp mới về phục hồi rừng. (3)- Trồng thêm cây xanh và nâng cao vai trò bảo vệ các loài động vật hoang dã. (4)- Cho phép khai thác rừng để tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng sống gần rừng. A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). - Đơn vị kiến thức: Phát triển bền vững. - Cấp độ tư duy: Biết. - Chỉ báo năng lực: NT1 – Nhận biết khái niệm phát triển bền vững. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng, sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4, trong mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Bệnh máu khó đông (Hemophilia) là một rối loạn hiếm gặp ở người. Bệnh do gene lặn (X h) nằm trên NST giới tính X quy định. Người phụ nữ mang gene bệnh (X HXh) sẽ không biểu hiện ra bên ngoài nên vẫn có kiểu hình bình thường. Quan sát hình dưới đây, hãy cho biết các nhận định sau đây là Đúng hay Sai? ĐỀ MINH HOẠ Trang 4
- a) Người mẹ có kiểu gene XhXh. S b) Cặp bố mẹ trên không thể sinh người con có kiểu gene XhXh. Đ c) Người con trai (1) lấy vợ máu đông bình thường, xác suất sinh con trai không bị bệnh là 100%. S d) Người con gái (2) lấy chồng bị bệnh, các con sinh ra đều không bị bệnh. Đ Kiến thức: Di truyền NST Đáp án, chỉ báo và mức độ tư đuy: Ý Đáp án Chỉ báo Mức độ tư duy Thành phần năng lực a S NT1 Nhận biết (nhận biết được) Nhận thức sinh học b Đ NT6 Vận dụng (giải thích được) Nhận thức sinh học c S NT6 Vận dụng (giải thích được) Nhận thức sinh học d Đ NT6 Vận dụng (giải thích được) Nhận thức sinh học Câu 2: Morgan tiến hành thí nghiệm trên ruồi giấm như sau. Cho ruồi giấm thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen, cánh cụt, F1 thu được 100% ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái và ruồi đực F1 lai phân tích, kết quả thu được như sau Thí nghiệm 1. Cho ruồi cái F1 lai phân tích, kết quả thu được 41,5% thân xám, cánh dài. 41,5% thân đen, cánh cụt. 8,5% thân xám, cánh cụt. 8,5% thân đen, cánh dài. Thí nghiệm 2. Cho ruồi đực F1 lai phân tích, kết quả thu được 50% thân xám, cánh dài. 50% thân đen, cánh cụt. Cho ruồi cái F1 ở thí nghiệm 1 lai với ruồi đực F1 ở thí nghiệm 2. Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về F1 và F2? a) Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gene với tần số 17%. S b) Ở F2 có 7 kiểu gen, 4 kiểu hình. Đ c) Ở F2 ruồi có kiểu gen Ab/ab chiếm tỉ lệ 4,2%. S d) Lấy ngẫu nhiên 1 con ruồi thân xám, cánh dài ở F2, xác suất thu được ruồi thuần chủng là 1/3. S - Kiến thức: Hoán vị gene. - Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học. - Cấp độ tư duy a. Hiểu S ĐỀ MINH HOẠ Trang 5
- b. Vận dụng Đ c. Vận dụng S d. Vận dụng S Câu 3. Hai loài cá hồi sinh sống trong các suối ở một vùng núi. Kết quả nghiên cứu hoạt tính của một loại enzim ở hai loài dưới tác động của nhiệt độ được trình bày ở hình bên. Khi nói về hai loài cá này, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Loài 1 có khả năng chịu lạnh tốt hơn loài 2 b) Nếu nuôi chung 2 loài với số lượng tương đương ở nhiệt độ 12oC thì loài 1 có khả năng sống sót tốt hơn c) Ở môi trường tự nhiên, tần suất 2 loài này sống tách biệt thấp hơn sống chung trong một khu vực suối d) Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ ở vùng núi đã tăng lên. Trong một số thập niên tới, loài 2 có thể di chuyển lên vùng cao hơn Đáp án a) Đúng. b) Sai. c) Sai. d) Đúng. Nội dung kiến thức: Sinh thái Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống Cấp độ a) TH1: Phân tích bối cảnh vấn đề b) TH4: phân tích được đồ thị c) TH2: Đánh giá kết quả dựa trên phân tích, so sánh dữ kiện d) TH4: đề xuất giải pháp. Câu 4. Một quần thể bướm đêm trong khu rừng nhiệt đới với nhiều cây bạch dương có thân gỗ màu trắng. Bướm đêm là nguồn thức ăn của nhiều loài chim, động vật có vú và côn trùng khác. Các con bớm chủ yếu có màu trắng ngà, một số ít có màu sẫm. Khi khói bụi từ khu công nghiệp ở vùng lân cận làm thân cây bạch dương phủ màu bụi sẫm, các con bướm màu trắng ngà dễ bị phát hiện và bị ăn thịt. Qua thời gian dài, quần thể bướm đêm ở khu vực này có sự thay đổi về tần số kiều hình màu sắc thân như hính dưới đây ĐỀ MINH HOẠ Trang 6
- Các phát biều sau là đúng hay sai? a) Nguyên nhân xuất hiện bướm màu nâu sẫm là do khói bụi từ khu công nghiệp ở vùng lân cận. b) Qua thời gian dài, tần số alen qui định bướm màu nâu sẫm tăng dần, tần số alen qui định bướm màu trắng ngà giảm dần. c) Nhân tố tác động chính đến sự thay đổi tần số kiểu hình màu sắc của bướm đêm là đột biến. d) Màu nâu sẫm là đặc điểm thích nghi của bướm đêm trong môi trường có khói bụi từ khu công nghiệp. Đáp án a) Sai. b) Đúng. c) Sai. d) Đúng. Nội dung kiến thức: Tiến hoá Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống Cấp độ a) TH1: Nhận biết thông tin. b) TH4: Phân tích được dữ liệu, sơ đồ. c) TH2: Đánh giá kết quả dựa trên phân tích, so sánh dữ kiện d) TH4: Rút ra được kết luận PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1. Cho các cây hoa đỏ (P) có kiểu gene AaBb tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ: 7 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là bao nhiêu? ĐA: 1/9 Đơn vị kiến thức: Di truyền học. Cấp độ tư duy: Hiểu. Chỉ báo năng lực: TH3. Câu 2. Chất 5-BU có thể làm gene đột biến thay thế cặp A - T thành G - C qua mấy lần tái bản DNA? ĐA: 3. Đơn vị kiến thức: Di truyền học. Cấp độ tư duy: Hiểu. Chỉ báo năng lực: TH3. Câu 3. Giả sử ở thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen là 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nếu quần ĐỀ MINH HOẠ Trang 7
- thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể sau ít nhất bao nhiêu thế hệ? ĐA: 1 Đơn vị kiến thức: Tiến hóa. Cấp độ tư duy: Hiểu. Chỉ báo năng lực: NT4. Câu 4. Giả sử một quần thể động vật ở thời điểm ban đầu có 5000 cá thể, quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, xuất cư 2%/ năm, tử vong 8%/ năm, nhập cư 4%/năm. Sau 2 năm, số cá thể trong quần thể được dự đoán là bao nhiêu? ĐA: 5618. HDG: Tỷ lệ tăng hàng năm là 6%. Năm 1 tăng 300 cá thể. Sau 1 năm được: 5300 cá thể. Năm 2 tăng 318 cá thể. Sau 2 năm số cá thể trong quần thể được dự đoán là: 5618 cá thể. Đơn vị kiến thức: Sinh thái học. Cấp độ tư duy: NT6 Chỉ báo năng lực: Giải thích. Câu 5: Hình dưới đây biểu thị sự biến động về nhiệt độ giả định cao nhất và thấp nhất theo tháng ở một vùng. Thời gian sinh trưởng từ khi bắt đầu nuôi trong môi trường tự nhiên đến khi xuất chuồng của các giống vật nuôi A, B, C và D tối thiểu là 160 ngày. Bảng dưới đây cho biết giới hạn sinh thái về nhiệt độ của bốn giống vật nuôi này. Giả sử các điều kiện sinh thái khác của mỗi trường không ảnh hưởng đến sức sống của các giống vật nuôi đang nghiên cứu. Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn giới hạn dưới hoặc cao hơn giới hạn trên của mỗi giống vật nuôi thì chúng sẽ bị chết. Dựa vào thông tin trong hình và bảng, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng để lựa chọn các giống vật nuôi A, B, C và D chăn thả tại vùng này cho phù hợp? I. Giống A phù hợp để chăn thả ở vùng này. II. Có thể nuôi giống D từ tháng hai để đảm bảo năng suất khi xuất chuồng là cao nhất. III. Để đảm bảo đủ thời gian xuất chuồng, giống C là phù hợp nhất chăn thả ở vùng này. IV. Không thể nuôi được giống B trong 160 ngày để xuất chuồng ở vùng này. Đáp án: 2. Đơn vị kiến thức: Sinh thái học Chỉ báo năng lực: Vận dụng kiến thức sinh học ĐỀ MINH HOẠ Trang 8
- Mức độ nhận thức: VD 2. Câu 6. Loài cỏ Spartina alternaflora (2n=62) giao phấn với loài cỏ S. maritima (2n=60) tạo ra cây lai trong tế bào sinh dưỡng có 61 nhiễm sắc thể. Từ cây lai này đã hình thành nên loài mới S. anglica hữu thụ. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của loài S. anglica là bao nhiêu? ĐA: 102 Đơn vị kiến thức: Di truyền Chỉ báo năng lực: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Mức độ nhận thức: VD1 ĐỀ MINH HOẠ Trang 9

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
