intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2025 - Trường THPT Long Khánh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 12 đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2025 - Trường THPT Long Khánh, Đồng Nai", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2025 - Trường THPT Long Khánh, Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Ra đề: Trường THPT Long Khánh MÔN: VẬT LÝ Phản biện đề: Trường THPT Hoàng Diệu Thời gian làm bài: 50 phút Đề có 05 trang PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Quá trình một chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là quá trình A. nóng chảy. B. hóa hơi. C. hóa lỏng. D. đông đặc. Câu 2: Gọi mp là khối lượng của prôtôn, m n là khối lượng của nơtron, m X là khối lượng của hạt nhân và c là tốc độ của ánh sáng trong chân không. Đại lượng được gọi là A. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân. B. khối lượng nghỉ của hạt nhân. C. độ hụt khối của hạt nhân. D. năng lượng liên kết của hạt nhân. Câu 3: Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg. K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 3 kg đồng ở 20oC để nó tăng nhiệt độ lên 60oC là: A. 45600 J B. 456000 J C. 4600 J D. 460000 J Câu 4: Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 100 g nước ở 1000C là A. . B. . C. . D. 2300 J. Câu 5: Nội dung nguyên lí I nhiệt động lực học là: A. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. B. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng nhiệt lượng mà vật nhận được. C. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công mà vật nhận được. D. Độ biến thiên nội năng của vật bằng hiệu số công và nhiệt lượng mà vật nhận được. Câu 6: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng? A. hằng số B. C. D. hằng số Câu 7: Một bóng thám không được chế tạo để có thể tăng bán kính lên tới 10 m bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,03 atm và nhiệt độ 200 K. Biết bóng được bơm khí ở áp suất 1 atm và nhiệt độ 300 K, bán kính của bóng khi bơm bằng A. 2,12 m. B. 2,71 m. C. 3,56 m. D. 1,78 m. Câu 8: Có 10 gam khí oxygen ở áp suất và nhiệt độ . Xem oxygen là khí lí tưởng. Thể tích của khối khí là A. B. C. D. Câu 9: Trong y học, dòng điện xoay chiều không có ứng dụng trong thiết bị nào sau đây? A. Máy đo huyết áp. B. Máy chụp X - quang. C. Máy siêu âm. D. Máy chụp cộng hưởng từ (MRI). Câu 10: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. B. độ lớn từ thông qua mạch.
  2. C. điện trở của mạch. D. diện tích của mạch. Câu 11: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường A. thẳng. B. song song. C. thẳng song song. D. thẳng song song, cách đều nhau. Câu 12: Trong dây dẫn MN có electron chuyển động thành dòng theo chiều từ N đến M. Vectơ cảm ứng từ tại P có hướng A. vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, đi vào trong. B. vuông góc với MN, trong mặt phẳng hình vẽ đi xuống. C. theo chiều từ N đến M. D. theo chiều từ M đến N. Câu 13: Khi bắn phá nhạt nhân bằng hạt , người ta thu được một hạt prôtôn và một hạt nhân X. Hạt nhân X là A. B. C. D. Câu 14: Khi gặp biển báo phóng xạ, hành động nào sau đây là an toàn nhất? A. Tiếp tục công việc nhưng giữ khoảng cách an toàn. B. Nhanh chóng rời khỏi khu vực nếu không có nhiệm vụ. C. Tiến lại gần để kiểm tra khu vực xem có nguy hiểm không. D. Chỉ cần đeo khẩu trang là đủ bảo vệ khỏi phóng xạ. Câu 15: Hạt nhân càng bền vững nếu nó có A. khối lượng càng lớn. B. độ hụt khối càng lớn. C. năng lượng liên kết càng lớn. D. năng lượng liên kết riêng càng lớn. Câu 16: Nguồn gốc năng lượng của Mặt trời là do A. các phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng nó. B. các phản ứng phân hạch xảy ra trong lòng nó. C. các phản ứng hóa học xảy ra trong lòng nó. D. các phản ứng tổng hợp hai hạt nhân nặng. Câu 17: Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là A. N0/6. B. N0/16. C. N0/9. D. N0/4. Câu 18: Ống dây điện hình trụ có điện trở 20 , gồm l000 vòng, diện tích mỗi vòng 100 cm 2, đặt trong từ trường đều có đường sức từ song song với trục ống dây. Cảm ứng từ tăng với tốc độ 8.10-2 T/s. Nối đoản mạch hai đầu ống dây thì công suất tỏa nhiệt trên ống bằng: A. 4,5 W B. 12,8 W C. 0,04 W. D. 0,032 W. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Có thể sử dụng bộ thí nghiệm (hình bên) để tìm hiểu về mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định ở nhiệt độ không đổi.
  3. a) Có thể sử dụng bộ thí nghiệm (hình bên) để tìm hiểu về mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định ở nhiệt độ không đổi. b) Trình tự thí nghiệm: Nén (giữ nguyên nhiệt độ) khí trong xi lanh; Ghi giá trị thể tích và giá trị áp suất khí; Lặp lại các thao tác. c) Số phân tử khí lí tưởng đã dùng trong thí nghiệm là 4,8.1024 phân tử. d) Với kết quả thu được ở bảng bên, có thể xem rằng công thức liên hệ áp suất theo thể tích là p⋅V=hằng số, trong đó p đo bằng bar và V đo bằng cm³. Câu 2. Sự hình thành nước ngưng tụ (gọi là các giọt mồ hôi) trên một cốc nước đá làm cho nước đá tan nhanh hơn so với cách khác. Biết nhiệt động đặc riêng của hơi nước trong không khí là Lc = 2256 kJ/kg và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là Lm 334 kJ/kg. a) Các phân tử nước trong không khí đi qua khoảng trống giữa các phân tử trong ly thủy tinh để ra ngoài và ngưng tụ trên thành ly. b) Các giọt nước ngưng tụ trên thành ly truyền nhiệt lượng vào trong ly làm nước đá tan nhanh hơn. c) Khi số lượng nước đá trong ly tan hết, sau một khoảng thời gian thì lượng mồ hôi trên ly nước đá giảm đi. d) Nếu làm ngưng tụ 8 gam hơi nước trên thành một cốc thủy tinh chứa nước và cả 200 gam nước đá ở 0 oC thì có khoảng 54 gam nước đá trong ly bị tan thành nước. Giả sử không có sự truyền nhiệt nào khác xảy ra. Câu 3. Hai thanh ray bằng kim loại OA, OB nối với nhau tại O. Thanh kim loại mn vuông góc với OA chuyển động thẳng đều ra xa điểm O với tốc độ 2 m/s. Ban đầu hai điểm tiếp xúc giữa thanh mn với hai thanh OA; OB cách nhau l0 = 1m. Hệ thống được đặt trong một từ trường đều có cám ứng từ B = 0,1T như hình vẽ. Giả sử điện trở khung dây không đổi và bằng 2 trong suốt quá trình thanh mn chuyển động.
  4. a) Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây có chiều cùng chiều từ n đến m. b) Từ thông qua mạch thay đổi do sự biến thiên của diện tích khung dây. c) Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây theo biểu thức . d) Cường độ dòng điện qua khung dây lúc t = 10 s có độ lớn là 1,1 A. Câu 4. Để xác định máu trong cơ thể một bệnh nhân, bác sĩ tiêm vào máu người đó 10 cm 3 một dung dịch chứa có chu kì bán rã 15 giờ với nồng độ 10-3 mol/lít. a) Số mol đã đưa vào trong máu bệnh nhân là n = 10-5 mol. b) Khối lượng đã đưa vào trong máu bệnh nhân là m0 = 2,4.10-4 g. c) Sau 6 giờ lượng chất phóng xạ còn lại trong máu bệnh nhân là m = 1,8.10-3 g. d) Sau 6 giờ người ta lấy ra 10 cm 3 máu bệnh nhân và đã tìm thấy 1,5.10 -8 mol của chất . Giả thiết rằng chất phóng xạ được phân bố trong toàn bộ thể tích máu bệnh nhân. Thể tích máu trong cơ thể bệnh nhân là V = 5 lít. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một khối lượng khí 6 gam có thể tích 4 lít ở nhiệt độ . Sau khi được đun nóng đẳng áp thì khối lượng tiêng của khí là 1,2 g/lít. Nhiệt độ của khí sau khi được đun nóng bằng . Giá trị của x là? Đáp số: 77 Câu 2: Có 40 gam khí oxygen ở nhiệt độ 360K và áp suất 10 atm. Thể tích của khối khí có giá trị là bao nhiêu lít? Biết M = 32 g/mol, R = 8,31J/mol.K, cho 1 atm=1,013.105 (Pa) (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)? Đáp số: 3,7 Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Một dây dẫn thẳng nằm ngang, được dùng để truyền tải dòng điện xoay chiều đi xa. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong dây dẫn này là . Câu 3: Cường độ dòng điện cực đại trong dây dẫn trên là bao nhiêu ampe? Đáp số: 200 Câu 4: Tại khu vực dây dẫn đi qua, thành phần nằm ngang của cảm ứng từ của từ trường Trái Đất (có độ lớn ) tạo với dây dẫn một góc sao cho lực từ do thành phần nằm ngang này tác dụng lên mỗi mét chiều dài dây dẫn có thời điểm đạt độ lớn cực đại. Độ lớn cực đại này là bao nhiêu miliniutơn (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)? Đáp số: 3,6
  5. Câu 5: Phốt pho phóng xạ β- với chu kỳ bán rã T = 14,2 ngày và biến đổi thành lưu huỳnh (S). Sau 42,6 ngày kể từ thời điểm ban đầu, khối lượngcủa một khối chất phóng xạ còn lại là 2,5g. Khối lượng ban đầu của Phốt pho là bao nhiêu g? Đáp số: 20 Câu 6: Theo một lí thuyết của các nhà thiên văn học thì các nguyên tố nặng có trên các hành tinh trong vũ trụ được tạo ra từ các vụ nổ siêu tân tinh (cái chết của một ngôi sao 235 238 U U nặng). Cho rằng và được tạo ra từ mỗi vụ nổ siêu tân tinh đều có cùng số 235 238 U U nguyên tử. Hiện nay, tỉ số về số nguyên tử giữa với trên Trái Đất là 235 238 U U 0,00725. Biết và là các chất phóng xạ với chu kì bán rã lần lượt là 0,704 tỉ năm và 4,47 tỉ năm. Thời điểm mà vụ nổ siêu tân tinh xảy ra để sản phẩm của nó tạo thành Trái Đất đã cách đây bao nhiêu tỉ năm? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)? Đáp số: 5,9 ……HẾT……
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
175=>1