intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử Trung học phổng thông Quốc gia năm 2016 môn Hóa học (Mã đề thi 132) - Đề số 1

Chia sẻ: Dương Tiến Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

87
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỳ thi THPT Quốc gia sắp đến rồi các bạn hãy cũng tham khảo Đề thi thử Trung học phổng thông Quốc gia năm 2016 môn Hóa học (Mã đề thi 132) - Đề số 1" để củng cố thêm kiến thức phục vụ cho kì thi của mình. Đề thi gồm có 3 trang với 35 câu hỏi trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử Trung học phổng thông Quốc gia năm 2016 môn Hóa học (Mã đề thi 132) - Đề số 1

  1. HỌC HÓA CÙNG THẦY LÊ KIỀU HƯNG – ĐỀ SỐ 1 – 18/05/2016 LUYỆN THI ĐẠI HỌC KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔNG THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 ĐỀ THI THỬ SỐ 01 Môn: HÓA HỌC (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 30 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 132 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, P=31, S=32, Cl=35.5, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Br=80, Ag=108, Ba=137. Câu 1. Glyxin là tên gọi của chất nào sau đây ? A. H2NCH2COOH. B. CH3CH3NH2. C. H2NCH2CH2COOH. D. H2NCH(CH3)COOH. Câu 2. Ancol etylic tác dụng với CuO ở nhiệt độ thích hợp, sinh ra chất nào sau đây ? A. HCOOH. B. C2H4. C. HCHO. D. CH3CHO. Câu 3. Hóa chất nào sau đây không được đựng trong lọ bằng thủy tinh ? A. HNO3. B. HF. C. HCl D. NaOH. Câu 4. Kim loại có những tính chất vật lý chung như : tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim. Các tính chất này được gây nên chủ yếu bởi ? A. các electron độc thân trong nguyên tử kim loại. B. Các electron tự do trong tinh thể kim loại. C. khối lượng riêng của kim loại. D. cấu trúc mạng tinh thể của kim loại. Câu 5. Vật liệu nào sau đây không phải là sản phẩm của công nghiệp silicat ? A. Gốm. B. Thủy tinh hữu cơ. C. Sứ. D. Xi măng. Câu 6. Etyl fomat là chất có mùi thơm, không độc được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Phân tử khối lượng của etyl fomat là ? A. 74. B. 88. C. 60 D. 68. Câu 7. Tên gọi nào sau đây không phải là của HCHO ? A. andehit fomic. B. etanal. C. metanal. D. fomandehit. Câu 8. Oxit kim loại nào sau đây bị khí CO khử (ở nhiệt độ thích hợp) thành kim loại tương ứng ? A. MgO. B. Na2O. C. Al2O D. CuO. Câu 9. Nguyên tố cacbon (có Z = 6) thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ? A. Nhóm VIA. B. Nhóm VA. C. Nhóm IVA. D. Nhóm IIIA. Câu 10. Chất nào sau đây trong phân tử chứa liên kết ion ? A. NaCl. B. HCl. C. NH3. D. N2. Câu 11. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng ? A. Polietilen. B. Polivinylic. C. Nilon – 6,6. D. Poli(vinyl clorua) Câu 12. Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được chế tạo từ ? A. Poli(vinyl clorua) B. Poli(metyl metacrylat). C. Polietilen. D. Nilon – 6. Câu 13. Số oxi hóa của Clo trong hợp chất nào sau đây ở mức +5? A. KClO3. B. NaClO. C. HClO4. D. HCl. Câu 14. Trong những dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng phân của nhau ? A. C4H10, C6H6. B. C2H5OH, CH3OCH3. C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. CH3OCH3, CH3CHO. Câu 15. Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân ? A. Xenlunozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. HỌC HÓA CÙNG THẦY LÊ KIỀU HƯNG – ĐỀ SỐ 1 – 18/05/2016 Câu 16. Chất nào sau đây được dùng để tẩy trắng bột giấy trong quá trình sản xuất giấy trong công nghiệp? A. O2. B. N2O. C. SO2. D. CO2. Câu 17. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH ? A. CH3COOH. B. CO2. C. C6H5NH2 (anilin). D. C6H5OH (phenol). Câu 18. Cho các chất sau : NH3, CH3NH2, C6H5NH2 (anilin) và CH3 – NH – CH3. Chất có lực bazơ lớn nhất là ? A. CH3 – NH – CH3. B. NH3. C. C6H5NH2. D. CH3NH2. Câu 19. Cho các chất sau : C2H5OH, HO – CH2 – CH2 – OH, HO – CH2 – CH(OH) – CH2 – OH, CH3COOH. Số chất vừa có phản ứng với Na vừa có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 20. Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường : 1. Sục SO2 vào dung dịch nước brom. 2. Rắc bột lưu huỳnh vào chén chứa thủy ngân. 3. Sục CO2 vào dung dịch NaOH. 4. Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. Số trường hợp xảy ra phản ứng là ? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 21. Lấy cùng một khối lượng ban đầu của các kim loại sau : Zn, Mg, Al, Fe cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Kim loại nào giải phóng lượng khí H2 (ở cùng điều kiện) nhiều nhất ? A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Al. Câu 22. Cho các phát biểu sau : 1. Các peptit đều có phản ứng màu biure. 2. Fructozơ có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 sinh ra Ag. 3. Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau. 4. Mỡ động vật và dầu thực vật đều không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Số phát biểu đúng là ? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 23. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Kim loại thích hợp nhất để loại bỏ tạp chất này là ? A. Cu. B. Zn. C. Ag. D. Fe. Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là ? A. 11,62. B. 13,92. C. 7,87. D. 11,42. Câu 25. Trong các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là ? A. CH3COOH. B. C5H12. C. C2H5OH. D. CH3CHO. Câu 26. Trong phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò chất oxi hóa ? A. HCl + NH3 → NH4Cl. B. HCl + NaOH → NaCl + H2O. C. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. D. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. Câu 27. Trong nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hạt mang điện trong nguyên tử X là ? A. 11. B. 23. C. 22. D. 17. Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch. B. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa. C. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống nấm mốc. D. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. HỌC HÓA CÙNG THẦY LÊ KIỀU HƯNG – ĐỀ SỐ 1 – 18/05/2016 Câu 29: Trong phòng thí nghiệm một số chất khí có thể được điều chế bằng cách cho dung dịch axit X thích hợp tác dụng với muối rắn Y tương ứng. Sơ đồ điều chế ở hình bên được sử dụng điều chế khí Z nào sau đây là tốt nhất? A. CO2 B. SO2 C. Cl2 D. HCl Câu 30: Phát biểu không đúng là: A. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat. B. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH. C. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrCl3 đều có tính chất lưỡng tính. D. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh. Câu 31. Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Nhiệt phân AgNO3. (g) Đốt FeS2 trong không khí. (h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là? A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 32: Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Gía trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau: Dung dịch  A  B C D  E pH  5,15  10,35 4,95 1,25  10,60 Khả năng dẫn điện  Tốt  Tốt Kém Tốt  Kém Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là? A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3 B. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3 C. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3 D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH Câu 33: Một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì tốc độ phản ứng thuận (vt) bằng tốc độ phản ứng nghịch (vn). Khi thay đổi các yếu tố nồng độ, áp suất, nhiệt độ… thì có thể xẩy ra các trường hợp sau: 1. vt tăng, vn giảm 2. vt và vn đều giảm nhưng vn giảm nhiều hơn vt 3. vt và vn đều tăng nhưng vn tăng nhiều hơn vt 4. vn tăng, vt không đổi 5. vn và vt đều không đổi Trong số các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 34. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng không tạo ra hai muối ? A. CO2 + dung dịch NaOH. B. SO2 + dung dịch Ba(OH)2. C. Fe3O4 + dung dịch HCl. D. dung dịch NaHCO3 + dung dịch Ca(OH)2 dư. Câu 35: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là A. 4. B. 6. C. 7. D. 5. -------------------------HẾT---------------------- Trang 3/3 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2