intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa học - Đề số 9

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2020 môn Hóa học - Đề số 9 có kết cấu nội dung gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm có gợi ý trả lời sẽ giúp các bạn làm quen với dạng đề cũng như củng có các kiến thức đã học, chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa học - Đề số 9

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 ĐỀ SỐ 9 ĐỀ THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Đề có 04 trang) Môn thi thành phần: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi 009 Số báo danh: .......................................................................... * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 41: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là A. Cu. B. Cr. C. W. D. Fe. Câu 42: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Na. B. Ca. C. Al. D. Fe. Câu 43: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2. Câu 44: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là A. HCOOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 45: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu vàng. Chất X là A. NaCl. B. NaF. C. NaNO3. D. Na3PO4. Câu 46: Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. KNO3. C. NaCl. D. NaNO3. Câu 47: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit tương ứng? A. Na. B. Al. C. Cr. D. Fe. Câu 48: Phương trình hóa học nào sau đây sai? 0 t A. 2Cr + 3H2SO4 (loãng) → Cr2(SO4)3 + 3H2. B. 2Cr  3Cl2   2CrCl3 . 0 t C. Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O. D. Cr2O3 + 2NaOH (đặc)   2NaCrO2 + H2O. Câu 49: Cao su Buna–S được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3- đien với A. nitơ. B. stiren. C. vinyl xianua. D. lưu huỳnh. Câu 50: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeCl3 là A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Mg. Câu 51: Cacbohirat nào sau đây không tan trong nước? A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ. Câu 52: Kali nitrat là thành phần chính có trong thuốc nổ đen. Công thức của kali nitrat là A. KNO2. B. KNO3. C. KCl. D. KHCO3. Câu 53: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là A. MgO. B. Fe2O3. C. CuO. D. Fe3O4. Câu 54: Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là A. 175. B. 350. C. 375. D. 150. Câu 55: Cho các chất sau: etylamin, glyxin, phenylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
  2. Câu 56: Hỗn hợp M gồm glucozơ và saccarozơ. Đốt cháy hoàn toàn M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 6,72 B. 8,96. C. 5,60. D. 4,48. Câu 57: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, hai chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,1 mol N2. Công thức phân tử của X là A. C2H7N. B. C4H11N. C. C2H8N2. D. C4H12N2. Câu 58: Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ dưới đây) dùng để A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch. B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau. C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau. D. tách chất lỏng và chất rắn. Câu 59: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là: Ba2+ + SO42–  BaSO4? A. Ba(OH)2 + Na2SO4  BaSO4 + 2NaOH. B. Ba(HCO3)2 + H2SO4  BaSO4 + 2CO2 + 2H2O. C. BaCl2 + Ag2SO4  BaSO4 + 2AgCl. D. Ba(OH)2 + 2NaHSO4  BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O. Câu 60: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit, thu được chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. xenlulozơ và fructozơ. B. tinh bột và glucozơ. C. xenlulozơ và glucozơ. D. saccarozơ và fructozơ. Câu 61: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm. (c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. (d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 62: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 5. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 63: Cho các chất sau: CrO3, Fe, Cr(OH)3, Cr và FeCl3. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 64: Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Số polime có nguồn gốc xenlulozơ là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 65: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3 thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Cho từ từ vào120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2 (đktc). - Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Tỉ lệ a : b tương ứng là A. 2 : 3. B. 2 : 1. C. 1 : 2. D. 2 : 5. Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo A, thu được b mol CO2 và c mol nước (biết b – c = 5a). Khi hiđro hóa hoàn toàn m gam A cần vừa đủ 2,688 lít H2 (đktc) thu được 35,6 gam chất B. Mặt khác, thủy
  3. phân hoàn toàn m gam A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là A. 35,36. B. 35,84. C. 36,48. D. 36,24. Câu 67: Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam và Z có khả năng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây sai? A. Z có số mol gấp 2 lần số mol của Y. B. Đốt cháy 1 mol Z thu được 0,5 mol CO2. C. X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. D. X có hai công thức cấu tạo phù hợp. o t , ch©n kh«ng  HCl T Câu 68: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X   Y   Z  X . Cho các chất: Fe(OH)2, Mg(OH)2, CaCO3, Fe(NO3)3. Số chất có thể thỏa mãn X trong sơ đồ trên là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 69: Cho các phát biểu sau: (1) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước…có công thức là KAl(SO4)2.24H2O. (2) Dùng Ca(OH)2 với lượng dư để làm mất tính cứng tạm thời của nước. (3) Khi nghiền clanhke, người ta trộn thêm 5-10% thạch cao để điều chỉnh tốc độ đông cứng của xi măng. (4) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở,…). (5) Xesi được dùng làm tế bào quang điện. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 70: Cho V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hiđro, axetilen và etilen (trong đó số mol của 2 hiđrocacbon bằng nhau) đi qua Ni nung nóng (H = 100%), thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 6,6. Nếu cho V lít (đktc) hỗn hợp khí X đi qua bình đựng dung dịch brom dư thì khối lượng bình tăng? A. 6,6 gam. B. 5,4 gam. C. 4,4 gam. D. 2,7 gam. Câu 71: Hòa tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch X. Nhỏ rất từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch X và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa (m gam) theo thể tích dung dịch H2SO4 (V ml) như sau: Giá trị của a là A. 5,40. B. 8,10. C. 4,05. D. 6,75. Câu 72: Cho các phát biểu sau: (a) Mỡ heo và dầu dừa đều có thành phần chính là chất béo. (b) Tơ nilon-7 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. (c) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein. (d) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ. (e) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 73: Hòa tan 31,76 gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước thu được 300 gam dung dịch X. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thì thu được 283,32 gam dung dịch Y (không còn màu xanh) và có V lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Cho Y tác dụng với Mg dư thấy giải phóng 1,344 lít khí H2
  4. (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất phản ứng điện phân bằng 100% (bỏ qua sự hòa tan khí trong nước và sự bay hơi của nước). Giá trị của V là A. 2,464. B. 2,520. C. 3,136. D. 2,688. Câu 74: Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở X, Y, Z (chỉ chứa một loại nhóm chức, MX < MY < MZ < 260). Cho 52,7 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 620 ml dung dịch NaOH 1M được m gam một muối duy nhất và a gam hỗn hợp F gồm ba ancol. Đốt cháy hoàn toàn 9,61 gam hỗn hợp F, thu được 6,944 lít CO2 và 8,37 gam nước. Tổng số nguyên tử H có trong ba phân tử X, Y, Z là A. 28. B. 32. C. 30. D. 26. Câu 75: Hoà tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Na, K, BaO và Al2O3 vào nước được dung dịch X và 4,48 lít H2. Cho X tác dụng với dung dịch chứa đồng thời 0,2 mol H2SO4 và 0,5 mol HCl được dung dịch Y chứa 41,65 gam hỗn hợp chất tan và 38,9 gam kết tủa Z. Trong hỗn hợp ban đầu, chất nào có số mol lớn nhất? A. K. B. BaO. C. Na. D. Al2O3. Câu 76: Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của glucozơ theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1ml dung dịch NaOH 10%. Bước 2: Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Bước 3: Cho thêm vào đó 2ml dung dịch glucozơ 1%, Lắc nhẹ ống nghiệm. Cho các phát biểu sau: (a) Ống nghiệm chuyển sang màu xanh lam khi nhỏ dung dịch glucozơ vào. (b) Trong thí nghiệm trên glucozơ bị khử. (c) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4. (d) Ống nghiệm chuyển sang màu đỏ gạch khi nhỏ dung dịch glucozơ vào. (e) Sau bước 3, trong ống nghiệm có chứa phức đồng glucozơ Cu(C6H11O6)2. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 77: Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V1 lít khí. Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V2 lít khí. Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V2 < V1 = V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là A. CaCO3, NaHCO3. B. CaCO3, NaHSO4. C. FeCO3, NaHSO4. D. FeCO3, NaHCO3. Câu 78: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối (có tỉ lệ mol 1 : 3) và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 35. B. 26. C. 25. D. 29. Câu 79: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa 4,545 gam KNO3 và a mol H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 63,325 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với metan bằng 38/17.Thêm dung dịch KOH 1M vào Y đến khi thu được kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Giá trị của m là A. 34,6. B. 28,4. C. 27,2. D. 32,8. Câu 80: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,24 lít hỗn hợp hai khí (ở đktc). Mặt khác, cho 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 42,7. B. 39,3. C. 40,9. D. 45,4. --------------HẾT---------------
  5. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ THI I. CẤU TRÚC ĐỀ: Nhận biết Vận dụng Vận dụng Lớp MỤC LỤC TỔNG Thông hiểu thấp cao Este – lipit 1 4 1 6 Cacbohidrat 3 3 Amin – Aminoaxit - Protein 2 2 Polime và vật liệu 1 1 2 Đại cương kim loại 3 1 1 5 12 Kiềm – Kiềm thổ - Nhôm 3 3 6 Crom – Sắt 1 1 2 Phân biệt và nhận biết 1 1 Hoá học thực tiễn 2 1 3 Thực hành thí nghiệm Điện li 1 1 Nitơ – Photpho – Phân bón 11 Cacbon - Silic 1 1 Đại cương - Hiđrocacbon 1 1 Ancol – Anđehit – Axit 0 10 Kiến thức lớp 10 0 Tổng hợp hoá vô cơ 3 3 Tổng hợp hoá hữu cơ 1 2 1 4 II. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT: - Cấu trúc: 65% lý thuyết (26 câu) + 35% bài tập (14 câu). - Nội dung: Phần lớn là chương trình lớp 12 còn lại là của lớp 11. - Đề thi được biên soạn theo cấu trúc của đề minh hoạ 2019.
  6. III. ĐÁP ÁN: Mã đề thi 009 41-C 42-A 43-D 44-B 45-D 46-A 47-B 48-A 49-B 50-B 51-C 52-B 53-C 54-C 55-A 56-B 57-C 58-C 59-A 60-C 61-D 62-C 63-C 64-B 65-A 66-C 67-D 68-B 69-D 70-B 71-B 72-D 73-C 74-C 75-C 76-A 77-B 78-B 79-C 80-A HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 61: Chọn D. Thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là (a). Câu 62: Chọn C. HCOOCH=CH-CH3 ; HCOO-CH2-CH=CH2 ; HCOO-C(CH3)=CH2 và CH3COOCH=CH2. Câu 63: Chọn C. Chất tan được trong dung dịch NaOH là CrO3, Cr(OH)3, FeCl3. Câu 64: Chọn B. Polime có nguồn gốc xenlulozơ là (2) sợi bông; (3) sợi đay; (5) tơ visco; (7) tơ axetat. Câu 65: Chọn A. n HCO3  2n CO32  n H  0,12 n HCO3  0, 06 mol n HCO  Khi cho X vào HCl thì:    3 2 n   n 2  0, 09 n 2  0, 03 mol n  HCO3 CO3  CO3 CO3 2 n HCO3  0,1 mol Khi cho X vào Ba(OH)2 dư thì: n HCO   n CO 2  n BaCO3  0,15   n CO32  0, 05 mol 3 3 Trong 250ml dung dịch Y chứa CO32– (0,1 mol), HCO3– (0,2 mol), Na+ (a + 2b mol). BT: C BTDT (Y )   0,15  b  0, 3  b  0,15  a  0,1  a : b  2 : 3 Câu 66: Chọn C. Theo đề bài ta có k = 6 (có 3π ở gốc axit béo)  nA = 0,04 mol và m A  m B  m H 2  35, 36 (g) BTKL Khi cho A tác dụng với NaOH thì:   x  36, 48 (g) Câu 67: Chọn D. Công thức cấu tạo của X là HCOO-CH(CH3)CH2-OOCH. to HCOO-CH(CH3)CH2-OOCH + 2NaOH   2HCOONa (Z) + HOCH(CH3)-CH2OH (Y) D. Sai, X có 1 công thức cấu tạo phù hợp. Câu 68: Chọn B. o t , chaân khoâng  HCl  NaOH Fe(OH)2   FeO   FeCl2  Fe(OH)2 o t , chaân khoâng  HCl  NaOH Mg(OH)2   MgO   MgCl2  Mg(OH)2 o t , chaân khoâng  HCl  Na 2CO3 CaCO3   CaO   CaCl2   CaCO3 o t , chaân khoâng  HCl  AgNO3 Fe(NO3 )3   Fe2O3   FeCl3   Fe(NO3 )3 Câu 69: Chọn D. (1) Sai, Phèn chua có công thức là KAl(SO4)2.12H2O. (2) Sai, Dùng Ca(OH)2 với lượng dư thì trong nước vẫn tồn tại ion Ca2+ nên không làm mềm được nước cứng. Câu 70: Chọn B. Nhận thấy MY = 13,2  Y có chứa H2 dư. Khi đó Y gồm C2H6: 0,2 mol và H2 dư: 0,3 mol Vì C2H2, C2H4 có cùng số mol  mol mỗi chất bằng 0,1 mol Khi dẫn X qua dung dịch Br2 thì: mb.tăng = mhiđrocacbon = 5,4 (g) Câu 71: Chọn B. Dung dịch X gồm Ba(AlO2)2 (x mol) và Ba(OH)2 dư (y mol) Tại m = 70 (g)  233n BaSO 4  78n Al(OH)3  70  233.(x  y)  78.2 x  70 (1)
  7. Tại V = 1300 = 1,3 lít  4n AlO 2   n OH   1, 3  8x  2y  1,3 (2) Từ (1), (2) suy ra: x = 0,15 và y = 0,05  a = 8,1 (g) Câu 72: Chọn D. (b) Sai, Tơ nilon-7 = điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Câu 73: Chọn C. Dung dịch Y chứa H+ với n H   2n H 2  0,12 mol  H  ban đầu: 0,12  2n H 2  n O2  0, 03  0,5n H2 Khối lượng dung dịch giảm: m Cu  m khí  300  283,32  16,68  64n Cu  71n Cl2  18n H2  15,72 (1) BT: e   2n Cu  0,12  2n Cl2 (2) và 160n Cu  117n Cl2  31, 76 (3) Từ (1), (2), (3) suy ra: n Cu  0,14 mol; n Cl 2  0, 08 mol ; n H 2  0, 06 mol  n O 2  0, 06 mol Vậy V = 3,136 lít. Câu 74: Chọn C. Ta có: n ancol  n H 2O  n CO 2  0,155 mol  C  2 Đặt CTTQ của ancol là CnH2n+2Ox  14n + 2 + 16x = 62 (với n = 2)  x = 2  3 ancol lần lượt là CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3. BTKL  m  m E  m NaOH  mancol  m  52, 7  0,62.40  0,31.62  58, 28  M RCOONa  94 : C2 H3COONa X: C2H3COOCH3; Y: (C2H3COO)2C2H4 ; Z: (C2H3COO)3C3H5  Tổng H là 30. Câu 75: Chọn C. Hỗn hợp kết tủa gồm BaSO4 (z mol); Al(OH)3 Chất tan trong Y gồm Na+ (x mol), K+ (y mol), Al3+, Cl- (0,5 mol), SO42- (0,2 - z mol) BTDT 0,5  2z 0, 5  2z  n Al3   n Al(OH)3  2t  3 3  Na : x  23x  39y  153z  102t  42, 2  x  0, 25 K : y  BT: e  y  0,15     x  y  0, 2.2  Quy hỗn hợp     BaO : z  23x  39y  9(0, 5  2 z)  0,5.35,5  966(0, 2  z)  41, 65  z  0,1  Al 2 O 3 : t  233z  26.(6t  0,5  2z)  38,9  t  0,15  Vậy số mol của Na là lớn nhất. Câu 76: Chọn A. (b) Sai, Đây không phải là phản ứng oxi hóa khử. (c) Sai, Không thể thay thế vì glucozơ không tạo phức tan được với dung dịch FeSO4 trong NaOH. (d) Sai, Màu của dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh lam. Câu 77: Chọn B. Cho số mol mỗi chất là 1 mol. Thay các đáp án vào: + Nếu X, Y là CaCO3, NaHCO3 (không thỏa mãn) vì ở thí nghiệm 2 không có phản ứng xảy ra. + Nếu X, Y là CaCO3, NaHSO4 (thỏa mãn) Khi cho tác dụng với HCl thì thu được khí CO2 với số mol là 1 (H+ dư). Cho tác dụng với NaNO3 thì thu được khí CO2 với số mol là 0,5 (tính theo mol H+). Cho tác dụng với HNO3 loãng thì thu được khí CO2 với số mol là 1 mol. + Nếu X, Y là FeCO3, NaHSO4 (không thỏa mãn) Khi cho tác dụng với HCl thì thu được khí CO2 với số mol là 1 (H+ dư). Cho tác dụng với NaNO3 thì thu được hỗn hợp khí NxOy và CO2 với số mol lớn hơn 1. + Nếu X, Y là FeCO3, NaHCO3 (không thỏa mãn) Khi cho tác dụng với HCl thì thu được khí CO2 với số mol là 2 mol. Cho tác dụng với HNO3 loãng thì thu được khí NxOy và CO2 với số mol lớn hơn 2. Câu 78: Chọn B. n BT: O Ta có: n Na 2CO3  NaOH  0, 2 mol và n O (F)  2n NaOH  0,8 mol   n H 2O  0,3 mol 2 Muối gồm C n H m O 2 Na  0,1mol  và C n ' H m 'O 2 Na  0,3mol 
  8. BT:C   0,1n  0,3n '  n Na 2CO3  n CO2  n  3n '  6  n  3 và n’ = 1 là nghiệm duy nhất  m’ = 1 BT:H   n H  0,1m  0,3m '  0,3  m  3  CH2=CH-COONa: 0,1 mol và HCOONa: 0,3 mol Quy đổi E thành: HCOOH (0,3 mol), CH2=CH-COOH (0,1 mol), C3H5(OH)3 (0,04 mol), H2O (-a mol) a Với mE = 23,06  a = 0,09 mol  nT = = 0,03 mol mà nX = 8nT = 0,24 mol  nX (T) = 0,06 mol 3 Ta có: nX (T) = 2nT nên phân tử T có 2 gốc X và 1 gốc Y. Vậy T là  HCOO 2  C 2 H 3COO  C3 H 5 : 0, 03 mol  % m T  26, 28% . Câu 79: Chọn C. 0,045mol 0,045mol    0,02 mol  2 a 2   2 Mg, Fe, FeCO 3 ,Cu(NO 3 ) 2  H 2SO 4 , NaNO 3  Mg , Fe , Cu , Na , NH 4 ,SO 4  H 2 ,CO 2 , N x O y      m (g)X dung dÞch hçn hîp 62,605(g)Y 0,17 mol hçn hîp Z 0,045mol  NaOH Cho Mg , Fe ,Cu , Na  , NH 4  ,SO 4 2  2 a 2 Fe(OH)a ,Cu(OH)2 ,Mg(OH)2  Na 2SO 4   62,605(g) Y 31,72(g)  BTDT (Y)  an Fea   2n Mg 2  2n Cu 2  n NH 4  n NaOH  0,865 (1)   n H 2SO 4  n SO 24  0, 455 mol  mmax  56n Fea   24n Mg 2  64n Cu 2  17(n OH   n NH )  56n Fea   24n Mg 2  64n Cu 2  17, 015  17n NH  4 4 Ta có: m Y  56n Fea   24n Mg 2  64n Cu 2   23n Na   18n NH   96n SO 42 4  62,605  17, 075  17 n NH 4  23.0, 045  18n NH 4  96.0, 455  n NH   0, 025 mol 4 BT: H 2n H 2SO4  4n NH 4  2n H 2   n H 2O   0,385 mol 2 BTKL   m X  m Y  m Z  18n H 2O  85n NaNO3  98n H 2SO4  27, 2 (g) Câu 80: Chọn A.  X (NH 4 OOC COONH 3CH 3 ) : a mol 138a  203b  27, 2 a  0, 05     Y(Gly  Gly  Ala) : b mol  2a  0,1  b  0,1 Khi cho E tác dụng với HCl thu được các chất hữu cơ lần lượt là (COOH)2: 0,05; CH3NH3Cl: 0,05; GlyHCl: 0,2; AlaHCl: 0,1  m = 42,725 (g). --------------HẾT---------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0