
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Trường THPT Bình Điền
lượt xem 0
download

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Trường THPT Bình Điền" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Trường THPT Bình Điền
- SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TRƯỜNG THPT BÌNH ĐIỀN Môn Công nghệ - nông nghiệp ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên: ...................................................... Số báo danh: ……………. PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án duy nhất). Câu 1. Biện pháp nào dưới đây có tác dụng góp phần bảo vệ đất trồng? A. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất. B. Trồng độc canh một loại cây trồng trong thời gian dài. C. Bón phân vô cơ liên tục trong nhiều năm. D. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất trồng. Câu 2. Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận nào của cơ thể mẹ? A. Rễ, cành, lá, hoa. B. Thân, lá, hoa, quả. C. Lá, thân, cành, rễ. D. Thân, cành, quả, hạt. Câu 3. Biểu hiện nào sau đây của cây trồng có liên quan đến rầy chổng cánh? A. Củ khoai tây bị ghẻ sao. B. Cây cam bị vàng lá gân xanh. C. Cà chua có những nét như vẽ bùa trên lá. D. Cây bưởi bị chảy mủ. Câu 4. Nước được phân phối qua hệ thống đường ống tạo áp lực bằng bơm, sau đó được bơm bằng áp lực cao tạo thành sương vào không khí là phương pháp tưới tự động nào sau đây? A. Tưới nhỏ giọt. B. Tưới thấm. C. Tưới phun mưa. D. Tưới phun sương Câu 5. Mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng được gọi là A. mô hình chăn nuôi bền vững. B. mô hình ứng dụng công nghệ cao. C. mô hìnhchăn nuôi thông minh. D. mô hình chăn nuôi truyền thống. Câu 6. Chọn phát biểu sai trong các câu sau: A. Thông qua ngoại hình có thể phân biệt được giống này với giống khác. B. Thông qua ngoại hình có thể nhận biết được tình trạng sức khoẻ của vật nuôi. C. Thông qua ngoại hình có thể nhận biết được tình trạng sinh sản của vật nuôi. D. Thông qua ngoại hình có thể nhận biết được hướng sản xuất của vật nuôi. Câu 7. Trang trại Marion Downs (Australia) là một trong những trang trại lớn nhất thế giới, chứa 15 000 con gia súc nhưng chỉ cần 15 nhân viên quản lý toàn bộ trang trại. Yếu tố chính làm nên sự khác là gì? A. Sự chăm chỉ của người chăm sóc, quản lí. B. Kinh nghiệm chăm sóc, quản lí của con người. C. Năng lực quản lí tốt của con người. D. Trang thiết bị hiện đại và thông minh. Câu 8. Trình tự nào sau đúng với các bước trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP? 1. Chuẩn bị chuồng trại, thiết bị chăn nuôi. 2. Quản lí dịch bệnh. 3. Nuôi dưỡng và chăm sóc. 4. Chuẩn bị con giống. 5. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc. 6. Kiểm tra nội bộ. 7. Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường. A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5) – (6) – (7) B. (1) – (4) – (3) – (2) – (7) – (5) – (6) C. (4) – (2) – (3) – (1) – (5) – (6) – (7) D. (7) – (5) – (6) – (4) – (3) – (1) – (2) Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiệm vụ của trồng rừng? A. Ngăn chặn hoạt động chăn thả gia súc tự do vào hệ sinh thái rừng. B. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn. Trang 1/3 - Mã đề 182
- C. Trồng rừng đặc dụng ở các khu bảo tồn thiên nhiên để phủ xanh lại những diện tích rừng đặc dụng đã mất, góp phần bảo tồn đa đạng sinh học. D. Trồng rừng phòng hộ chắn gió, chống cát bay. Câu 10. Em hãy dựa vào Bảng 7.1 dưới đây mô tả về hiện trạng rừng trồng phân loại theo mục đích sử dụng rừng, rồi hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng? (Nguồn: SGK CN12 CD trang 35) A. Diện tích rừng trồng tất cả các loại ở nước ta ngày càng tăng, năng suất cao. B. Diện tích rừng sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất và chất lượng cao. C. Công tác trồng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chưa được chú trọng. D. Rừng phòng hộ chiếm tỉ lệ thấp vì nước ta có ít địa phận cần phòng hộ. Câu 11. Vì sao cần quan tâm nâng cao ý thức về bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng? A. Có truyền thống sống phụ thuộc vào rừng: thức ăn, nước uống, thuốc men, xây dựng... B. Đa số đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng có ý thức cao về bảo vệ rừng. C. Họ biết cách phòng cháy chữa cháy hiệu quả. D. Họ có khả năng bảo vệ động vật quý hiếm hiệu quả cao Câu 12. Một trong những đặc điểm của phương thức khai thác chọn là: A. Hoàn cảnh rừng sau khai thác bị biến đổi rõ rệt, tán rừng bị phá vỡ cấu trúc. B. Thời kì tái sinh rừng rõ ràng. C. Đất rừng bị phơi trống hoàn toàn sau khai thác. D. Đất rừng được bảo vệ tốt, hạn chế được xói mòn đất, hoàn cảnh rừng ít bị xáo trộn. Câu 13. Trong quá trình chăm sóc rừng ở địa hình bằng phẳng cần sử dụng những biện pháp nào? A. Làm cỏ, vun xới và bón phân định kì toàn diện trong khoảng 3 năm liên tục sau khi trồng. B. Làm cỏ, vun xới và bón phân định kì toàn diện trong khoảng 5 năm liên tục sau khi trồng. C. Làm cỏ, vun xới toàn diện trong khoảng 5 năm không liên tục sau khi trồng. D. Làm cỏ vun xới cục bộ trong khoảng 3 năm không liên tục sau khi trồng. Câu 14. Trong số các biện pháp sau đây, biện pháp nào là hiệu quả nhất để giảm suy thoái tài nguyên rừng? A. Tăng cường khai thác gỗ. B. Bảo tồn và tái tạo rừng. C. Phát triển các dự án xây dựng trên đất rừng. D. Tiếp tục chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng. Câu 15. Những ao nuôi cá nước chảy ở vùng miền núi luôn có hàm lượng oxygen hoà tan cao mà không cần sử dụng sục khí là vì Nhận định nào sau đây đúng? (1) nước ở vùng miền núi thường chảy từ các khe suối, sông ngòi, có hàm lượng oxygen hoà tan cao do tiếp xúc trực tiếp với không khí. (2) nước chảy liên tục giúp cung cấp oxygen mới cho ao nuôi, đồng thời loại bỏ khí độc hại như CO2 ra khỏi ao. (3) vùng miền núi có địa hình dốc, giúp nước chảy nhanh hơn, tăng cường sự trao đổi khí giữa nước và không khí. Trang 2/3 - Mã đề 182
- (4) ao nuôi cá thường được xây dựng ở những nơi có dòng nước chảy yếu, giúp tăng lượng CO2 hoà tan trong ao. (5) vùng miền núi thường có nhiệt độ thấp hơn so với vùng đồng bằng, giúp tăng khả năng hoà tan oxygen của nước. A. (2) (3) (4) (5). B. (1) (2) (3) (4) C. (1) (3) (4) (5). D. (1) (2) (3) (5) Câu 16. Phương thức nuôi trồng thủy sản phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn nhân tạo là phương thức A. nuôi trồng thủy sản thâm canh. B. nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh. C. nuôi trồng thuỷ sản quảng canh. D. nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến. Câu 17. Biện pháp kĩ thuật nào sau đây vừa làm tăng lượng oxygen trong ao nuôi vừa góp phần làm giảm chi phí thức ăn cho động vật thủy sản? A. Quản lý mật độ tảo hợp lí. B. Sục khí. C. Sử dụng hóa chất. D. Quạt nước. Câu 18. Trong quá trình nuôi cá khi kiểm tra độ pH của nước ao, bác A thấy độ pH giảm dưới 6,5. Nếu là em, em sẽ tiến hành các bước xử lí như thế nào để cải tạo ao nuôi? 1. Thay nước 2. Sử dụng chế phẩm sinh học 3. Bổ sung vôi 4. Sử dụng baking soda 5. Sử dụng citric acid A. (1) – (2) – (3) – (5). B. (1) - (2) – (3) – (4). C. (1) - (2) – (4) – (5). D. (1) - (3) – (4) – (5). Câu 19. Không nên sử dụng cách nào sau đây để xử lý nước sau khi thu hoạch thuỷ sản? A. Sử dụng hệ vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. B. Sử dụng các loài thực vật phù du, tảo hay rong rêu để hấp thụ chất độc hại. C. Sử dụng các loại động vật: nghêu, sò huyết, hàu, ... để tiêu thụ thực vật phù du và tảo. D. Xả trực tiếp ra môi trường như ao, hồ, sông, suối. Câu 20. Trong quá trình chuẩn bị nước trước khi thả giống tôm, công việc “Tiến hành diệt rong, ấu trùng hàu, hà bằng TCCA (Trichloroisocyanuric Acid) với nồng độ 5 mg/L và chlorine với nồng độ 15 mg/L” thuộc bước xử lí nào? A. Lắng lọc. B. Khử trùng, diệt tạp. C. Bổ sung chế phẩm vi sinh. D. Gây màu nước. Câu 21. Khi thực hành tập quan sát màu nước của một số ao thuỷ sản, nhóm học sinh đưa ra một số nhận định, theo em nhận định nào sau đây là đúng? A. Màu nước nuôi phù hợp nhất cho các loài thuỷ sản nước ngọt là màu xanh nhạt (màu nõn chuối) do sự phát triển của tảo lục. B. Đối với các loài thuỷ sản nước lợ và nước mặn, màu nước nuôi thích hợp là vàng nâu (màu nước trà) và xanh rêu. C. Màu nước ao nuôi tốt nhất cho tất cả các ao nuôi là màu xanh nước biển. D. Các màu nước như xanh rêu, màu vàng cam, màu đỏ gạch là những màu nước rất phù hợp cho nuôi thuỷ sản. Câu 22. Tại Việt Nam, công nghệ nuôi tuần hoàn thường được áp dụng phổ biến nhất ở hệ thống sản xuất nào sau đây? A. Nuôi thương phẩm cá nước ngọt. B. Trồng rong biển. C. Sản xuất giống tôm, cá biển. D. Nuôi thương phẩm nghêu. Câu 23. Nhóm thức ăn nào sau đây cung cấp đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng cho thủy sản? A. Thức ăn hỗn hợp. B. Thức ăn bổ sung. C. Thức ăn tươi sống. D. Thức ăn có nguồn gốc thực vật. Câu 24. Phương pháp chế biến thuỷ sản nào sau đây có sử dụng vi sinh vật lên men hiện đang được người dân áp dụng? A. Chế biến fillet. B. Chế biến tôm chua. Trang 3/3 - Mã đề 182
- C. Đóng hộp. D. Sản xuất surimi. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý A., B., C., D. ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai). Câu 1. Dưới đây là phân tích rừng suy giảm do hoạt động của con người: Năm 2021, cả nước trồng được 277.830ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%, tăng 0,01%, tương ứng tăng khoảng 3.300ha, so với năm 2020. Tuy nhiên bên cạnh đó là các hoạt động phá rừng, canh tác, xây dựng, du lịch, đã khiến các quần thể động vật hoang dã giảm mạnh, đẩy thiên nhiên rất khó để cân bằng lại. (Trích Rừng suy giảm, báo động lối sống của con người với thiên nhiên) Từ phân tích trên có một số nhận định sau: a) Năm 2021, tỷ lệ che phủ rừng tăng so với năm 2020, đây là tín hiệu tốt. b) Hoạt động canh tác của con người đã làm giảm diện tích rừng đáng kể. c) Tình trạng săn bắt thú hoang dã tăng khi hoạt động xây dựng phát triển nên cần xây dựng nhiều khu bảo tồn để nuôi nhốt. d) Du lịch sinh thái đẩy thiên nhiên đến mất cân bằng sinh thái. Câu 2. Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng chú trọng đến việc cải thiện dinh dưỡng và hiệu quả tiêu hóa trong thức ăn thủy sản, công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng. Các nghiên cứu về công nghệ vi sinh và enzyme đã được triển khai rộng rãi nhằm biến đổi các phụ phẩm và nguyên liệu thô thành các thành phần thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Sau đây là một số phát biểu về ứng dụng thực tế của công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản. a) Công nghệ vi sinh và công nghệ enzyme giúp thủy phân các phụ phẩm khó tiêu hóa thành những nguyên liệu thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. b) Các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae và lên men tinh bột thành những nguyên liệu bổ sung cho thức ăn nuôi cá rô phi. c) Khô đậu nành được lên men bằng vi khuẩn Bacillus subtilis natto ở nhiệt độ 44°C trong 60 giờ sẽ tổng hợp các peptide nhỏ thành protein, giúp tăng hàm lượng này trong thức ăn. d) Ứng dụng sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae và lên men cám gạo có thể làm giảm hàm lượng protein từ 10% lên 15% và dùng làm thức ăn nuôi Artemia. Câu 3. Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP, học sinh trong nhóm đưa ra một số ý kiến sau: a) Có hệ thống nước cấp, nước thải riêng biệt. b) Có nơi chứa và xử lí nước thải, bùn thải từ ao nuôi. c) Bố trí hệ thống chứa và xử lí nước thải, chất thải sinh hoạt chung với hệ thống xử lí chất thải từ ao nuôi. d) Bố trí nơi chứa rác thải nguy hại riêng biệt với nơi chứa, xử lí thuy sản chết; tách biệt với khu nuôi trồng và không làm ảnh hưởng đến môi trường. Câu 4. Trong chuyến tham quan thực tế về nuôi trồng thủy sản tại địa phương, Khi kiểm tra ao nuôi cá rô phi vào mùa hè nắng nóng, một nhóm học sinh quan sát thấy có một con cá rô phi bơi lờ đờ, bỏ ăn, lồi mắt, xuất huyết ở gốc vây. Nhóm học sinh đó đã đưa ra nhận xét sau: a) Cá rô phi đang có dấu hiệu bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus nên đề nghị tách riêng các con cá bị bệnh. b) Cải thiện chất lượng nước ao nuôi, thay nước thường xuyên, sục khí, sử dụng chế phẩm sinh học. c) Nhanh chóng ra quầy thuốc thú y mua thuốc điều trị cho cá rô phi về sử dụng để đạt hiệu quả cao. d) Chắc chắn cá rô phi đã bị nấm tấn công vào da, mang và vây của cá, gây ra các triệu chứng như lở loét, xuất huyết và lồi mắt, cần nhanh chóng mua thuốc điều trị nấm. ……………….. Hết …………….. - Thí sinh không được dùng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/3 - Mã đề 182
- SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT 2025 Môn Công nghệ - nông nghiệp ĐỀ THAM KHẢO PHẦN I: Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn A C B D A C D B A C A D Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Chọ A B D A A B D B A C A B n PHÀN II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,10 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A. Đ A. Đ A. Đ A. Đ B. Đ B. Đ B. Đ B. Đ C. S C. S C. S C. S D. S D. S D. Đ D. S BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THAM KHẢO Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP Cấp độ tư duy Năng lực PHẦN I PHẦN II Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Nhận thức công nghệ 9 5 4 2 2 Giao tiếp công nghệ 1 1 Sử dụng công nghệ 2 3 1 4 Trang 5/3 - Mã đề 182
- Đánh giá công nghệ 3 1 2 Thiết kế công nghệ Tổng 12 8 4 4 4 8 MA TRẬN ĐẶC TẢ Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Nhận Giao Sử Dạng Đánh giá thức tiếp dụng thức Cấp độ tư duy Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Dạng Câu 1 a3.1 thức Câu 2 a3.2 1 Câu 3 b3.1 Câu 4 a3.2 Câu 5 a3.1 Câu 6 a3.1 Câu 7 a3.1 Câu 8 c3.4 Câu 9 a3.3 Câu d3.1 10 Câu a3.2 11 Câu a3.2 12 Câu a3.1 13 Câu c3.2 14 Câu15 c3.3 Câu a3.1 16 Câu a3.2 17 Câu c3.3 18 Câu c3.3 19 Câu c3.3 20 Câu d3.1 21 Câu a3.1 22 Câu a3.2 23 Trang 6/3 - Mã đề 182
- Câu d3.1 24 Tổng 9 5 1 2 3 1 3 a3.3 a3.3 Câu 1 c3.2 d3.2 a3.1 a3.2 Câu 2 b3.1 Dạng a3.1 thức 2 a3.1 Câu a3.1 3 c3.4 d3.2 a3.1 Câu d3.1 4 c3.3 c3.2 Tổng 4 2 2 1 4 1 2 Tổng cộng 13 7 2 1 1 2 3 5 1 5 Trang 7/3 - Mã đề 182

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh 12
43 p |
3111 |
1759
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán - 1
1 p |
2485 |
976
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2010
7 p |
1808 |
162
-
HỆ THỐNG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN TỪ 2001-2012
6 p |
919 |
25
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn toán 2013 Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
1 p |
148 |
24
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn toán 2012 Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
1 p |
101 |
8
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2020 – Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mã đề 102)
24 p |
90 |
7
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023 có đáp án - Bộ Giáo dục và Đào tạo
103 p |
25 |
5
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2013 - Bộ GD-ĐT
1 p |
230 |
5
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022 - Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng
4 p |
23 |
4
-
Tổng hợp 41 đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán của Bộ GD&ĐT (2016-2022)
643 p |
21 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2012 - Bộ GD-ĐT
1 p |
132 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2008 lần 2 đề 1 - Bộ GD-ĐT
1 p |
161 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2008 - THPT không phân ban
1 p |
139 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng anh mã đề 641
3 p |
150 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng anh mã đề 738
4 p |
160 |
3
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2023 - Bộ Giáo dục và Đào tạo
1 p |
10 |
3
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Hàn năm 2023 - Bộ Giáo dục và Đào tạo
4 p |
24 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
