intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀM PHÙNG THỊ - Nữ điêu khắc gia nổi tiếng nhất

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

166
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà điêu khắc tên thật là Phùng Thị Cúc (Điềm Phùng Thị) - người nổi tiếng nhất trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Bà sinh ngày 18/8/1920 tại làng Châu Ê. Mồ côi mẹ từ lúc 3 tuổi, bà theo cha sống ở Tây Nguyên. Từ năm 1941 đến 1946, bà học nha khoa tại Đại học Y khoa Hà Nội và là một trong những sinh viên đầu tiên nhận bằng bác sĩ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, bà lên đường tham gia kháng chiến, phục vụ trong ngành y tế. Năm 1954,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀM PHÙNG THỊ - Nữ điêu khắc gia nổi tiếng nhất

  1. ĐIỀM PHÙNG THỊ - Nữ điêu khắc gia nổi tiếng nhất Nhà điêu khắc tên thật là Phùng Thị Cúc (Điềm Phùng Thị) - người nổi tiếng nhất trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Bà sinh ngày 18/8/1920 tại làng Châu Ê. Mồ côi mẹ từ lúc 3 tuổi, bà theo cha sống ở Tây Nguyên. Từ năm 1941 đến 1946, bà học nha khoa tại Đại học Y khoa Hà Nội và là một trong những sinh viên đầu tiên nhận bằng bác sĩ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, bà lên đường tham gia kháng chiến, phục vụ trong ngành y tế. Năm 1954, bà bảo vệ luận án tiến sĩ nha khoa tại Pháp.
  2. Tiến sĩ nha khoa Điềm Phùng Thị đến với nghệ thuật điêu khắc năm 1959 và chỉ 7 năm sau, bà đã thành công trên con đường nghệ thuật. Tên tuổi của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị đã nổi danh khắp Châu Âu. Giáo sư Mady Ménier - Đại học Paris I đã nhận xét hết sức tâm huyết về Điềm Phùng Thị: “...Lần đầu tiên không cầu kỳ chuộng lạ hương xa, một nhà tạc tượng - trong số biết bao nhà tạc tượng từ Viễn Đông đến Paris - giành được chỗ đứng cho Châu Á ngay trong lòng ngành điêu khắc rất hiện đại của Paris... Sự đơn giản hóa cao độ và tinh tế các hình thể, hiếm có tinh khiết, đan xen nhau, đã trực tiếp dự báo rõ rệt đặc điểm sau này của nghệ thuật của bà - một phong cách sáng tạo độc đáo...”. Nét độc đáo riêng biệt ở bà là việc sáng tạo ra một nghệ thuật điêu khắc trên cơ sở lắp ghép và biến tấu 7 mô-đun. Nhà phê bình nghệ thuật Ray Mond Cogniat gọi là mẫu tự. Còn Giáo sư Trần Văn Khê thì gọi là 7 nốt nhạc. 7 chữ cái ấy tiền thân là những mẩu gỗ thừa mà người ta vứt đi trong xưởng mỹ thuật của trường nghệ thuật thực hành. Những mẩu gỗ thừa hình vuông, chữ nhật, hình thang... ngẫu nhiên, nhưng là cả một thế giới hình tượng hết sức sinh động qua con mắt của điêu khắc gia tài hoa này. Từ trong những mẩu vụn ấy, bà đã chọn ra được 10 ký hiệu, rồi qua quá trình tiến hóa dưới bàn tay khéo léo và tài hoa của Điềm Phùng Thị, bảng mẫu tự ấy đã cô đọng lại với 7 chữ cái. Từ hình người chấp tay, thêm vào mấy mô-đun thành một ông quan, xoay qua xoay lại thành người phụ nữ, lật ngược, lật xuôi thành bông hoa... Tác phẩm Hoa sen được bà tạo ra từ chất liệu nhôm vào năm 1974. Nó mang vẻ đẹp truyền thống lại rất hiện đại. Với 7 chữ cái độc đáo đó, Điềm Phùng Thị đã lắp ghép, đã biến hóa thành muôn vàn hình tượng: thành một thế giới Điềm Phùng Thị đậm đặc phong vị và triết lý phương Đông..
  3. Trước khi qua đời vài tháng, Điềm Phùng Thị đã quyết định chuyển toàn bộ số tác phẩm còn lại ở TP.HCM (trên 130 tác phẩm) và Pháp (trên 50 tác phẩm) về Huế. Đây thật sự là món quà vô giá mà bà tặng Huế trước khi đi xa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2