intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DIỄN ĐÀN PHÊ BÌNH MỸ THUẬT

Chia sẻ: Dfsdfs Jjnjknkmn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

91
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến chống Pháp có một vài họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sĩ Ngọc... và nhà văn Nguyễn Tuân thi thoảng viết phê bình mỹ thuật. Phải đến khi đất nước đổi mới mở cửa và hội nhập quốc tế thì phê bình mỹ thuật mới thực sự là một phần cuộc sống hôm nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DIỄN ĐÀN PHÊ BÌNH MỸ THUẬT

  1. CÓ MỘT DIỄN ĐÀN PHÊ BÌNH MỸ THUẬT
  2. Trước cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến chống Pháp có một vài họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sĩ Ngọc... và nhà văn Nguyễn Tuân thi thoảng viết phê bình mỹ thuật. Phải đến khi đất nước đổi mới mở cửa và hội nhập quốc tế thì phê bình mỹ thuật mới thực sự là một phần cuộc sống hôm nay. Sáng tác và phê bình mỹ thuật luôn là một “quan hệ song sinh”, là một cặp “bài trùng” cho dù có ai đó phủ nhận sáng tác đã và đang đặt ra những vấn đề cho phê bình. Ngược lại phê bình đã và đang đặt ra những vấn đề trong sáng tác. Tự thân phê bình đã và đang đặt ra những vấn đề cho chính mình. Đó là hai mặt đối lập của một thực thể thống nhất – nghệ thuật. Sự thống nhất chỉ là tương đối còn sự khác biệt là tuyệt đối. Chính cái “độ vênh” ít hay nhiều là thước đo giá trị nghệ thuật và tài năng nghệ thuật của mỗi người. Có điều chúng đã và đang tác động chuyển hóa lẫn nhau thúc đẩy nghệ thuật tiến tới, chiếm lĩnh cái đẹp đích thực của nghệ thuật. Bởi lẽ nghệ thuật luôn như một quan niệm của lịch sử dân tộc thời đại và mỗi người. Một khi các triển lãm cá nhân, nhóm tác giả diễn ra liên tục trong và ngoài nước. Một khi nhu cầu treo tranh đặt tượng làm trang trí nội ngoại thất đã và đang đặt ra ở các đô thị lớn ngày một nhiều. Một khi thị trường tranh với nhiều nhiễu nhương đẹp xấu thật giả lẫn lộn, một khi đường biên nghệ thuật được mở rộng, cực rộng từ
  3. cực nọ hiện thực đến cực kia phi hiện thực. Không thể không có phê bình mỹ thuật, diễn đàn phê bình mỹ thuật nổi lên từ thực tiễn sáng tác phê bình hưởng thụ mỹ thuật được coi như một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Theo tôi bản chất của phê bình nghệ thuật là nghệ thuật đối thoại, một khi là nghệ thuật đối thoại đòi hỏi nói sao cho lọt lỗ tai, viết sao có sức thuyết phục cả lý luận lẫn thực tiễn. Có điều cần xác định phê bình nghệ thuật thuộc toàn xã hội. Có nhiều góc độ khác nhau về khen chê thích hay không thích, đẹp hay xấu. Nói chung đánh giá thẩm định một tác phẩm một tác giả, một khuynh hướng nghệ thuật có nhiều góc độ khác nhau: Công chúng yêu mỹ thuật, nhà lãnh đạo, chỉ đạo quản lý nghệ thuật, nhà báo, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà phê bình mỹ thuật. Mỗi cấp độ và hình thức phê bình đều có giá trị vốn có của nó, không cái nào có thể thay thế cái nào. Tất cả tạo nên một dư luận nghệ thuật đa chiều. Một môi trường nghệ thuật tốt nếu không muốn nói là lý tưởng để các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà phê bình, nhà báo, công chúng yêu mỹ thuật và cả những nhà lãnh đạo quản lý văn hóa nghệ thuật tự điều chỉnh mình. Không ai ép được ai trong sáng tạo và hưởng thụ mỹ thuật. Chính dư luận nghệ thuật đa chiều khen chê có nhiều góc độ và hình thức phê bình sẽ giúp chúng ta tiếp cận chân lý và cái đẹp đích thực trong nghệ thuật. Tất nhiên công
  4. việc khó khăn phức tạp này thuộc trách nhiệm các nhà phê bình chuyên nghiệp. Có điều chúng ta đã có một đội ngũ những người làm phê bình chuyên nghiệp chưa? mặc dù chúng ta đã có hơn 30 hội viên chuyên ngành phê bình mỹ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Riêng tôi cũng muốn “sinh ư nghệ tử ư nghệ” lắm. Chỉ xin tâm sự đôi điều về mình, về cái nghề cầm bút viết về mỹ thuật. Tính từ năm 1990 đã 4 lần liên tục viết kịch bản và lời bình chương trình truyền hình, triển lãm mỹ thuật toàn quốc và cũng ngần ấy lần liên tục viết lời bình, chương trình truyền hình về đề tài Lực lượng vũ trang Chiến tranh cách mạng. Còn viết lời giới thiệu cho các vựng tập, các triển lãm ngót 100 tác giả thuộc nhiều thế hệ. Không ít người là các tác giả giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và Văn học nghệ thuật, và đặc biệt là 3 thế hệ họa sĩ trẻ trưởng thành trong đổi mới đất nước. Cũng như vài đồng nghiệp được các thế hệ tác giả, các cơ quan tổ chức triển lãm hội thảo báo chí tin dùng. Song tôi vẫn chưa hội đủ điều kiện là một nhà phê bình chuyên nghiệp. Bởi một lẽ không sống được bằng nghề viết mà sống bằng đồng lương giảng dạy nay là đồng lương hưu còm. Mỹ thuật là nghệ thuật thị giác lấy đâu ra tiền để đi đây đi đó được xem trực tiếp tác phẩm của các tác giả trên khắp mọi miền của đất nước. Chưa nói đến các tác phẩm của các danh họa trong các bảo tàng mỹ thuật lớn trên thế giới. Nhiều khi cảm thấy các nhà phê bình mỹ thuật chúng tôi như “ếch ngồi đáy giếng”. Khó thay, lực bất tòng tâm. Không ai dám nhận mình là nhà phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp. Buồn thay, nỗi buồn này chẳng của riêng ai.
  5. Song dù muốn hay không trong hơn 20 năm đất nước đổi mới hội nhập quốc tế. Giới phê bình mỹ thuật đúng hơn, cụ thể hơn, một số nhà phê bình mỹ thuật đã góp phần không nhỏ dấy lên cao trào phê bình mỹ thuật. Tôi xin dẫn một vài vụ không chỉ diễn ra trong các hội thảo khoa học mà rộng hơn còn được trao đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng và đã nhận được sự hưởng ứng của các họa sĩ, nhà báo, nhà phê bình mỹ thuật: Nghệ thuật trừu tượng và tranh trừu tượng ở Việt Nam Một diễn đàn trên Tạp chí Mỹ thuật và được các phương tiện thông tin đại chúng hưởng ứng Năm 1992 có hẳn một triển lãm tranh trừu tượng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo trong các triển lãm cá nhân, nhóm tác giả trẻ thường công bố tác phẩm trừu tượng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với tuyên ngôn tô đậm nét cho “nghệ thuật đương đại”. Coi đó mới là nghệ thuật thời thượng. Sau đó nhà phê bình Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng và họa sĩ Lương Xuân Đoàn một người viết và nói nhiều về mỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng lên truyền hình cổ xúy cho nghệ thuật trừu tượng, tranh trừu tượng, nào là “khi xu thế của hội họa trừu tượng châu Âu tràn vào các xưởng vẽ, các gallery, các triển lãm của nhiều thế hệ họa sĩ nước ta” chắc không phải tràn trề như thế, có
  6. chăng chỉ là vài chục họa sĩ nhất là họa sĩ trẻ trên hàng nghìn họa sĩ của chúng ta, còn khẳng định “không phải cứ nghệ thuật hiện thực mới là tài sản quý của nền văn hóa dân tộc” mới nguy to. Đích thực là một tài sản quý của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Còn họa sĩ Đào Minh Tri lại khẳng định “nghệ thuật trừu tượng chính là sản phẩm gốc phương Đông, phương Tây học được và phát triển. Lâu nay vẽ trừu tượng lại cứ bảo là Tây. Xét cho cùng đó là óc nô lệ”. Không biết ai nô lệ đây. Đó là những nhận định phiến diện, một sự nhầm lẫn hai khái niệm tư duy trừu tượng với nghệ thuật trừu tượng. Tư duy trừu tượng thì xu hướng nghệ thuật nào cũng phải tuân theo con đường nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Đối chiếu với định nghĩa kinh điển về chủ nghĩa trừu tượng “... Là nghệ thuật không chứa đựng một lời nhắc nhở gì. Một phản ánh gì về cái hiện thực được quan sát”. Có nghĩa là từ bỏ mọi liên hệ với tự nhiên, ngay cả với con người với tư cách là một sinh thể xã hội cũng như những phương tiện nghệ thuật được sử dụng. Còn nói lấy được “triển lãm trừu tượng và tranh trừu tượng là mốt isme, là một phương tiện diễn đạt tốt nhất, trực tiếp nhất, trung thực nhất”. Với Việt Nam chúng ta chắc không phải là thế. Lúc đầu một số họa sĩ trẻ ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đua nhau vẽ trừu tượng. Sau một thời gian thấy đó không phải là cái tạng nghệ thuật của mình đành bỏ cuộc chơi tưởng đó là nghệ thuật thời thượng. Còn lại một số vẫn kiên trì theo đuổi. Có điều sau 20 năm vẫn chưa tạo được cho mình một phong cách nghệ thuật trừu tượng riêng, giàu bản sắc dân tộc. Khó thay
  7. cái gọi là một phương tiện diễn đạt tốt nhất, trung thực nhất, kết thúc như thế nào cả giới mỹ thuật đều biết. Có chăng các yếu tố tạo hình của chủ nghĩa trừu tượng nếu biết tiếp thu có chọn lọc như nhịp điệu về màu, về hình sẽ làm phong phú hình thức nghệ thuật của chúng ta mà thôi. ở ta isme trừu tượng chưa có đất dụng võ. Tôi xin mượn lời của danh họa Nguyễn Gia Trí “Tôi đã qua gần cả đời hiện thực mới dám mon men tới trừu tượng” chớ có to gan mà ngộ nhận không nên lấy nghệ thuật trừu tượng, nghệ thuật thuần túy làm cứu cánh cho việc giải tỏa những bi kịch cá nhân của người họa sĩ, sống quoay cuồng giữa cơn lốc của xã hội tư bản hiện đại. Suy cho cùng có thể hiểu được, có thể thông cảm được với danh họa vẽ trừu tượng. Song không thể coi đó là giải pháp chung cho mọi người ở bất cứ nơi đâu và bất kể thời điểm lịch sử nào mà không tính đến những khác biệt về thể chế chính trị, về truyền thống văn hóa và thực tiễn xã hội. Hỡi mấy vị ngộ nhận mình đang dương cao ngọn cờ của “chủ nghĩa tiền phong” thông qua con đường nghệ thuật trừu tượng. Không nên, không được phép độc tôn một xu hướng nghệ thuật nào nếu không muốn đời sống mỹ thuật của chúng ta nghèo nàn. Nghệ thuật hội họa Việt Nam đang suy thoái Từ một bài viết của nhà phê bình, họa sĩ Phan Cẩm Thượng được báo Lao động mở diễn đàn trao đổi rộng rãi đã nhận được sự hưởng ứng của các nhà phê bình, họa sĩ: Vũ Giáng Hương, Lê Anh Vân, Trần Lưu Hậu, Đặng XUân Hòa, Nguyễn
  8. Trung, Đỗ Hoàng Tường, Thành Chương, Hà Trí Hiếu, Đỗ Dũng, Hoàng Hồng Cẩm... và các nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân, Lê Quốc Bảo, Dương Tường... ,mỗi người một quan niệm, một cách tiếp cận vấn đề như họa sĩ Vũ Giáng Hương: “Nhận định hội họa Việt Nam đang suy thoái là một nhận định phiến diện và thiếu cái nhìn khách quan”,; Họa sĩ Trần Lưu Hậu “nhìn bằng con mắt của nhà xã hội học thì quả là hội họa Việt Nam đang ở vào một thời kỳ thăng hoa thuận lợi nhất so với các ngành nghệ thuật khác. Các họa sĩ thỏa sức làm việc và tự chịu trách nhiệm với chính mình. Họ có thể tự tin trình bày tác phẩm của mình trước công chúng trong và ngoài nước... Không phải hội họa chúng ta đang suy thoái mà theo tôi hội họa Việt Nam đang tìm hướng đi đúng đắn”. Còn nhà phê bình Nguyễn Quân viết: “Mỹ thuật Việt Nam 100 năm qua đã lẽo đẽo đi theo phương Tây rất xa, nay đủ trưởng thành để nhìn vào chính mình”. Đúng “nay đủ trưởng thành để nhìn vào chính mình”, còn nhận định “mỹ thuật Việt Nam 100 năm qua lẽo đẽo theo phương Tây rất xa” thì sao. Nếu quả thật là như vậy chắc chúng ta không thể tôn vinh 18 tác giả giải thưởng Hồ Chí Minh và 51 tác giả được giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đó là một trang sử mỹ thuật đẹp trong lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Không được phép phủ nhận lịch sử như thế. Chưa hết Dương Tường còn coi “Nguyễn Quân là người mở đường cho thế hệ trẻ” được biết chính thế hệ trẻ cùng thời với người mở đường đã tạo sự về việc tự ngộ nhận mình, tự coi mình là người mở đường cho thế hệ trẻ hôm nay. Không tin cứ
  9. hỏi những người trong cuộc và các họa sĩ trẻ. Sự ngộ nhận suy tôn lẫn nhau đến thế là cùng. Các cụ ta đã dạy “hữu xạ tự nhiên hương”. Nhà phê bình mỹ thuật Dương Tường có một kiểu lăng xê không giống ai: “Những họa sĩ tài năng nhất Việt Nam” “một thế hệ không mặc cảm” có điều, sống trong thời kỳ đất nước đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, việc gì mà phải mặc cảm?! làm nhiều người không khỏi nghi ngờ họ là ai thì cả giới mỹ thuật đều biết. Có điều trong lời tự bạch của một họa sĩ trẻ do Mai gallery giới thiệu đã đưa ra một quan niệm “nghệ thuật là sự chối từ” và “cái mà người ta gọi là cảm xúc không có mặt”. Buồn thay nghệ thuật không hiện diện cảm xúc và chối từ thì còn gì là nghệ thuật. Phải chăng đó là chuẩn mực của cái mới, là nghệ thuật tiền phong ư? Là không mặc cảm ư?. Vậy nên đánh giá như thế nào về đồng nghiệp trẻ của mình nói chung, họa sĩ Lê Anh Vân: “Phải công nhận rằng trong nhiều triển lãm mỹ thuật, gallery không ít tác phẩm vội vàng vô nghĩa dễ dãi, nghèo nàn, tẻ nhạt . Còn tôi thì cho rằng “hội họa Việt Nam không suy thoái đã tạo dựng được cái nền rộng, song chưa có đỉnh” âu cũng là một phần hiện trạng sáng tác phê bình mỹ thuật thời mở cửa, một phần của đời sống mỹ thuật hôm nay. Còn biết bao vấn đề nổi cộm được một số nhà phê bình, họa sĩ đề cập và được trao đổi rộng rãi trên các phương tiện đại chúng. Nào là “tranh giá vẽ là lỗi thời”; “tranh đề tài là tranh cúng cụ” “nghệ thuật sắp đặt trình diễn video mới là đương đại” ư “quan niệm về mỹ thuật đương đại” “điêu khắc ngoài trời nhất là tượng đài còn
  10. nhiều ẩn số”... mà tôi đã trình bày quan điểm của mình trên các bài viết chưa có hồi âm, có nghĩa là chưa có hồi kết. Quả thật cái được lớn nhất của phê bình mỹ thuật thời đổi mới và hội nhập quốc tế là có một diễn đàn phê bình mỹ thuật. Dù muốn hay không cũng là một thước đo chính xác về sáng tác và phê bình mỹ thuật. Một môi trường nghệ thuật sống động kích thích sáng tạo và phê bình mỹ thuật. Bên cái được thì sáng tác và phê bình mỹ thuật còn nhiều bất cập: về quan niệm, nhận thức lý luận đã thực sự bộc lộ rõ nét trong thực tiễn sáng tác và phê bình mỹ thuật của chúng ta. Các nghị quyết của Đại hội Đảng và hội nghị TW chúng tôi luôn được học và quán triệt chứng tỏ sự quan tâm của Đảng đối với các văn nghệ sĩ. Song thông tin mỹ thuật, thẩm định mỹ thuật, cùng với các Nghị quyết của Đảng trước hết thuộc trách nhiệm của giới phê bình nghiên cứu mỹ thuật. Luôn đòi hỏi một thể chế đặc thù đối với những người làm phê bình nghệ thuật mới hội đủ điều kiện hành nghề. Tự thân chúng tôi có “sinh ư nghệ tử ư nghệ” mấy cũng lực bất tòng tâm. Phải được tập hợp trong một đội ngũ và có chính sách đầu tư thỏa đáng may ra cùng với thời gian mới xóa được gánh nặng tâm lý “lý luận phê bình nghệ thuật luôn yếu kém, nhiều bất cập”. Một nhận định đúng của các nghị quyết TW. Song khắc phục yếu kém đó tất cả tùy thuộc vào thiết chế đặc thù đối với chuyên ngành nghiên cứu phê bình nghệ thuật. Nếu không nghị quyết TW sau của Đảng sẽ vẫn là “phê bình nghệ
  11. thuật còn nhiều bất cập và nhiều yếu kém”. Tất nhiên giới phê bình nghệ thuật phải tự vượt chính mình. Đôi điều của một người đã hơn nửa thế kỷ gắn bó với giảng dạy nghiên cứu phê bình mỹ thuật mong được đối thoại rộng rãi, có điều chưa tới xin được lượng thứ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0