YOMEDIA
ADSENSE
Digital banking - Xu hướng phát triển của các ngân hàng thương mại
3
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Digital banking - Xu hướng phát triển của các ngân hàng thương mại" tập trung làm rõ cách hiểu về digital banking dựa trên các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, các cán bộ thực tiễn. Phân tích và làm rõ những lợi ích do digital banking đem lại và xu hướng phát triển digital banking của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Digital banking - Xu hướng phát triển của các ngân hàng thương mại
- DIGITAL BANKING - XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TS. Phạm Thuỳ Giang Học viện Ngân hàng Tóm tắt Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã phát triển với ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ thông tin. digital banking cũng đã ra đời với nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ. Bài nghiên cứu này tập trung làm rõ cách hiểu về digital banking dựa trên các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, các cán bộ thực tiễn. Phân tích và làm rõ những lợi ích do digital banking đem lại và xu hướng phát triển digital banking của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Bài nghiên cứu cũng gợi ý các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải đầu tư phát triển digital banking như một lựa chọn bắt buộc để theo kịp với xu thế và tạo được sức cạnh tranh trên thị trường. Từ khóa: ngân hàng số, ngân hàng thương mại Abstract Along with the rapid development of information technology, banking services has developed with more applications of information technology. digital banking has been developed with many benefits for both banks and customers. This paper focuses on clarifying the understanding of digital banking based on different views of researchers, bankers. Analyzing and clarifying the benefits of digital banking and trends of the digital banking in the world. The paper also suggests the Vietnam commercial banks need to invest in developing digital banking as an mandatory option to keep up with trends and creating competitiveness in the market. Key words: digital banking 1. Giới thiệu Hiện nay trên thị trường toàn cầu, các ngân hàng trên thế giới đang từng bước tìm cách để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh kỹ thuật số nhiều hơn. Và cho đến nay, những thay đổi mang tính đột phá thực sự không đạt được như kỳ vọng ban đầu. Mặc dù các sản phẩm ngân hàng số đang có chiều hướng phát triển ngày càng đa dạng với những tiện ích phong phú, tập trung thoả mãn những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài những dịch vụ cơ bản như rút tiền, truy vấn số dư, tra cứu tài 595
- khoản, thanh toán hoá đơn…; các ngân hàng cũng ngày càng tích cực tăng cường các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm khuyến khích khách hàng như gửi tiền có kỳ hạn online, quản lý tài khoản tiết kiệm, thanh toán các khoản vay, chuyển tiền định kỳ, lưu và quản lý danh bạ thông tin người thụ hưởng… Rõ ràng là trọng tâm của các ngân hàng đã được nhìn nhận là tập trung vào khách hàng. Tuy nhiên, rất ít ngân hàng đã tiến hành thay đổi cách thức tổ chức hoạt động cũng như nguyên tắc quản trị của ngân hàng mình. Phần lớn các khách hàng đều thuộc về sự quản lý của một chi nhánh nào đó của ngân hàng theo địa bàn mà không ăn khớp với hệ thống của trụ sở, dẫn đến sự chồng chéo công việc cũng như khả năng phục vụ khách hàng. Việc hợp nhất hệ thống công nghệ thông tin đã giúp các ngân hàng giải quyết phần nào trong việc cắt giảm chi phí nhưng vẫn chưa thực sự nhanh chóng trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin toàn cầu nói chung những hiểu biết mới về công nghệ cao, cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo ngày càng tăng, khách hàng ngày càng tự tin hơn trong việc sử dụng đầy đủ các dịch vụ thương mại điện tử. Thêm vào đó, các yêu cầu của họ cũng ngày càng chủ động và rõ ràng, đòi hỏi các ngân hàng cần phải nhìn nhận nghiêm túc và thích ứng với những thay đổi đó. Chính vì vậy, digital banking sẽ giúp cho các ngân hàng rút ngắn những khoảng cách về quy trình giao dịch, tương tác với khách hàng, đặc tính sản phẩm/dịch vụ; với mô hình kinh doanh mới, cách thức quản lý mới…, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hoá. 2. Digital banking là gì? “ Digital banking” tạm gọi là “ngân hàng kỹ thuật số” hoặc “ngân hàng số”. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về digital banking và digital banking vẫn là một trong những khái niệm còn gây nhiều tranh cãi trong hệ thống ngân hàng trên thế giới và Việt Nam. Chính vì sự thiếu thống nhất trong việc đưa ra một khái niệm chính xác về digital banking nên các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và nắm vững trong việc triển khai digital banking cho ngân hàng mình. Một số quan điểm cho rằng, digital banking cũng như internet banking hay mobile banking, là một kênh hay dịch vụ cộng thêm bên cạnh các dịch vụ đã có và truyền thống của ngân hàng. Tuy nhiên, quan điểm này cũng chỉ mô tả được khía cạnh nhỏ trong bức tranh lớn của digital banking. Dan và Zilvinas (2015) trong nghiên cứu của mình cũng chỉ ra là hầu như tất cả mọi người đều nhận thấy tầm quan trọng của digital banking khi được hỏi. Tuy nhiên, 596
- các quan điểm về digital banking lại đa dạng và ít có sự thống nhất. Phần lớn mọi người, cả những giám đốc ngân hàng, đều có những ý kiến khác nhau về digital banking, ví dụ như: digital banking là “Tiếp cận khách hàng và sử dụng dữ liệu (data) theo cách mà từ trước đến giờ chưa từng áp dụng”; hay là “Nắm bắt những cơ hội về lợi thế công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức mà ngân hàng tương tác với khách hàng của mình, thông qua web, mobile và ‘big data’”; hoặc đơn giản là “Thay thế giấy bằng văn bản điện tử”… Dan và Zilvinas sau đó nhận thấy các ý kiến trên đều có ít nhất năm xu hướng gắn với nhau, đó là: tính di động và sự kết nối; xã hội (social), đám mây (cloud); dữ liệu lớn (big data); trí thông minh nhân tạo và tự động hoá. Chính vì vậy, Dan và Zivinas thống nhất cho rằng digital banking bao gồm các yếu tố sau: - Cung cấp những trải nghiệm về ngân hàng tuỳ biến theo nhu cầu của khách hàng nhưng thống nhất trên tất cả các kênh và điểm tương tác của ngân hàng - Được hỗ trợ bởi các công cụ phân tích và tự động hoá - Đòi hỏi sự thay đổi mô hình hoạt động của ngân hàng, cụ thể là sản phẩm và dịch vụ, tổ chức, văn hoá, các kỹ năng và công nghệ thông tin… - Mang lại cho ngân hàng giá trị kinh tế có thể nhận thấy được và bền vững Moeckel (2013) cho rằng: digital banking là một khái niệm mới trong lĩnh vực ngân hàng điện tử (E-banking), nhằm làm phong phú thêm các dịch vụ online và mobile banking truyền thống bằng cách tích hợp các công nghệ kỹ thuật số, ví dụ như các công cụ phân tích chiến lược, sự tương tác trên mạng truyền thông xã hội (social media), các giải pháp thanh toán tiên tiến, công nghệ di động và tập trung vào sự trải nghiệm của người dùng. Cũng theo Stanley (2015), digital banking là việc áp dụng công nghệ để đảm bảo sự thông suốt trong xử lý các giao dịch/hoạt động của ngân hàng; bắt nguồn từ nhu cầu của khách hàng, đảm bảo lợi ích tối đa; mang lại cho khách hàng về sự sẵn có, tính hữu ích và chi phí; mang lại cho ngân hàng trong việc giảm chi phí vận hành, loại trừ lỗi trong hoạt động và tăng cường các dịch vụ. Nói tóm lại, digital banking tuy còn nhiều tranh cãi về cách gọi tên nhưng nói chung, digital banking được xem như là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng, cho phép ngân hàng tương tác sâu hơn với khách hàng trên tất cả các kênh, với nhiều tuỳ biến và cá nhân hoá dịch vụ, bằng các giải pháp đổi mới trong quy trình hoạt động, xử lý số liệu, thanh toán, di động,… tự động hoá và tiên tiến. 597
- 3. Lợi ích của digital banking 3.1. Đối với ngân hàng Digital banking với ứng dụng kỹ thuật số trong quá trình hoạt động của hệ thống ngân hàng, làm thay đổi chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, phương thức tương tác với khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng…, mang lại lợi thế trong cạnh tranh cho các ngân hàng. Đó là bởi vì digital banking giúp ngân hàng làm: - Chi phí vận hành thấp vì: + Giảm chi phí hoạt động của bộ phận back-office + Giảm thiểu lỗi (hoặc không xuất hiện lỗi) + Giảm bớt sự cồng kềnh trong hoạt động của các chi nhánh bằng việc cung cấp giao diện công nghệ cho khách hàng sử dụng kết hợp với sự hỗ trợ của các chuyên viên ngân hàng thông qua đường link video. + Tập trung hoá chuyên viên ngân hàng tại trung tâm riêng biệt, và họ có thể hỗ trợ khách hàng thông qua đường link công nghệ (hoặc trên điện thoại di động, máy tính hoặc qua chi nhánh giao dịch) Thông qua việc cắt giảm các chi phí nêu trên, digital banking có thể giúp các ngân hàng tiết kiệm khoảng 20-40% chi phí vận hành của ngân hàng. Như vậy, lợi nhuận của ngân hàng cũng sẽ từ đó được nâng cao. - Đào thải hệ thống máy tính lỗi thời: + Một trong những sai lầm lớn nhất của các ngân hàng khi tiến tới “Digital” là giữ lại hệ thống máy tính đã lỗi thời khiến quá trình Digital bị chậm trễ. Các ngân hàng thường cho rằng việc loại bỏ hệ thống máy tính cũ sẽ rất tốn kém, nhưng họ không nhận ra rằng, việc giữ lại các hệ thống lỗi thời đó mới thực sự là sự là hoang phí khi bỏ lỡ mất chi phí cơ hội. 3.2. Đối với khách hàng Gia tăng khả năng phục vụ về dịch vụ ngân hàng: digital banking kết nối thông suốt trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các dữ liệu về khách hàng đều có thể nhanh chóng khai thác, từ đó, các khách hàng dù có ở đâu, có nhu cầu giao dịch gì… đều có thể được phục vụ tốt nhất: + Được phục vụ 24/7 thông qua điện thoại di động, máy tính hoặc của khách hàng hoặc tại các kiosk ngân hàng. 598
- + Các ứng dụng “ngân hàng thông minh” cho phép thực hiện tất cả các giao dịch trên các thiết bị mà khách hàng lựa chọn, từ đầu đến cuối (với những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, chi tiết và an toàn) + Truy cập đầy đủ các tiện ích của dịch vụ ngân hàng (như tiết kiệm, đầu tư, bảo hiểm, cho vay, thế chấp, ngoại tệ, v.v..) + Cung cấp dịch vụ hữu ích mới cho khách hàng như dịch vụ cảnh báo, thông báo, ngân sách, phân tích chi tiêu, chương trình tiết kiệm, tính toán… một cách đa dạng theo yêu cầu của khách hàng. + Chi phí thấp hơn (dịch vụ ngân hàng rẻ hơn) + Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Trong nghiên của Efma và A.T.Kearney (2015), digital banking kết hợp các lợi ích bên, giữa những trải nghiệm mới của khách hàng và mô hình hoạt động hiệu quả của ngân hàng, được thực hiện bởi số hoá, các công nghệ nền tảng, các quy trình và các cấu trúc (Hình 1) Hình 1. Lợi ích của digital banking Nguồn: A.T. Kearney analysis (2013) Như vậy, ở bên ngoài, digital banking giúp cho khách hàng được hưởng lợi từ giá cả hợp lý, gia tăng tính minh bạch và lựa chọn; các ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngay lập tức, với sự tương tác chất lượng cao; các giao dịch được thực 599
- hiện một cách nhanh chóng và an toàn; khách hàng được chủ động thông báo về sự đa dạng về cá nhân hoá sản phẩm và dịch vụ, bao gồm các tư vấn tài chính, những cơ hội mới, và cạnh tranh công bằng. Những lợi ích bên ngoài trên được thực hiện sẽ cần có sự hỗ trợ từ bên trong. Mô hình hoạt động nền tảng sẽ cần phải thay đổi, với cơ cấu tổ chức và các kênh tinh gọn đảm bảo cho quy trình xử lý nhanh chóng. Quá trình ra quyết định và quản trị cũng cần phải sắp xếp hợp lý, với văn hoá làm việc chuyên nghiệp và tinh thần đúng đắn trong việc hỗ trợ những trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tích hợp để đáp ứng các yêu cầu với tốc độ xử lý siêu nhanh. Và cuối cùng, digital banking sẽ thay đổi cách thức tạo ra lợi nhuận. Việc nhìn nhận tầm quan trọng của việc lấy khách hàng là trung tâm, ngân hàng cần phải thấu hiểu khách hàng một cách sâu sắc sẽ mang lại nguồn doanh thu mới, ví dụ như quảng cáo từ bên thứ ba hay khách hàng trả tiền cho những dịch vụ giá trị gia tăng. 4. Digital baking trên thế giới Trên thế giới, digital banking được các chuyên gia ghi nhận là một trong các động lực đã giúp các ngân hàng vực dậy sau khủng hoảng tài chính trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, bản thân các ngân hàng lại chưa thực sự nhận ra điều đó. Khách hàng vẫn đang chờ đợi những trải nghiệm mới với nhiều tính năng mới, với bất cứ thời gian nào và bất cứ nơi đâu. Thái độ của khách hàng về ngân hàng cơ bản là đã thay đổi. Khách hàng đưa ra quyết định ngày càng nhanh hơn và đòi hỏi quyền truy cập sâu hơn vào quá trình cung cấp dịch vụ và sẵn sàng chuyển sang dịch vụ của ngân hàng khác nếu họ thấy thuận tiện hơn. Chính vì vậy đòi hỏi các ngân hàng phải tìm kiếm các giải pháp digital banking nhằm thoả mãn những nhu cầu đó của khách hàng. Trong nghiên cứu chung giữa Efma và A.T.Kearney (2015) về cách tiếp cận cũng như động lực hướng tới digital banking của các ngân hàng trên toàn thế giới qua các phương diện như tác động trên các sản phẩm, dịch vụ; cơ cấu tổ chức; văn hoá; hoạt động và công nghệ thông tin… cho thấy, các ngân hàng ở Mỹ, châu Âu và châu Á Thái Bình Dương đều xác định lộ trình tiến tới digital banking một cách rõ ràng. Tuy nhiên, môi trường khu vực được nhận định là ảnh hưởng tới sự sẵn sàng của mỗi nước trong lộ trình tiến tới digital banking. 600
- Hình 2. Chỉ số sẵn sàng tiến tới digital banking Nguồn: Nghiên cứu về ngân hàng bán lẻ toàn cầu A.T. Kearney và Efma (2015) Trong đó, khi so sánh sự sẵn sàng cho digital banking của 27 quốc gia trên toàn thế giới bằng việc xem xét các yếu tố như khả năng của các ngân hàng, sự năng động của thị trường, hành vi của khách hàng, và các môi trường pháp lý; các ngân hàng ở Anh, Singapore, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Mỹ và Úc có sự cam kết về digital banking rất cao. Các ngân hàng ở các quốc gia này có tầm nhìn dài hạn và tạo điều kiện phát triển tốt cho digital banking. Có thể là các ngân hàng này có sự nghiên cứu sâu sắc về nhu cầu của khách hàng, hoặc có nền tảng phát triển ngân hàng mạnh mẽ và vững chắc hoặc có sự am hiểu cao về thị trường tài chính công nghệ hiện đại. Các 601
- nước như Hà Lan, Úc và Singapore đều là những quốc gia có hệ thống ngân hàng vững chắc, với dịch vụ kỹ thuật số tiên tiến, nền tài chính vững mạnh, cấu trúc kỹ thuật số cao. Trong khi nước Anh lại có lợi thế về thị trường tài chính năng động và hấp dẫn cùng với hệ thống các công ty công nghệ cao đã tích cực thúc đẩy các giải pháp digital banking cho các ngân hàng. Mặt khác, ở các nước như Singapore, Thuỵ Điển và Đan Mạch đều có đặc điểm là người dân ưa chuộng kỹ thuật số, điện thoại thông minh rất phổ biến và hành vi mua sắm thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ (Hình 3) Hình 3. Sự sẵn sàng tiến tới digital banking Nguồn: Nghiên cứu về ngân hàng bán lẻ toàn cầu A.T. Kearney và Efma (2015) Cũng trên Hình 2, ngay trong các nước châu Âu lại cho thấy dấu hiệu không đồng đều trong việc sẵn sàng cho digital banking. Ở một số nước, các ngân hàng đang đẩy mạnh quá trình kỹ thuật số, nhưng các yếu tố khác lại không phát triển tương ứng. Ví dụ như Tây Ban Nha, các dịch vụ digital banking đã được nâng cao nhưng khách hàng và môi trường pháp lý lại không kịp thích ứng. Ở Đông Âu, đặc biệt là ở Ba Lan và Cộng hoà Séc, một số ngân hàng đang tích cực thúc đẩy digital banking và đang có tiến trình phát triển tốt nhưng nhìn chung vẫn đang diễn ra trên quy mô nhỏ. Đặc biệt, tại Nga, các ngân hàng không nhiệt tình lắm vào digital banking và chỉ tập trung chủ yếu vào việc củng cố và hợp lý hoá nền tảng ngân hàng hiện tại. 602
- Các ngân hàng ở Tây Âu như Đức, Pháp, Thụy Sĩ hay Áo lại rất ít sẵn sàng cho digital banking. Mặc dù có nhận biết về những lựa chọn kỹ thuật số nhưng các ngân hàng vẫn nhận định mạng lưới chi nhánh là quan trọng bởi vì dân số già và họ ưa thích ngân hàng truyền thống hơn. Các nước Bắc Mỹ cũng đã tiếp cận digital banking nhưng vẫn còn dè dặt ở lĩnh vực mobile banking và các khoản thanh toán. Các quốc gia ở Nam châu Âu và Trung Đông cũng đang trong quá trình khám phá digital banking với những đầu tư mạnh mẽ về hệ thống CRM và các dịch vụ giá trị gia tăng. Tuy nhiên, ở các nước này, môi trường pháp lý lại ít sẵn sàng và còn chịu ảnh hưởng lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính nên người dân còn ít tin tưởng vào hệ thống ngân hàng. 5. Digital banking ở châu Á Người tiêu dùng châu Á đang ngày càng hướng tới digital banking. Nghiên cứu mới nhất của McKinsey (2014) đã cho thấy, từ năm 2011, digital banking đã tăng vọt trên toàn châu Á. Người tiêu dùng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng thông qua máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng… thường xuyên hơn là tới các chi nhánh, phòng giao dịch hay gọi tới đường dây nóng của ngân hàng. Nghiên cứu cho thấy, hơn 700 triệu người tiêu dùng sử dụng digital banking thường xuyên ở châu Á. Trong đó, tỷ lệ người dùng digital banking cao nhất là ở Hàn Quốc, chiếm 96%. Ngay cả ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 44% số người trả lời cho rằng, họ thường xuyên sử dụng digital banking (Hình 4) Hình 4. Mức độ phổ biến digital banking tại châu Á Nguồn: McKinsey Asia Personal Financial Services Survey, 2014 Cũng theo nghiên cứu này, McKinsey phát hiện thấy các nước đang phát triển trong đó có Việt nam, mức độ xâm nhập của digital banking tăng lên 33% ở năm 2014 (hình 5). Đây được nhận định là có tiềm năng rất lớn với dân số trẻ, sự xâm nhập của di động/điện thoại thông minh cao với cơ chế thuận lợi cho việc phát triển digital banking. 603
- Hình 5. Mức độ sử dụng các kênh digital banking tại châu Á Nguồn: McKinsey Asia Personal Financial Services Survey, 2014 Cũng theo nghiên cứu của McKinsey (2014), số lượng khách hàng digital banking ở các nước ASEAN và Úc dự kiến sẽ tăng từ 60 triệu người năm 2012 lên 150 triệu người vào năm 2020. Như vậy, ở Châu Á nói chung, khách hàng digital banking cũng dự kiến tăng từ 670 triệu người năm 2012 lên gấp ba khoảng 1,7 tỷ người vào năm 2020 (hình 6). Điều này cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn của digital banking. Bởi vì cũng theo nghiên cứu này, khoảng 40% khách hàng ở châu Á thích các dịch vụ online và mobile banking Hình 6. Khách hàng digital banking tiềm năng ở Châu Á đến năm 2020 Ghi chú: 1. Các nước ASEAN chỉ bao gồm: Indonesia,Malaysia, Singapore,Philippines và Vietnam 2. China, Hong Kong and Taiwan Nguồn: digital banking in Asia (2014) 604
- 6. Kết luận Digital banking là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới với nhiều lợi ích cho cả khách hàng sử dụng và cả ngân hàng thương mại. Tiềm năng để phát triển digital banking trên thế giới còn rất rộng và nhiều triển vọng và ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã và đang áp dụng các loại hình digital banking. Nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã xác định việc phát triển digital banking là một trong các mục tiêu chiến lược mà ngân hàng cần hướng đến. Tuy nhiên, nếu không đặt digital banking là một trọng tâm ưu tiên phát triển thì các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể tiếp tục bị tụt hậu trong khai thác sản phẩm digital banking do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Phát triển digital banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải được nhìn nhận là một danh mục phải đầu tư chứ không còn là một lựa chọn khi mà xu hướng phát triển của digital banking đã rõ. Tài liệu tham khảo 1. Byl CameronDigital Practice Lead, Carlisle & Gallagher Consulting Group. 1. Caroline Moeckel, 2013, Defining digital banking, website: http://www.carolinemoeckel.com/defining-digital-banking/. 2. Jim Marous (2015) http://thefinancialbrand.com/50258/2015-digital-banking- outlook-trends/. 2. Manyika, J., et al.,(2013) Big data: The next frontier for innovation, competition, and productivity. 3. McKinsey’s Asia Personal Financial Services Survey, September 2014. 4. McKinsey Global, 2013. 5. Standey Epstein, 2015, Understanding digital banking. Website: http://www.finextra.com/blogs/fullblog.aspx?blogid=10390. 605
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn