Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của Escherichia coli phân lập trong thực phẩm được kiểm nghiệm tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát tình hình nhiễm E.coli trong thực phẩm do khách hàng gửi tới kiểm nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM; khảo sát khả năng kháng kháng sinh của các chủng E.coli phân lập được từ các mẫu thực phẩm do khách hàng gửi tới kiểm nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của Escherichia coli phân lập trong thực phẩm được kiểm nghiệm tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐỘ NHIỄM KHUẨN VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ESCHERICHIA COLI PHÂN LẬP TRONG THỰC PHẨM ĐƯỢC KIỂM NGHIỆM TẠI VIỆN PASTEUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : TS. BS Cao Hữu Nghĩa Sinh viên thực hiện : Huỳnh Lê Trung MSSV: 1211100222 Lớp: 12DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM – MÔI TRƯỜNG ---------------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐỘ NHIỄM KHUẨN VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ESCHERICHIA COLI PHÂN LẬP TRONG THỰC PHẨM ĐƯỢC KIỂM NGHIỆM TẠI VIỆN PASTEUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn: TS. BS. CAO HỮU NGHĨA Họ và tên sinh viên: HUỲNH LÊ TRUNG Mã số sinh viên: 1211100222 Lớp: 12DSH01 Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM – MÔI TRƯỜNG ---------------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐỘ NHIỄM KHUẨN VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ESCHERICHIA COLI PHÂN LẬP TRONG THỰC PHẨM ĐƯỢC KIỂM NGHIỆM TẠI VIỆN PASTEUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn: TS. BS. CAO HỮU NGHĨA Họ và tên sinh viên: HUỲNH LÊ TRUNG Mã số sinh viên: 1211100222 Lớp: 12DSH01 Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2016
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM – MÔI TRƯỜNG PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài HUỲNH LÊ TRUNG MSSV: 1211100222 Lớp: 12DSH01 Ngành: Công nghệ sinh học 2. Tên đề tài: Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của Escherichia coli phân lập trong thực phẩm được kiểm nghiệm tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Các dữ liệu ban đầu: Các mẫu thực phẩm được khách hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác đem đến Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để kiểm nghiệm. 4. Các yêu cầu chủ yếu: - Xác định tỷ lệ nhiễm E.coli trong các mẫu thực phẩm. - Khảo sát khả năng kháng kháng sinh của các chủng E.coli phân lập được. - So sánh tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ kháng kháng sinh của E.coli với các nghiên cứu trước đó. 5. Kết quả tối thiểu phải có: - Tỷ lệ nhiễm E.coli trong các mẫu thực phẩm. - Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E.coli phân lập được. - Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ kháng kháng sinh của E.coli so với các nghiên cứu trước đó. Ngày giao đề tài: 27/01/2016 Ngày nộp báo cáo: 15/07/2016 TP. HCM, ngày … tháng … năm … Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong đồ án tốt nghiệp này có được để bàn luận là trung thực, không sao chép đồ án, khoá luận tốt nghiệp khác dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời can đoan của mình. Tác giả đồ án Huỳnh Lê Trung
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung LỜI CẢM ƠN Đồ án tốt nghiệp được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình, quý báu từ các Thầy cô, Anh chị tại Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến: TS. BS. Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa Xét nghiệm Sinh Học lâm Sàng, Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp. Quý Thầy, Cô giảng viên Khoa Công Nghệ Sinh Học - Thực Phẩm - Môi Trường, Trường Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường. ThS. Nguyễn Thị Nguyệt và ThS. Vũ Lê Ngọc Lan, khoa Xét nghiệm Sinh học lâm sàng, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này. Các Cô, các Anh Chị phòng vi sinh Nước – Thực phẩm và phòng vi sinh Bệnh Phẩm, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Các bạn lớp 12DSH01 và 12DSH02 đã giúp đỡ, động viên tôi. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã luôn nuôi dạy, yêu thương, động viên và chỗ dựa vững chắc cho tôi. Tác giả đồ án Huỳnh Lê Trung
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi trường BYT Bộ Y tế CFU Colony Forming Unit DNA Axit Deoxyribo Nucleic E.coli Escherichia coli EHEC Enterohaemorrgenic E.coli EMB Eosin Methylene Blue Agar EPEC Enteropathogenic E.coli ETEC Enterotoxingenic E.coli I Intermediate: Trung gian ISO International Organization for Standardization KIA Kligler Iron Agar LB Luria Broth MH Mueller Hinton MR Methyl Red Broth pH Độ pH QCVN Quy Chuẩn Việt Nam R Resistant: Kháng RNA Ribonucleic acid S Susceptible: Nhạy cảm SP Sản phẩm STEC Shiga toxin-producing E.coli TBX Tryptone Bile Agar with X-Glucuronide TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TLS Trypose Lauryl Sulfate TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSA Tryptic Soya agar
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung Chữ viết tắt Diễn giải VP Voges-Proskauer VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VTEC Verocytotoxigenic E.coli WHO World Health Organization
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ...................................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ - QUY TRÌNH ..................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát.....................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................2 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN ....................................................................................3 1.1. Các khái niệm về an toàn thực phẩm ........................................................3 1.2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ......................................................3 1.2.1. Ngộ độc thực phẩm do ô nhiễm các chất hoá học .............................3 1.2.2. Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc ................................4 1.2.3. Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị biến chất, thức ăn ôi thiu .................4 1.2.4. Ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật ................4 1.3. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.........................................................5 1.4. An toàn thực phẩm đối với sức khoẻ và kinh tế xã hội ............................6 1.4.1. An toàn thực phẩm đối với sức khoẻ ..................................................6 1.4.2. An toàn thực phẩm đối với kinh tế – xã hội .......................................7 i
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung 1.5. Thực trạng nhiễm E.coli trong thực phẩm trên thế giới và Việt Nam .....7 1.5.1. Tình hình nhiễm khuẩn E.coli trên thế giới .......................................7 1.5.2. Tình hình nhiễm khuẩn E.coli ở Việt Nam .........................................8 1.6. Mức độ kháng kháng sinh trên thế giới và ở Việt Nam ...........................9 1.6.1. Mức độ kháng kháng sinh của E.coli trên thế giới ............................9 1.6.2. Mức độ kháng kháng sinh của E.coli ở Việt Nam .............................9 1.7. Tổng quan về Escherichia coli ...............................................................10 1.7.1. Đặc tính sinh lý.................................................................................10 1.7.2. Đặc tính sinh hoá .............................................................................10 1.7.3. Định danh E.coli...............................................................................11 1.7.4. Đặc tính gây bệnh.............................................................................15 1.8. Tổng quan về kháng sinh ........................................................................17 1.8.1. Khái niệm..........................................................................................17 1.8.2. Phân loại...........................................................................................18 1.8.3. Cơ chế tác động ................................................................................21 1.9. Sự đề kháng kháng sinh ..........................................................................25 1.9.1. Hình thức đề kháng kháng sinh........................................................25 1.9.2. Cơ chế đề kháng kháng sinh ............................................................26 1.9.3. Một số biện pháp hạn chế nguy cơ kháng kháng sinh .....................28 CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................29 2.1. Đối tượng – Địa điểm – Thời gian nghiên cứu.......................................29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................29 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................29 ii
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung 2.1.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................29 2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................29 2.2.1. Cỡ mẫu..............................................................................................29 2.2.2. Đánh giá kết quả ..............................................................................29 2.2.3. Dụng cụ – Thiết bị – Môi trường – Hoá chất ..................................30 2.2.4. Các loại kháng sinh dùng để khảo sát .............................................31 2.2.5. Tiến trình nghiên cứu .......................................................................33 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................40 3.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli trong thực phẩm ............................................40 3.1.1. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong thực phẩm .................................................40 3.1.2. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong các nhóm thực phẩm ................................41 3.1.3. Tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli trong các nhóm thực phẩm .....................43 3.2. Khảo sát mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli ........................50 3.2.1. Tỷ lệ kháng kháng sinh của E.coli trong thực phẩm .......................50 3.2.2. Tỷ lệ kháng kháng sinh của E.coli đối với nhóm thịt và các sản phẩm từ thịt .....................................................................................................52 3.2.3. Tỷ lệ kháng kháng sinh của E.coli đối với nhóm rau và các sản phẩm rau 53 3.2.4. Tỷ lệ kháng kháng sinh của E.coli đối với nhóm cá, thuỷ hải sản và các sản phẩm từ thuỷ sản .........................................................................................55 3.2.5. So sánh mức độ kháng của E.coli với một số nghiên cứu trước đây ....56 3.3. Khảo sát mức độ đa kháng của các chủng E.coli phân lập được ...........57 3.3.1. Mức độ đa kháng của E.coli trong thực phẩm ....................................57 CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................59 iii
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung 4.1. Kết luận ...................................................................................................59 3.3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli trong các mẫu thực phẩm .......................59 3.3.3. Mức độ kháng kháng sinh của E.coli ...............................................60 4.2. Kiến nghị .................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................61 PHỤ LỤC .................................................................................................................65 iv
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Lớp, phụ lớp và kháng sinh nhóm β-lactams ............................................18 Bảng 1.2. Lớp, phụ lớp và kháng sinh nhóm Non β-lactams ....................................19 Bảng 2.3. Các loại kháng sinh dùng để khảo sát .......................................................32 Bảng43.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli trong thực phẩm..........................................40 Bảng53.2. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli theo nhóm thực phẩm .................................41 Bảng63.3. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong nhóm thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt. ....43 Bảng73.4. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong nhóm cá, thuỷ hải sản và các sản phẩm từ thuỷ sản ...............................................................................................................................45 Bảng83.5. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong nhóm ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc. ........47 Bảng93.6. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong nhóm rau và các sản phẩm rau.........................48 Bảng103.7. Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E.coli trong thực phẩm ...........51 Bảng113.8. Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E.coli đối với nhóm thịt và các sản phẩm từ thịt ..........................................................................................................52 Bảng123.9. Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E.coli đối rau và các sản phẩm rau ...............................................................................................................................54 Bảng133.10. Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E.coli đối cá, thuỷ sản và sản phẩm từ thuỷ sản ........................................................................................................55 Bảng143.11. So sánh tỷ lệ kháng Ampicillin của E.coli với một số nghiên cứu trước đây .....................................................................................................................56 Bảng153.10. Tỷ lệ đa kháng kháng sinh của E.coli phân lập được ..........................57 Bảng164.4. Kết quả vòng vô khuẩn ghi nhận được khi tiến hành kháng sinh đồ với 35 chủng E.coli ...........................................................................................................73 Bảng174.5. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ...........................................................82 Bảng184.6. QCVN số 8-3/2011/QĐ-BYT ................................................................82 v
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ13.1. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong thực phẩm.....................................................40 Biểu đồ23.2. Tỷ lệ nhiễm của E.coli trong các nhóm thực phẩm .............................42 Biểu đồ33.3. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong nhóm thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt. 43 Biểu đồ43.4. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong nhóm cá, thuỷ hải sản và các sản phẩm từ thuỷ sản. ......................................................................................................................45 Biểu đồ53.5. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong nhóm ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc. ....47 Biểu đồ63.6. Tỷ lệ nhiễm E.coli trong nhóm rau và các sản phẩm rau. ...................49 Biểu đồ73.7. Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E.coli trong thực phẩm ..........51 Biểu đồ83.8. Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E.coli đối với nhóm thịt và các sản phẩm từ thịt ..........................................................................................................53 Biểu đồ93.9. Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E.coli đối với nhóm rau và các sản phẩm rau ...............................................................................................................54 Biểu đồ103.10. Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E.coli đối với nhóm cá, thuỷ sản và sản phẩm từ thuỷ sản. ......................................................................................55 vi
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung DANH MỤC CÁC HÌNH Hình11.1. Vị trí tác động của kháng sinh ..................................................................21 Hình21.2. Sự ức chế tổng hợp protein ở tế bào vi khuẩn của kháng sinh.................24 Hình31.3. Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ...............................................26 Hình44.1. Phản ứng IMViC dương tính của E.coli ...................................................69 Hình54.2. Khuẩn lạc đặc trưng tím ánh kim của E.coli trên môi trường EMB ........69 Hình64.3. Khuẩn lạc đặc trưng tím ánh kim của E.coli trên môi trường EMB ........70 Hình74.4. Khuẩn lạc đặc trưng của E.coli trên môi trường BCP ..............................70 Hình84.5. Một vài hình ảnh thể hiện khả năng kháng kháng sinh của E.coli trên môi trường MH ..................................................................................................................71 DANH MỤC SƠ ĐỒ - QUY TRÌNH • Sơ đồ1phân lập E.coli ............................................................................................33 • Quy trình1kháng sinh đồ........................................................................................37 vii
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm ngày càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi sự liên quan trực tiếp của nó đến sức khỏe và tính mạng con người. Nó ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển nòi giống, cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế [12], [20]. Cùng với xu hướng phát triển của xã hội và toàn cầu hóa, bệnh truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm đang đứng trước nhiều thách thức mới, diễn biến mới về cả tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng [23]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm [33]. Các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) có xu hướng ngày càng tăng. Nước Mỹ mỗi năm vẫn có 76 triệu ca NĐTP với 325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết [21]. Ở các nước phát triển khác như EU, Hà Lan, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc... có hàng ngàn trường hợp người bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm và phải chi phí hàng tỉ USD cho việc ngăn chặn nhiễm độc thực phẩm [19], [34]. Tại các nước đang phát triển, tình trạng ngộ độc thực phẩm lại càng trầm trọng hơn nhiều. Năm 1998, khoảng 1,8 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm độc thực phẩm (tiêu chảy), và đến bây giờ con số đó là hơn 2,2 triệu người tử vong hàng năm, trong đó cũng hầu hết là trẻ em [16], [18]. Tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm chiếm 1/3 đến 1/2 tổng số trường hợp tử vong [31]. Ở khu vực châu Phi (2004) có khoảng 800.000 trẻ em tử vong do tiêu chảy [17]. Ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, trung bình mỗi năm có 1 triệu trường hợp bị tiêu chảy. Riêng trong năm 2003, có 956.313 trường hợp tiêu chảy cấp, 23.113 ca bị bệnh lỵ, 126.185 ca ngộ độc thực phẩm. Trong 9 tháng đầu năm 2007, ở Malaysia, đã có 11.226 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 67% là học sinh, tăng 100% so với cùng kỳ năm trước. Tại Ấn Độ 400 ngàn trẻ em bị tử vong do tiêu chảy mỗi năm [22],[36]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong khoảng 2,5 triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy hàng năm trên thế giới, có 8% bị tử vong . Năm 2014, có khoảng 1.100 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy [40]. 1
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung Escherichia coli là một trong những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp và điều đáng chú ý nhất là sự gia tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn này. Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli đã được báo cáo nhiều ở các nước phát triển và cả những nước đang phát triển [30]. Tại Việt Nam, theo số liệu giám sát trong năm 2012 tại bệnh viện nhiệt đới trung ương tỉ lệ kháng Ampicilin của E.coli lên tới 81,4%; kháng Amoxicillin/Clavunanic và Ampicillin/Sulbactam khoảng 40%. Các kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ ba cũng bị kháng đến gần một nửa và nhóm Fluoro- quinolon cũng bị kháng khoảng 45% [2]. Qua các kết quả khảo sát của các tác giả trong nước và trên thế giới cho thấy: tình hình ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn E.coli và khả năng kháng sinh của các loài vi khuẩn này ngày càng tăng. Xuất phát từ tình hình trên, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của Escherichia coli phân lập trong thực phẩm được kiểm nghiệm tại Viện Pasteur TP. HCM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát - Khảo sát tình hình nhiễm E.coli trong thực phẩm do khách hàng gửi tới kiểm nghiệm tại Viện Pasteur TP. HCM. - Khảo sát khả năng kháng kháng sinh của các chủng E.coli phân lập được từ các mẫu thực phẩm do khách hàng gửi tới kiểm nghiệm tại Viện Pasteur TP. HCM. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli trong các mẫu thực phẩm. - Đánh giá mức độ kháng các loại kháng sinh của vi khuẩn E.coli trong thực phẩm. - So sánh tính đề kháng kháng sinh của E.coli với các nghiên cứu đã thực hiện trước đây. 2
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1. Các khái niệm về an toàn thực phẩm Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. [15] An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người [15]. Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm [15]. Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm [15]. Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người [15]. Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh [15]. Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng triệu chứng dạ dày – ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc [1]. 1.2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân rất đa dạng và biểu hiện cũng rất phức tạp. Tuy nhiên các nhà khoa học phân chia ngộ độc ra 4 nhóm nguyên nhân chính sau: [1]. 1.2.1. Ngộ độc thực phẩm do ô nhiễm các chất hoá học Do ô nhiễm các kim loại nặng: thường gặp do ăn các thức ăn đóng hộp hay ăn thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại nặng. Các kim loại thường gây ô nhiễm như: Chì, Đồng, Asen, Thuỷ ngân, Cadimi... 3
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung Do thuốc bảo vệ thực vật: thường là các loại thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ động vật ăn hại, thuốc diệt mối, mọt. Nguyên nhân thường do ăn rau xanh, hoa quả...có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Do các loại thuốc thú y: thường gặp là các loại thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh dùng để điều trị bệnh cho vật nuôi. Do các loại phụ gia thực phẩm: thường gặp là các loại thuốc dùng bảo quản thực phẩm (cá, thịt, rau, quả...), các loại phẩm màu độc đùng trong chế biến thực phẩm. Do các chất phóng xạ. 1.2.2. Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc Bản thân chất độc có sẵn trong thực phẩm nên khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa sẵn các chất độc này rất có thể bị ngộ độc. Động vật độc: Thường do ăn phải các loại nhuyễn thể, cá nóc độc, gan cóc, mật cá trắm... Thực vật độc: Nấm độc, khoai tây mọc mầm, sắn, một số loại đậu quả, lá ngón... 1.2.3. Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị biến chất, thức ăn ôi thiu Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường sinh ra các chất độc như: các chất amoniac, hợp chất amin sinh ra trong thức ăn nhiều đạm (thịt, cá, trứng...) hay các peroxit có trong dầu mỡ để lâu hoặc rán đi rán lại nhiều lần, là các chất độc hại trong cơ thể. Các chất độc này thường không bị phá huỷ hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi. 1.2.4. Ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn: đây là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nhiều và phổ biến nhất. Thường gặp do vi khuẩn gây bệnh thương hàn (Salmonella), vi khuẩn gây bệnh lỵ (Shigella), vi khuẩn gây tiêu chảy ở trẻ em (E.coli) hoặc nhiễm các độc tố của vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus), vi khuẩn gây bệnh tả (V. cholerae). 4
- Đồ án tốt nghiệp SV: Huỳnh Lê Trung Do virut: thường gặp do các loại virus gây viêm gan A (Hepatitis virus A), virus gây bệnh bại liệt (Polio Picornavirus), virus gây tiêu chảy (Rota virus). Do kí sinh trùng: Sán lá gan, sán bò, ấu trùng sán lợn, các loại đơn bào (Amip, trùng lông...), các loại giun và ấu trùng giun. Do nấm mốc và nấm men: Thường gặp do loài Aspergillus, Penicillium, Fusarium, Candida... Nguy hiểm hơn là một số loài nấm Aspergillus có khả năng sinh độc tố như Aflatoxin gây ung thư. 1.3. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm Buồn nôn và nôn: xuất hiện sớm nhất trong ngộ độc thực phẩm, là phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ độc chất. Bệnh nhân thường nôn ra hết thức ăn trong dạ dày, sau nôn ra cả dịch mật hoặc nôn khan. Đau bụng cũng là triệu chứng xuất hiện sớm, vị trí đau thường ở trên rốn hoặc quanh rốn, mức độ đau bụng từ nhẹ, âm ỉ đến đau dữ dội, toát mồ hôi, mặt tái mét. Tiêu chảy phân lỏng thường xuất hiện muộn hơn với đặc điểm: đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, thể ngộ độc nặng, bệnh nhân đi ngoài không tự chủ, phân tự chảy. Màu sắc phân thường màu vàng, mùi tanh nếu tác nhân gây bệnh là virus, độc tố, hóa chất… nếu do vi khuẩn hay amip thì có màu nâu, nhầy có máu, mùi khẳn. Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không hề có triệu chứng tiêu chảy phân lỏng do khi bệnh nhân nôn đã thải trừ hết tác nhân gây ngộ độc. Dấu hiệu mất nước: tùy theo mức độ nôn và tiêu chảy phân lỏng mà bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau, nếu nhẹ thì thấy khát nước, môi miệng khô, chân tay lạnh, tiểu tiện ít, nặng thì có triệu chứng hoa mắt chóng mặt, mệt lã, da nhăn nheo mất đàn hồi, mắt trũng, vô niệu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc mạch và huyết áp không đo được. Bệnh nhân bị mất nước nặng có thể vào sốc mất nước rồi tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Có thể xuất hiện dấu hiệu tê bì, chuột rút một hoặc nhiều cơ, giảm trương lực cơ, chướng bụng do sự thiếu hụt của các chất điện giải như Kali, Canxi bị mất ra ngoài theo phân. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát quy trình công nghệ chế biến chả giò từ góc độ HACCP tại công ty Vissan
152 p | 467 | 128
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất há cảo tại công ty Vissan
123 p | 464 | 109
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát hệ thống phanh xe Hyundai Ben hai cầu dẫn hướng - HD370
95 p | 292 | 81
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát căn tin trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dưới góc độ an toàn thực phẩm
92 p | 356 | 52
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong nuôi cấy mô sẹo cây kim ngân - Nguyễn Thị Thu Thảo
80 p | 239 | 51
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát quy trình chỉ tiêu hóa lý vi sinh và cảm quan của bia
68 p | 166 | 44
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát ảnh hưởng việc sử dụng kháng sinh trong bảo quản thủy sản
72 p | 165 | 41
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát điều kiện trồng nấm Hoàng Kim (Pleurotus citrinopileatus) trên giá thể vỏ mía
73 p | 54 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
69 p | 56 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát tạo sản phẩm Hành tăm ngâm chua
104 p | 55 | 11
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng dụng xử lý nước thải chế biến thủy sản
128 p | 40 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ Tây Nguyên (điều kiện khảo sát t = 30°C)
121 p | 61 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm GPC8TM đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng
77 p | 51 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát khả năng ứng dụng dịch nuôi cấy vi khuẩn Lactobacillus sp. L5 vào bảo quản và xử lí hạt bắp
123 p | 49 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát một số đặc tính của vi khuẩn Bacillus N6.1 đối kháng Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra
70 p | 58 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát điều kiện lên men nhằm nâng cao chất lượng rượu trái điều
64 p | 53 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát cấu tạo xe Toyota Vios 2010
213 p | 12 | 5
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát cấu tạo xe Toyota Corolla Altis 2010
843 p | 19 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn